Pháp học và pháp hành đích thực

Kính thầy, con rất ham học, học từ thầy con biết thấy mình và học từ cuộc sống nhưng các kinh sách về Phật pháp có sức hấp dẫn với con một cách kỳ lạ. Con thỉnh về nhiều mà con đọc khoảng hai phần ba vì trùng lặp và hình như cũng không đúng bệnh của mình nên cũng không đọc hết.
Khi niệm hồng danh của những vị Phật, Bồ Tát trong sách con không hề có ý cố gắng đọc để tăng phước đức hay diệt tội, con chỉ có lòng kính trọng và biết ơn nên sau khi niệm xong con thấy rất nhẹ nhàng và đọc một khoảng kinh mà không thấy mệt. Do gần đây con được biết kinh Hoa Nghiêm được giới thiệu như là vế đối với Kinh Bát Nhã, nên con có khởi lên muốn có sự học hỏi ở bộ kinh này. Con chưa đọc hết nổi vì con hiểu cần phải có sự trải nghiệm sâu sắc ở pháp hành mới thâm nhập được kinh này và không phải muốn đọc là đọc nếu chưa đủ duyên. Tuy đọc phần nào của kinh thôi nhưng con thấy mình có gì đó chuyển biến dù không rõ lắm như pháp hành thầy dạy. Bây giờ con đã tạm dừng đọc để hành nhiều hơn trong cuộc sống.
Pháp gần đây con hành thấy được là khi có một chuyện gì đó xấu hay tốt thì nó như tiếng chuông vậy, ngân lên trong đầu một thời gian và từng đợt nếu mình không thấy ra kịp lúc thì nó cứ vọng trong đầu hoài và nó im rồi thì khi có dịp nó sẽ quay trở lại, đây là nguyên nhân chính mà con thấy gây cho con mất sự có mặt ở hiện tại.
Con xin trình lên thầy về những gì con đang thấy như vậy.
Con cám ơn thầy.


Trả lời:


 Tất cả kinh điển của Phật đều mô tả đời sống của con người nói riêng hoặc chúng sanh nói chung, mà cốt lõi là trở về soi sáng lại đời sống nơi chính mình ngay tại đây và bây giờ để thấy rõ nhận thức và hành vi nào đưa đến phiền não khổ đau, nhận thức và hành vi nào chấm dứt phiền não khổ đau. Đó mới chính là pháp học và pháp hành đích thực. Nếu con nghiên cứu kinh điển qua lý trí thì biến Phật Pháp thành triết học, qua tình cảm thì biến Phật Pháp thành tín ngưỡng, như thế chỉ ngày càng xa Phật Pháp, và đó cũng là lý do đưa đến mạt pháp.


 Nguồn: http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=faq


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét