Cõi Chết Không Buồn

Xin thưa ngay cùng các bạn, tôi là một người đàn ông có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, từ lúc thiếu thời cho đến khi kể cho các bạn nghe câu tự chuyện có vẻ huyền bí này.
Nhưng thực sự, tất cả đã xảy ra mà diễn tiến đúng như những gì tôi sắp kể, không hề có ý bớt, đặt điều.
Các bạn tin hay không tin, cũng không phải là điều thật sự cần thiết, vì ý của tôi là chỉ muốn được có cơ hội nói ra tất cả những cảm giác khác thường của một người đã chết đi sống lại trong một khoảng thời gian khá dài ngay tại xứ sở được tiếng là văn minh tiến bộ nhất này, mà đối với lý luận khoa học, chưa bao giờ có sự thừa nhận chính thức, cho dù chính mắt họ là những người đã có mặt bên cạnh tôi từ khi tôi được đưa vào bệnh viện cho đến khi tôi được các bác sĩ khám nghiệm chứng nhận đã sống lại và đã trở về sinh hoạt như bao nhiêu người bình thường...

Thiền Sư và Bậc Vương Giả

...Ở Việt Nam ta vào thời Lý-Trần, các nhà vua đến thăm các vị thiền sư thường lấy tư cách của một người đệ tử, lại còn tâm đắc hơn là, trong lúc đàm thoại, các vị thiền sư của ta thường gửi gắm “thiền ý” rất văn hoa và thi vị. Và nếu đức vua là bậc căn cơ thượng trí, có khả năng vén lớp sương mù ngôn ngữ khái niệm, ông ta sẽ “tao ngộ” được cái “chân diện mục” của mình đã từ ngàn xưa lưu lạc.
Bây giờ, chúng ta hãy “trước đèn lần giở cảo thơm”, đọc lại cuộc đàm đạo giữa Thiền sư Thiền Lão và vua Lý Thái Tông thử xem.

Đời

Bệnh liên quan đến căng thẳng

Mọi người phải hiểu sự vận hành của thân thể mình. Nếu bạn cố gắng làm cái gì đó nhiều hơn mức thân thể có thể chịu đựng, thế thì sớm hay muộn bạn sẽ bị ốm. Có giới hạn nào đó bạn có thể cố gắng chống lại thân thể, nhưng điều đó không diễn ra mãi được. Bạn có thể làm việc quá vất vả. Điều đó có thể trông không quá vất vả cho người khác, nhưng đấy không phải là vấn đề. Thân thể bạn không thể chịu đựng được đến thế; nó phải nghỉ. Và kết quả toàn bộ sẽ là như nhau.

BẾN TẦM XUÂN

Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng – như thiền sư Mãn Giác (1090) chẳng hạn – huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước và kêu lên hồn nhiên:

“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!”
Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết,
Hôm qua sân trước, một cành mai.


Chết là một Món quà, là một Đạo sư

Chết là cái chắc chắn sẽ đến với mỗi chúng ta, nhưng khi nó đến vẫn mang cho chúng ta một nỗi bàng hoàng, một sự đau buồn to lớn... nhưng dù thế nào đi nữa nó cũng là một sự cảnh tỉnh chúng ta rằng mạng sống con người thật ngắn ngủi, không thể đoán trước được và thật mỏng manh.
Không ai trên cõi đời này mà không có một ngày phải chết, vì vậy khi sống hãy làm lợi ích cho người khác và hãy tạo sự thanh bình cho thế giới xung quanh. Chết là tiếng gọi chung từ tử thần, là một định nghiệp chung và là mẫu số chung cho tất cả chúng ta. Nó nhắc chúng ta về bản chất phù du của mạng sống ngắn ngủi, nó bắt chúng ta phải suy nghĩ lại về con người chúng ta và nó cũng khuyên chúng ta rằng hãy sống có ý nghĩa hơn, đừng lãng phí thời gian theo những theo đuổi tầm thường, theo những hành động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng, những bảo thủ ngu dốt, những sở hữu vật chất tầm thường... vì những cái này kết cuộc chỉ gây đau khổ cho chúng ta.

Luân hồi vay trả

Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, Ngài xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy!

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP- Huỳnh Ngọc Chiến


Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật giáo.
Không cần đến cảnh giới hoành tráng được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm hay tư tưởng siêu việt được diễn đạt trong kinh Đại Bát Nhã, vốn là những thứ có thể làm cho những kẻ sơ cơ như chúng ta khiếp hãi, mà ngay những câu kệ đơn giản mộc mạc trong kinh Pháp Cú hay kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác cũng khiến chúng ta cảm nhận được chiều sâu thăm thẳm, khi chúng ta đọc những trang kinh đó bằng những suy niệm chân thành.Trong phần cuối của bài kệ thứ ba trong kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy rằng, bậc Bồ tát cần phải: 

Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”. (Thường nghĩ đến việc biết đủ, yên trong cảnh nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy việc đạt đến tuệ giác làm sự nghiệp đích thực của mình).

Bố thí & cúng dường


Công nương Sirindhorn (Hoàng gia Thái Lan) chuẩn bị lễ phẩm cúng Phật

... Người cúng dường và bố thí phải căn cứ trên 5 phước để biết chúng ta đúng hay sai. 
Trước nhất, cúng dường và bố thí phải có 3 giai đoạn, giai đoạn trước, giai đoạn giữa và giai đoạn sau. 
Trước khi bố thí, cúng dường, chúng ta khởi tâm gì. 
Trong khi hành bố thí và sau khi bố thí, chúng ta khởi tâm thế nào là biết nghiệp sanh hay phước sanh.
Cúng dường là việc tốt, nhưng chúng ta không đủ phước, nên không cúng được cho Phật, Bồ tát, Hiền Thánh tăng. Muốn cúng dường là tốt, nhưng khi làm lại khác.

Chuyển Hoá

Lật nhanh xấp thư bé Thủy vừa đem vào, thấy có một bao thư màu xanh, Thu biết ngay là thư gởi từ Việt nam, nàng lắc đầu ngao ngán: "Hờ! Lại thêm một cái hụi chết nữa!" Thu không thèm nhìn đến vì biết chắc là của gia đình chồng. Xem xong hết những thư từ, bills, báo quảng cáo, những cuốn catalog của Macy, Neiman Macus, ... Thu mở nhạc lên nghe, nằm chờ chồng về để đi ăn tiệm. Dạo này Sang cứ lo làm overtime nên hay về muộn. Thu hết muốn nấu nướng nữa, tội gì mà rúc đầu vào bếp cho mệt, để thì giờ đi shopping cho sướng thân. Sắp có họp mặt thân hữu này, đại hội đoàn thể kia, bốn năm cái đám cưới được mời, mà chưa mua đủ áo quần cho mỗi lần họp mặt. Thu không bao giờ bận lại những chiếc áo dạ hội lần thứ hai.

Tâm niệm đầu năm


New Year's resolution, tạm dịch là tâm niệm đầu năm, là những điều người ta tự hứa với lòng hay người thân sẽ thay đổi cho năm mới, là một tập tục từ lâu đã ăn sâu trong văn hóa của người Mỹ.
Thật vậy, thói quen này thông dụng đến nỗi thậm chí trang web http://www.usa.gov của chính phủ đã dành hẳn một trang để liệt kê danh sách những điều tâm niệm thông dụng nhất, theo thứ tự, gồm: Giảm cân, làm việc từ thiện, bỏ hút thuốc lá, lấy thêm một mảnh bằng, tìm việc làm tốt hơn, để dành tiền, tập thể dục đều đặn, bớt căng thẳng, đi du lịch, giảm dùng credit card, bớt uống rượu v.v...

Thế giới đã bước sang năm mới 2014 - 10 điểm đón giao thừa tuyệt nhất trên thế giới

Thế giới đang dần bước qua thời khắc giao thừa, đón năm mới 2014 dưới bầu trời rực sáng pháo hoa, trong không khí tràn ngập niềm vui và hy vọng.
Nằm ở cực Đông Trái đất, New Zealand là địa điểm được vinh dự đón năm 2014 đầu tiên của thế giới với những màn pháo hoa vô cùng rực rỡ, đẹp mắt.
2 tiếng sau, thành phố Sydney tại Australia cũng trình diễn pháo hoa hoành tráng để chào 2014.

NHỮNG CÕI MÙ TRONG TA.


Khi cưu mang lòng ích kỷ
Là lúc mắt ta mù lòa
Không thấy nhu cầu, quyền lợi
Bao người.. trên dưới, gần xa..

Thiên thu đẹp mãi nụ cười

Mong nhân gian luôn gặp nhau trong nụ cười từ ái đầy tình thương yêu, tỉnh thức của Đức Thế Tôn.


Nếu một ngày Đức Phật xuống thăm thế gian này, tôi cũng như bao Phật tử tất nhiên sẽ tìm mọi cách để được diện kiến Ngài. Rất nhiều người chỉ nghe đi gặp Phật đã hạnh phúc nghẹn ngào. Đến khi gặp được Ngài, chắc chắn sẽ không nói được chi mà chỉ biết sung sướng khóc sướt mướt. Càng nín cho tiếng khóc không làm ồn Thánh chúng, càng nức nở sụt sùi. Tôi nghĩ mọi người sẽ giống tôi, không mong đợi Ngài sẽ nói điều gì thêm nữa, chỉ mong được nhìn Ngài mỉm cười thôi! Vậy là quá đủ! Vậy là quá hạnh phúc rồi.

Giới Thiệu Sách Mới. Đừng lỗi hẹn với thực tại – nguyễn duy nhiên

Trong quyển “Đừng lỗi hẹn với thực tại” tác giả chia sẻ “Chúng ta trở về với hiện tại không phải để đi tìm hạnh phúc, mà là để tiếp xúc lại với những gì đang có mặt.  Vì hễ ta còn tìm kiếm và mong cầu thì ta sẽ không bao giờ gặp.  Tôi nghĩ, chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì ta cố gắng và mong cầu quá đi thôi.  Ta hãy mỉm cười, tự nhiên và ngồi lại đây, để mình không phải lỗi hẹn với giây phút này.”
Trong quyển sách này, tác giả như cùng những người bạn thân quen, chia sẻ với nhau về một vài điều có thể giúp mình tiếp xúc lại với hạnh phúc chân thật.  Quyển sách nhỏ, gần 200 trang, được chia ra làm bốn phần,

THEO BƯỚC LIÊN HOA SINH

Mùa hè năm 2011, tôi may mắn được tham gia một chuyến hành hương đến Ngân Sơn-Tây Tạng. Ngân Sơn (Kailash) là giấc mơ của tôi từ nhiều năm qua. Chuyến hành trình bắt đầu từ Kathmandu, thủ đô Nepal, vượt núi Hy Mã qua biên giới Trung Quốc, đến Tây Tạng. Đoàn đi ngược dòng sông Yarlung Tsangpo từ phía Đông về phía Tây, dọc theo sườn Bắc của dãy Hy Mã Lạp sơn; di chuyển bằng xe trên một độ cao chừng 4.600m, ngày đi đêm nghỉ; sau khi vượt khoảng 900km đường núi, chúng tôi đến Ngân Sơn.

Thấy như thế nào mới thực sự thấy núi là núi, sông là sông

Kính bạch Thầy,
Con là một Phật tử ở phương xa. Có lần, con được nghe thầy giảng trong Pháp Thoại:
“Có một vị thiền sư nói: Trước khi tu, ngài thấy núi sông là núi sông. Khi tu ngài thấy núi sông không phải là núi sông. Sau 30 năm tu, ngài thấy núi sông là núi sông.” (Con không thể lập lại chính xác lời thuyết giảng của Thầy).
Thưa thầy, con hiểu lời dạy này của ngài như sau:
- "Trước khi tu, ngài thấy núi sông là núi sông" nghĩa là trước khi tu ngài không thấy được sự vô thường.
- "Khi tu ngài thấy núi sông không phải là núi sông" nghĩa là ngài đã thấy được sự vô thường.
- "Sau 30 năm tu, ngài thấy núi sông là núi sông" thì con không hiểu ngài muốn nói gì?
Con kính xin Thầy giảng cho con rõ. Con thành kính tri ân thầy.

Cái Mũi

Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm, đầu đuôi đều to như nhau, chẳng khác gì một khúc xúc xích treo lủng lẳng trên mặt.Từ khi còn là sa-di để chỏm cho đến nay hơn 50 tuổi, đã thành cao tăng được chọn vào cung vua giữ việc tu hành mà trong lòng sư lúc nào cũng canh cánh một nỗi khổ tâm vì cái lỗ mũi của mình. Dĩ nhiên, ngoài mặt vẫn cố làm ra vẻ như chẳng có gì lo nghĩ. Nhưng đó chẳng phải vì mình đã là vị sư hết lòng tu hành cho kiếp sau nên lo cho cái lỗ mũi thì hóa ra không hay, mà chính vì rất sợ người ta biết tâm trạng mình cứ lo lắng cho cái lỗ mũi. Có hai nguyên do khiến sư luôn rầu rĩ về cái lỗ mũi.

10 Phụ Nữ Nổi Bật Nhất Thế Giới Năm 2013

WASHINGTON - Các nhân vật của phái yếu giúp chúng ta khôi phục kinh tế, chống chuyên chế, tranh đấu vì công bằng, công lý và quyền giáo dục.
Nhìn chung, họ giúp chúng ta mở mắt để nhận biết bao nhiêu còn lại cần làm.