MELBOURNE - Sự kết hợp từ kinh nghiệm của một cuộc hành trình đầy hãi hùng tới nước Úc với thái độ tích cực, cộng thêm thói quen làm việc không ngừng nghỉ đã giúp Tiến Sĩ Huỳnh Tiên, một nhà nghiên cứu và giảng viên ở Melbourne, được trao STEM, một giải thưởng quốc gia mà nhiều người mơ ước. Sau đây là một bài viết về bà Huỳnh Tiên được đài SBS loan tải trong tuần qua về giải thưởng và bà Huỳnh Tiên.
Huỳnh Tiên và em gái tại trại tị nạn ở Nam Dương năm 1982. (Hình SBS)
Bà Huỳnh Tiên đang làm việc với nữ sinh viên Nguyễn Đào. (Hình SBS)
Mỗi tuần khoa học gia tiến sĩ Huỳnh Tiên phải bỏ ra mấy tiếng đồng hồ trong một nhà kính ở phía bắc của Melbourne, để chăm sóc cây 'Red Gak', một giống cây gốc Á Châu.
Tiến sĩ Huỳnh Tiên đang góp phần nghiên cứu tiềm năng của cây này giúp điều trị một số loại ung thư.
Tiến sĩ Tiên nói với SBS, “Về ung thư, khối u ác tính, và một số chứng ung thư vú khác, chúng tôi đã có những sinh viên khác nghiên cứu, rất hữu hiệu. Chúng tôi đang nói đến tỷ lệ từ 80 đến 98 phần trăm diệt trừ những căn bệnh ấy, nhưng để lại các tế bào bình thường còn sống.”
Cha của bà Huỳnh Tiên là người lính bên trái. (Hình SBS)
Sau khi trải qua một phần thời thơ ấu của bà bị quản thúc tại gia ở Việt Nam, Huỳnh Tiên, người em gái, và mẹ đã phải trải qua một chuyến hải hành đầy hiểm nguy để đến Úc.
Ba mẹ con đã chèn vào vào một chỗ ngồi duy nhất, trên một chiếc ghe dài bốn mét trước tiên chạy sang Nam Dương, sau đó tới Úc, nơi mà họ đoàn tụ với người cha.
Ông phải bỏ quê hương đi lưu vong, vì từng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy nhiên, cô bé Tiên học được nhiều nhất là từ sức mạnh và sự kiên trì của người mẹ, trên hành trình đến quê hương mới của họ.
Tiến sĩ Tiên nói, “Mẹ tôi muốn chúng tôi có một tương lai và được sống tự do. Bà quyết định bà sẽ hy sinh mọi sự, được cả ngã về không, để đi sang Úc. Tôi nghĩ rằng đó là điều đáng quan tâm nhất.”
Với thái độ đầy lạc quan và muốn làm là có thể làm được, bà Tiên, lúc đó là cô gái Á Châu duy nhất trong lớp khoa học ở trường đại học.
Tiến sĩ Tiên nói, “Thật là đáng sợ, nhưng đó là một thử thách. Điều đó thật thú vị khi bạn là người đầu tiên, là người tiên phong thực hiện những sự thay đổi ấy với triển vọng. Tôi nghĩ đó cũng là một sức mạnh.”
Bà nói, “Tôi tập trung nhiều nghiên cứu của tôi vào những cây thuốc Á Châu. Tôi coi đó là một cơ hội mà tôi có được, vì bối cảnh và sự khác biệt về văn hóa của tôi.”
Ngoài mẹ ruột, bà Tiên còn có một tấm gương nữa để noi theo. Đó là giáo sư phụ khảo Ann Lawrie, một khoa học gia nổi tiếng của Úc.
“Như một người mẹ, và tấm gương đó thực sự là quan trọng, bởi vì bà dẫn dắt bằng cách làm gương, và bạn thấy rằng bà đã thành công. Bạn thấy rằng bà có thể đạt được những điều tuyệt vời, Việc có bà hiện diện là một đặc ân rồi.”
Tiến sĩ Tiên nói, “Bà ấy trao truyền kiến thức cho tôi một cách hết sức hào phóng, cho tôi nguồn cảm hứng và niềm đam mê. Nếu tôi có thể làm điều đó cho các sinh viên của tôi, thì tôi nghĩ rằng đó là một sự tôn vinh lớn dành cho bà.”
Tiến sĩ Huỳnh Tiên hiện giờ đang dìu dắt Nguyễn Đào, một sinh viên tốt nghiệp cao học từ một trường đại học Việt Nam. Hai người đang hợp tác trong dự án nghiên cứu cây “Red Gak”.
Theo Đào cho biết, tiến sĩ Tiên đang chứng tỏ là một nhà lãnh đạo thập toàn.
Nguyễn Đào nói với SBS, “Bà là một giảng viên rất giỏi. Bà có một ước vọng lớn lao, là làm sao để gợi hứng cho những người phụ nữ khác rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ thích làm.”
Với tư cách là một người dẫn đầu trong lãnh vực của bà, và phát triển các chương trình bảo tồn cây “Red Gak” có tiềm năng cứu mạng ở Việt Nam, Tiến Sĩ Huỳnh Tiên được trao giải thưởng STEM quốc gia.
Buổi lễ trao giải sẽ chính thức diễn ra trong tháng Tám 2017.
Theo Vien Dong Daily News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét