Hiệu ứng cánh bướm: 1 cái vỗ nhẹ cũng có thể thành bão

Điều kỳ diệu luôn xảy ra quanh ta, có những thứ khiến bạn phải ngạc nhiên, tò mò, thích thú hay sợ hãi và tất cả chúng chính là thiên nhiên, Bạn đã bao giờ nghe nói tới hiệu ứng bươm bướm chưa?

 Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia lí thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước hiệp hội phát triển Khoa học Hoa Kì một bài nói chuyện có tựa đề “ Tính dự đoán được: Liệu con bươm bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra con lốc ở Texas hay không?”. Trong rừng rậm nhiệt đới phía lưu vực sông Amazon (Châu Mĩ), bươm bướm thi thoảng đập cánh vài cái, hai tuần sau đó có thể sẽ xảy ra một vòi rồng khổng lồ ở bang Texas, Hoa Kì.

Thật kì diệu, phải không? Một con bươm bướm có thể gây ra vòi rồng thật đúng là một chuyện khó tin? Tuy nhiên nguyên nhân là do: Sự vận động của cánh bướm khiến cho không khí xung quanh có sự thay đổi và sinh ra các luồng khí lưu nhỏ, mà những luồng khí lưu nhỏ này có thể gây ảnh hưởng tương ứng với không khí xung quanh, từ đó gây ra một phản ứng liên hoàn, cuối cùng sẽ khiến cả bầu không khí xảy ra những thay đổi rất lớn.

https://www.ohay.tv/v


Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác.

Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô.

Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect):

“Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó”.

Lý thuyết hỗn độn đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì người ta khám phá ra rằng có rất nhiều hệ phức tạp trong tự nhiên và xã hội chịu sự tác động của “hiệu ứng con bướm”: Từ cơ học thiên thể cho tới các chương trình computers, vấn đề dự báo thời tiết, vấn đề môi trường toàn cầu, hệ thống mạch điện, hiện tượng bùng nổ dịch bệnh, bùng nổ dân số, khủng hoảng kinh tế, vấn đề hoạch định chính sách, v.v.

Tuy phải đợi tới những năm 1960 thì hiện tượng hỗn độn mới được nghiên cứu thành những lý thuyết hệ thống, nhưng thực ra nó đã được khám phá lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học lừng danh Henri Poincaré – người được gọi là “Mozart của toán học” và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét