Quả báo THẤT HỨA với người khả kính

Có một lần đó Ngài Xá Lợi Phất hỏi Đức Thế Tôn: Tại sao mà có người trên cuộc đời này cứ làm ăn thua lỗ?
Đức Phật nói có nhiều lý do nhưng ngay trong buổi chiều đó khi Ngài Xá Lợi Phất hỏi thì Ngài chỉ trả lời trong trường hợp này:
Sở dĩ trên đời này chúng ta thường xuyên bị làm ăn thua lỗ thất bại là vì chúng ta đã thất hứa với người khả kính.


Ở trong đây nói rõ là đôi khi mình đến mình gặp Ngài mình hỏi Ngài cần gì Ngài nói cho con biết, nhưng sau đó mình xù luôn im lặng coi như mình chưa nói gì và khi gặp nhau mình không thèm nhắc tới một điều gì dù chỉ một lời chẳng đáng chi. Và một trong những nguyên nhân khiến cho người làm ăn lụn bại thất bát đó chính là thất hứa với người khả kính.
Tại sao mình thất hứa mà gây ra quả đó, là bởi vì nếu ý mình gạt thì không nói gì, đó tội là chắc rồi, nhưng lúc mình hứa đôi khi là do ý tốt, rồi sau đó mình tiếc, hoặc là mình nghe thị phi gì đó mình về nghĩ ngợi rồi sau đó mình do dự mình buông.
Có một buổi chiều kia ông vua Pasenadi vào hầu Phật, ông thưa với Phật thế này: 

- Bạch Thế Tôn trước khi con tới đây gặp Thế Tôn thì con phải đi tịch biên sung công một gia tài của một ông triệu phú trong thành phố này, ông giàu nứt tường đổ vách, không có con. Ông chết theo luật là phải sung công. Và đặc biệt ông này, theo con được biết lúc ông còn sống, ông ăn mặc, chỗ ông nằm ngủ, món thức ăn ông ăn, thức uống ông uống, những gì mà ông tiêu xài nó giống như là kẻ ăn mày, nó còn tệ hơn kẻ làm công. Mục đích của ông là phải kiên khem tằn tiện để cho giàu, mà ông đã giàu rồi, tiền đã lên tới nóc rồi mà ổng cũng chưa cam tâm, mà ông không có con nói dõi thật là lạ. Người bỏn xẻn mà giàu quá!
Đức Thế Tôn nói rằng:
- Do ông này kiếp trước ông đã từng bố thí cho một Đức Phật Độc Giác một ít thực phẩm, cho nên đời đời sanh ra ông giàu như vậy, nhưng sở dĩ ông giàu ông kẹo, không phải ông kẹo một kiếp này, mà ông đã kẹo nhiều kiếp rồi, là vì do lúc ông cho ông tiếc, ông nghĩ trong bụng là nếu mà bữa ăn đó mà mình cho kẻ ăn người ở người làm cho nó ăn nó còn làm công việc này nọ, còn cho ông thầy tu này ăn coi như xù luôn giống như là đem đổ sông đổ biển. Cúng dường cho một vị Phật mà ông lại tiếc của cho rồi mà lại tiếc. Cái hạng người thà đừng cho thì kiếp sau nghèo, còn cái hạng người mà cho rồi tiếc kiếp sau sanh ra giàu mà lại hưởng không được. Nuôi cá mấy chục ao, mấy trăm ao mà tới bữa ăn thì lấy con cá rô cây ra nhúng nước mắm rồi húp. Chủ dựa cá mà ăn cá rô cây, chuyện đó rất là bình thường. Cho nên thất hứa là như vậy.
Có nghĩa là thất hứa mà khi mình có lòng mình hứa, rồi sau đó mình đổi ý nó cũng để lại quả xấu, bởi vì nó cũng là một kiểu gần như là trộm, nó có một chút là trộm, một chút dối trong đó.
Trộm có nghĩa là lẽ ra phần đó là của vị kia nhưng mình đổi ý mình lấy lại, mặc dù mình chưa có đưa ra.
Một chút dối ở đây là lúc hứa là như vậy, nhưng bây giờ mình mặt trơn mày tráo mình không giữ lời, trộm với dối cộng lại cho nên nó mới cho ra quả là thường xuyên lụn bại. Và đi nhiên ở đây là đối với người khả kính .

SƯ GIÁC NGUYÊN - TOẠI KHANH
(trích buổi giảng Paltalk)

Nguồn: FB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét