Hiến dâng và Tôn sùng - Krishnamurti

‘Hiến dâng không là một phương cách tiếp cận Thượng đế, hay sao? Hy sinh của hiến dâng không là sự tinh lọc của quả tim, hay sao? Hiến dâng không là bộ phận cốt lõi thuộc sống của chúng ta, hay sao?’
Bạn có ý gì qua từ ngữ hiến dâng?
‘Tình yêu cái tối thượng; dâng một bông hoa trước một hình ảnh, biểu tượng của Thượng đế. Hiến dâng là sự thẩm thấu trọn vẹn, nó là một tình yêu mà xua đuổi tình yêu xác thịt.

Tôi đã ngồi, mỗi lần nhiều tiếng đồng hồ, hoàn toàn mất hút trong tình yêu Thượng đế. Trong trạng thái đó tôi không là gì cả và tôi không biết gì cả. Trong trạng thái đó tất cả sống là một hiệp thông, người quét đường và ông vua là một. Nó là một trạng thái lạ thường. Chắc chắn ông phải biết nó.’
Liệu hiến dâng là tình yêu? Nó là cái gì đó tách khỏi sự hiện diện hàng ngày của chúng ta? Liệu nó là một hành động của hy sinh khi hiến dâng cho một vật, cho hiểu biết, cho phục vụ, hay cho hành động? Liệu nó là hy sinh mình khi bạn bị mất hút trong sự hiến dâng của bạn? Khi bạn hoàn toàn đồng hóa chính bạn cùng cái vật của sự hiến dâng của bạn, liệu đó là tự từ bỏ. Liệu nó là sự không ích kỷ khi mất hút bạn trong một quyển sách, trong một câu kinh, trong một ý tưởng? Hiến dâng là sự tôn thờ một hình ảnh, một con người, một biểu tượng, hay sao? Liệu sự thật có bất kỳ biểu tượng nào? Liệu có khi nào một biểu tượng có thể đại diện cho sự thật? Biểu tượng là cố định, và liệu có khi nào một vật cố định có thể đại diện cái đang sống? Bức ảnh của bạn là bạn à?
Chúng ta hãy thấy chúng ta có ý gì qua từ ngữ hiến dâng. Bạn dành ra nhiều tiếng đồng hồ một ngày trong điều gì bạn gọi là tình yêu, suy gẫm về Thượng đế. Liệu đó là hiến dâng? Cái người trao sống của anh ấy cho sự thịnh vượng của xã hội là hiến dâng cho công việc của anh ấy; và vị tướng, công việc của người đó là lập kế hoạch hủy diệt, cũng hiến dâng cho công việc của anh ấy. Đó là hiến dâng? Nếu tôi được phép nói như thế, bạn dành thời gian của bạn bị mê muội bởi hình ảnh hay ý tưởng về Thượng đế, và những người khác cũng làm những sự việc tương tự trong một cách khác. Liệu có một khác biệt căn bản giữa hai người? Liệu hiến dâng là có một mục tiêu?
‘Nhưng sự tôn sùng Thượng đế này nuốt trọn toàn sống của tôi. Tôi không nhận biết bất kỳ thứ gì ngoại trừ Thượng đế. Ngài ngập tràn quả tim của tôi.’
Và người đàn ông mà tôn sùng công việc của anh ấy, người lãnh đạo của anh ấy, học thuyết của anh ấy, cũng bị nuốt trọn bởi thứ mà anh ấy quan tâm. Bạn ngập tràn quả tim của bạn bởi từ ngữ ‘Thượng đế’, và một người khác bởi hoạt động. Liệu đó là hiến dâng? Bạn hạnh phúc với hình ảnh của bạn, biểu tượng của bạn, và một người khác với những quyển sách hay âm nhạc của anh ấy; và đó là hiến dâng? Nó là hiến dâng khi đánh mất chính mình trong cái gì đó? Một người đàn ông hiến dâng cho người vợ của anh ấy vì những lý do thỏa mãn khác nhau, và liệu sự thỏa mãn là hiến dâng? Đồng hóa chính mình cùng quốc gia của người ta rất thoái hóa; và liệu sự đồng hóa là hiến dâng?
‘Nhưng trao trọn chính bản thân mình cho Thượng đế không gây bất kỳ hư hại cho bất kỳ ai. Mặt khác, tôi vừa không bị thoái hóa và vừa không làm thoái hóa những người khác.’
Ít nhất đó là cái gì đó; nhưng mặc dù bạn không làm bất kỳ việc gì gây thoái hóa phía bên ngoài, liệu ảo tưởng không gây thoái hóa tại một mức độ sâu thẳm hơn cho cả bạn và xã hội, hay sao?
‘Tôi không quan tâm đến xã hội. Tôi chẳng có bao nhiêu nhu cầu; tôi đã kiểm soát được những đam mê của tôi và tôi dành những ngày của tôi trong cái bóng của Thượng đế.’
Không quan trọng để khám phá liệu cái bóng đó có bất kỳ thực chất nào đằng sau nó, hay sao? Tôn sùng cái ảo tưởng là bám vào sự thỏa mãn riêng của người ta; nhượng bộ sự ham muốn tại bất kỳ mức độ nào là dục vọng.
‘Ông khiến cho tôi bối rối lắm, và tôi không chắc rằng tôi muốn tiếp tục nói chuyện này. Ông thấy, tôi tôn sùng cùng cái bàn thờ như chính ông, nhưng tôi phát giác rằng sự tôn sùng của ông hoàn toàn khác hẳn, và điều gì ông nói vượt quá suy nghĩ tôi. Nhưng tôi muốn biết vẻ đẹp của sự tôn sùng của ông là gì. Ông không có những bức tranh, không có những hình ảnh, và không có những nghi lễ, nhưng ông phải tôn sùng. Tôn sùng của ông thuộc bản chất gì?’
Người tôn sùng là vật được tôn sùng. Tôn sùng một người khác là tôn sùng chính bạn; hình ảnh, biểu tượng, là một chiếu rọi của chính người ta. Rốt cuộc, thần tượng của bạn, quyển sách của bạn, người cầu nguyện của bạn, là phản ảnh của nền quá khứ của bạn; nó là sự sáng chế của bạn, mặc dù nó được sáng chế bởi một người khác. Bạn chọn lựa tùy theo sự thỏa mãn của bạn; sự chọn lựa của bạn là thành kiến của bạn. Hình ảnh của bạn là sự nhiễm độc của bạn, và nó được chạm khắc từ ký ức riêng của bạn; bạn đang tôn sùng chính bạn qua cái hình ảnh được sáng chế bởi suy nghĩ riêng của bạn. Sự hiến dâng của bạn là tình yêu về chính bạn được che đậy bởi sự quyến rủ của cái trí của bạn. Cái hình ảnh là chính bạn, nó là phản ảnh của cái trí của bạn. Hiến dâng như thế là một hình thức của tự dối gạt mà chỉ dẫn đến đau khổ và cô lập, mà là chết.
Tìm kiếm là hiến dâng, hay sao? Tìm kiếm cái gì đó không là tìm kiếm; tìm kiếm sự thật không là tìm được nó. Chúng ta tẩu thoát khỏi chính chúng ta qua sự tìm kiếm, mà là ảo tưởng; chúng ta cố gắng trong mọi cách để lẩn tránh chúng ta là gì. Trong chính chúng ta chúng ta quá tầm thường, vì vậy tại căn bản không là gì cả, và tôn sùng cái gì đó to tát hơn chính chúng ta cũng tầm thường và dốt nát như chính chúng ta. Đồng hóa cùng cái vĩ đại vẫn còn là một chiếu rọi của cái nhỏ nhoi. Cái vĩ đại là một mở rộng của cái nhỏ nhoi. Cái nhỏ nhoi trong tìm kiếm cái vĩ đại sẽ tìm được chỉ cái gì nó có thể tìm được. Những tẩu thoát có nhiều và khác biệt nhưng cái trí trong tẩu thoát vẫn còn sợ hãi, nông cạn và dốt nát.
Hiểu rõ về tẩu thoát là tự do khỏi ‘cái gì là’. ‘Cái gì là’ có thể được hiểu rõ chỉ khi nào cái trí không còn tìm kiếm một đáp án. Tìm kiếm một đáp án là tẩu thoát khỏi ‘cái gì là’. Tìm kiếm này được gọi bằng những cái tên khác nhau, một trong số chúng là hiến dâng; nhưng muốn hiểu rõ ‘cái gì là’, cái trí phải yên lặng
‘Ông có ý gì qua từ ngữ “cái gì là”?’
‘Cái gì là’ là cái mà từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Hiểu rõ toàn qui trình tôn sùng của bạn, hiến dâng của bạn đến cái mà bạn gọi là Thượng đế, là nhận biết ‘cái gì là’. Nhưng bạn không khao khát hiểu rõ ‘cái gì là’; do bởi tẩu thoát ‘cái gì là’ của bạn, mà bạn gọi là hiến dâng, là một cái nguồn của vui thú to tát hơn, và thế là ảo tưởng trở thành có ý nghĩa lớn lao hơn sự thật. Hiểu rõ ‘cái gì là’ không phụ thuộc vào suy nghĩ, bởi vì chính suy nghĩ là một tẩu thoát. Suy nghĩ một vấn đề không là hiểu rõ nó. Chỉ khi nào cái trí yên lặng thì sự thật của ‘cái gì là’ được mở toang.
‘Tôi mãn nguyện với điều gì tôi có. Tôi hạnh phúc với Thượng đế của tôi, với câu kinh của tôi và hiến dâng của tôi. Hiến dâng cho Thượng đế là một bài hát của quả tim tôi, và hạnh phúc của tôi ở trong bài hát đó. Bài hát của ông có lẽ rõ ràng và khoáng đạt hơn, nhưng khi tôi ht quả tim của tôi được ngập tràn. Một con người có thể đòi hỏi gì hơn là có một quả tim ngập tràn? Chúng ta là anh em trong bài hát của tôi, và tôi không bực dọc bởi bài hát của ông.’
Khi bài hát là thực sự, cũng không có bạn cũng không có tôi, nhưng chỉ sự yên lặng của vĩnh cửu. Bài hát không là âm thanh nhưng là sự yên lặng. Đừng để âm thanh của bài hát của bạn ngập tràn quả tim của bạn.


NÓI CHUYỆN CÙNG SỐNG TẬP 2

Tác giả: Krishnamurti
Dịch giả: Ông Không
Theo: Thư Viện Hoa Sen