Nhiều người lớn lên trong no đủ và biết ơn vì mọi thứ họ có trong tay: Những cơ hội, trải nghiệm, và tình yêu thương của cha mẹ.
Nhưng đối với một số người, những đặc quyền đó bất ngờ rẽ sang lối khác. Không còn dư dả tiền bạc, không ai trả tiền học phí cho hoặc không được chuyển tiền vào tài khoản nữa...
Người ta thường không cảm nhận hết giá trị của thứ gì đó cho đến lúc nó thực sự mất đi. Khi gặp cảnh khốn khó, nhiều người mới ngộ ra những bài học cuộc sống đáng quý.
1. Khi bạn hết tiền, những người bạn xấu sẽ lộ diện
Cho dù bạn có đối tốt với ai đó khi còn giàu có, sự thật là chưa chắc bạn được đối xử tương tự khi trót sa cơ. Sự hào phóng và tử tế không phải lúc nào cũng quay trở lại với bạn khi bạn cần nhất. Tất nhiên không ngoại trừ một số nhỏ những người bạn tốt sẽ luôn dốc lòng giúp bạn.
2. Trân trọng những người xứng đáng
Gặp khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người nhìn lại và cân nhắc những mối quan hệ quan trọng. Nền tảng bền vững nhất của một mối quan hệ là tình cảm đặt vào trong đó chứ không phải tiền.
3. Làm việc chăm chỉ có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái gấp đôi
Trên trang Elite Daily, tác giả Gigi Engle cho biết trong kỳ thực tập đầu tiên, cô bắt đầu viết lách tự do và trông trẻ nhỏ ở New York.
Công việc tuy nhiều nhưng lại khiến Engle cảm thấy rất thoải mái. Cô làm mọi thứ bằng sức lực của mình, không phụ thuộc vào tiền trợ cấp của người cha. Những thứ do mình làm ra lúc nào cũng đáng tự hào hơn.
4. Gia đình là thứ không thể thay thế
Tiền có thể dễ dàng mất đi nhưng tình cảm gia đình thì không như vậy. Gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình yêu thương nhất trên đời. Họ là những người ủng hộ giấc mơ của ta, sát cánh bên ta trong mọi hoàn cảnh.
Những biến cố lớn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, cách sống của mỗi người nhưng cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.
5. Bạn là tài sản lớn nhất của chính mình
Bạn phải tin vào bản thân mình trước khi trao yêu thương cho người khác. Thứ mà bạn cần trân trọng nhất chính là giá trị của bản thân.
6. Tham vọng như chất gây nghiện
Khi gia đình Gigi Engle phá sản, cô nhận ra bản thân mình phải tự cố gắng vươn lên vì không còn ai để dựa dẫm.
Con đường sự nghiệp của Engle đi từ những công việc không lương đến thực tập sinh có lương và trở thành trợ lý thời trang cho tổng biên tập của một tạp chí lớn trước khi tốt nghiệp đại học.
Ngoài việc vui với những thành công của mình, Engle ngày càng tham vọng hơn. Cô nhận ra rằng chính sự khốn khó đã thắp lên ngọn lửa động lực trong lòng cô từ lúc nào không hay.
7. Bạn cần có một vỏ bọc cứng cáp
Luôn nhận thức được những thứ có thể khiến bạn tổn thương và chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất. Giữ cho mình cảm giác về cuộc sống và luôn sẵn sàng bảo vệ bản thân cũng như những người bạn yêu quý.
8. Nuôi dưỡng niềm tin và cố gắng hết mình
Bạn vẫn luôn phải nuôi hy vọng cho bản thân mình bởi không còn hy vọng, bạn sẽ chẳng đạt được điều gì nữa.
Hy vọng của những người đang trong cảnh hoạn nạn ẩn sâu bên trong và giúp họ tiến về phía trước. Có thể đó chỉ là chút hy vọng mong manh nhưng đôi khi là tất cả những gì họ có.
9. Tuyệt đối không trông chờ sự thương hại
Thất bại, khó khăn không phải điều chúng ta mong muốn nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh đó cũng không nên thương hại bản thân mình hoặc để người khác thương hại. Nếu cần, chúng ta chỉ nên nhận sự chia sẻ mà thôi.
10. Nếu không biết cách, ai cũng giống ai.
Nhưng nếu có phong cách riêng bạn có thể trông rất ấn tượng chỉ với túi tiền hạn hẹp của mình. Bạn có thể mua đủ loại quần áo nhưng không chẳng bao giờ mua được phong cách.
11. Đừng nắm thứ gì đó quá chặt vì không có gì là mãi mãi
Đơn giản là không có thứ gì tồn tại mãi mãi kể cả sự giàu có, các loại tài sản, thậm chí là tình bạn. Bạn phải sẵn sàng từ bỏ một số người, một số thứ và tận hưởng những gì bạn đang có.
12. Tự hào về những gì bạn đã làm được
Nếu đã chiến đấu hết mình vì mục tiêu của mình thì bạn có quyền tự hào về điều đó. Không ai có thể ngăn bước tiến của bạn nếu bạn khao khát thành công. Càng không có ai đỡ bạn mỗi khi vấp ngã vì vậy hãy tự mình cố gắng để bay cao, bay xa hơn hiện tại.
Lâm Anh Theo Trí Thức Trẻ •
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét