“People don’t buy what you do, they buy why you do it.” - "Người ta không mua những gì bạn làm, người ta mua lý do tại sao bạn làm điều đó"
Đó là thông điệp mà tác giải Simon Sinek muốn gửi gắm thông qua bài nói chuyện này. Anh giải thích những yếu tố đầu vào và kết quả đạt được của một người lãnh đạo có sức ảnh hưởng mạnh, thảo luận cách chúng ta tạo dựng kết nối và xây dựng lòng tin với người khác. Bài nói chuyện này định nghĩa lại những điều quan trọng, có ý nghĩa tạo nên một người lãnh đạo thành công, sử dụng những ví dụ đắt giá và dễ hiểu mà chúng ta có thể học tập để áp dụng cho bản thân.
Nick Vujicic sinh ra trong một gia đình nhập cư người Úc. Một căn bệnh hiếm gặp khiến anh sinh ra thiếu mất cánh tay hoặc chân - những khó khăn khiến anh hầu như bị trầm cảm trong những năm đầu cuộc đời. Bài nói chuyện sâu sắc của Vujicic chia sẻ cách anh xem trọng những gì có được thay vì cứ khao khát những gì anh còn thiếu.
5. Go with your gut feeling
Magnus Walker, một người tự do tự tại sống ngoài vòng pháp luật, chia sẻ câu chuyện cuộc đời của ông trong bài nói chuyện ở TED. Theo đuổi đam mê cũng như những linh cảm của mình đã thực sự giúp ông biến giấc mơ thành hiện thực - nhưng tất nhiên nó không dễ dàng hay ngay lập tức mà có được. Ông nói về tầm quan trọng của đức tin, và niềm đam mê có thể thay đổi bạn như thế nào.
Mel Robbins là một luật sư, đồng sáng lập một chương trình radio và là một chuyên gia về nghề nghiệp và các mối quan hệ. Trong bài nói chuyện này, cô cắt nghĩa sự theo đuổi, đưa đến một buổi nói chuyện ý nghĩa về lý do tại sao chúng ta không có được thứ mà mình muốn và làm sao để chấm dứt điều đó. Cô bàn về những điều giúp chúng ta tăng động lực cho chính mình để vượt qua cảm giác khó chịu và bắt đầu thực sự làm điều mà mình muốn.
3. Ask what you can do for others
Adam Leipzig là một nhà sản xuất phim, điều hành và đồng sáng lập Nhà hát Trung tâm Los Angeles. Ông đến một cuộc hội họp bạn bè trường Yale cũ và nhận ra rằng hầu hết những người bạn cùng lớp bên ngoài sự thành công trong sự nghiệp thì hầu hết họ đều không cảm thấy hạnh phúc. Điều đó khiến ông nhận ra 5 câu hỏi đơn giản khiến các chuyên gia phải tự suy nghĩ lại - bao gồm câu hỏi "Bạn đang giúp đỡ ai?"
Có lẽ một trong những câu nói hay nhất mọi thời đại đó là "Bạn là hiện thân những gì bạn nghĩ" - có hàng đống ý nghĩa đằng sau nó. Valerie Mason-John là một chuyên gia về hành vi bắt nạt. Trong bài nói chuyện này, cô đã chỉ ra lý do chúng ta thường cáu gắt với nhau, giải thích tại sao ý nghĩ bắt nạt chính bản thân mình có thể dẫn đến việc bắt nạt những người khác. Và cô đưa ra một bản kế hoạch hành động chi tiết về những gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn việc bắt nạt và bắt đầu tôn trọng chính bản thân chúng ta.
Phần lớn chúng ta quá quen thuộc với cảm giác ngán ngẩm công việc hiện tại. Chán ngán công việc đơn điệu của mình, Dianna David đã tiến hành một sự thay đổi hoàn toàn để trở thành một nghệ sĩ - cụ thể hơn, là một người kể chuyện (story-teller). Cô miêu tả những thách thức gặp phải trong quá trình chuyển đổi, như là sự đánh giá của người khác, sự không chắc chắn, khó khăn về tài chính, và trên hết là nỗi sợ trở thành chính bản thân mình.
Nguồn: www.lifehack.org
Đó là thông điệp mà tác giải Simon Sinek muốn gửi gắm thông qua bài nói chuyện này. Anh giải thích những yếu tố đầu vào và kết quả đạt được của một người lãnh đạo có sức ảnh hưởng mạnh, thảo luận cách chúng ta tạo dựng kết nối và xây dựng lòng tin với người khác. Bài nói chuyện này định nghĩa lại những điều quan trọng, có ý nghĩa tạo nên một người lãnh đạo thành công, sử dụng những ví dụ đắt giá và dễ hiểu mà chúng ta có thể học tập để áp dụng cho bản thân.
Brene Brown là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về tính xấu hổ và dễ bị tổn thương của con người. Trong bài nói chuyện này, cô thảo luận về cách chúng ta mắc sai lầm vì điểm yếu là tính dễ bị tổn thương như thế nào, đồng thời có xu hướng tôn trọng tính dễ tổn thương của người khác. Từ cả hai quan điểm cá nhân và chuyên gia, Brown đã rất hài hước khi tiếp cận vấn đề tế nhị này. Cô vạch ra cách thức chúng ta biến đổi sự xấu hổ và sức mạnh của tính dễ bị tổn thương.
Nick Vujicic sinh ra trong một gia đình nhập cư người Úc. Một căn bệnh hiếm gặp khiến anh sinh ra thiếu mất cánh tay hoặc chân - những khó khăn khiến anh hầu như bị trầm cảm trong những năm đầu cuộc đời. Bài nói chuyện sâu sắc của Vujicic chia sẻ cách anh xem trọng những gì có được thay vì cứ khao khát những gì anh còn thiếu.
5. Go with your gut feeling
Magnus Walker, một người tự do tự tại sống ngoài vòng pháp luật, chia sẻ câu chuyện cuộc đời của ông trong bài nói chuyện ở TED. Theo đuổi đam mê cũng như những linh cảm của mình đã thực sự giúp ông biến giấc mơ thành hiện thực - nhưng tất nhiên nó không dễ dàng hay ngay lập tức mà có được. Ông nói về tầm quan trọng của đức tin, và niềm đam mê có thể thay đổi bạn như thế nào.
Mel Robbins là một luật sư, đồng sáng lập một chương trình radio và là một chuyên gia về nghề nghiệp và các mối quan hệ. Trong bài nói chuyện này, cô cắt nghĩa sự theo đuổi, đưa đến một buổi nói chuyện ý nghĩa về lý do tại sao chúng ta không có được thứ mà mình muốn và làm sao để chấm dứt điều đó. Cô bàn về những điều giúp chúng ta tăng động lực cho chính mình để vượt qua cảm giác khó chịu và bắt đầu thực sự làm điều mà mình muốn.
3. Ask what you can do for others
Adam Leipzig là một nhà sản xuất phim, điều hành và đồng sáng lập Nhà hát Trung tâm Los Angeles. Ông đến một cuộc hội họp bạn bè trường Yale cũ và nhận ra rằng hầu hết những người bạn cùng lớp bên ngoài sự thành công trong sự nghiệp thì hầu hết họ đều không cảm thấy hạnh phúc. Điều đó khiến ông nhận ra 5 câu hỏi đơn giản khiến các chuyên gia phải tự suy nghĩ lại - bao gồm câu hỏi "Bạn đang giúp đỡ ai?"
Có lẽ một trong những câu nói hay nhất mọi thời đại đó là "Bạn là hiện thân những gì bạn nghĩ" - có hàng đống ý nghĩa đằng sau nó. Valerie Mason-John là một chuyên gia về hành vi bắt nạt. Trong bài nói chuyện này, cô đã chỉ ra lý do chúng ta thường cáu gắt với nhau, giải thích tại sao ý nghĩ bắt nạt chính bản thân mình có thể dẫn đến việc bắt nạt những người khác. Và cô đưa ra một bản kế hoạch hành động chi tiết về những gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn việc bắt nạt và bắt đầu tôn trọng chính bản thân chúng ta.
Phần lớn chúng ta quá quen thuộc với cảm giác ngán ngẩm công việc hiện tại. Chán ngán công việc đơn điệu của mình, Dianna David đã tiến hành một sự thay đổi hoàn toàn để trở thành một nghệ sĩ - cụ thể hơn, là một người kể chuyện (story-teller). Cô miêu tả những thách thức gặp phải trong quá trình chuyển đổi, như là sự đánh giá của người khác, sự không chắc chắn, khó khăn về tài chính, và trên hết là nỗi sợ trở thành chính bản thân mình.
Nguồn: www.lifehack.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét