Thuật tự kỷ ám thị

Bạn có biết thuật tự kỷ ám thị là gì chưa? Nhiều người trong chúng ta thường có suy nghĩ: dường như việc này mình đã từng trải qua rồi thì phải… Nhưng trong thực tế thì họ chưa bao giờ trải qua chuyện này. Chẳng qua đó là vì họ đã từng để lại một dấu ấn sâu sắc về suy nghĩ đó trong tâm trí của mình và bây giờ nó trở thành hiện thực!
Sức mạnh của tự kỷ ám thị rất lớn mà nhiều nhà khoa học đã chứng minh sự ảnh hưởng của nó đối với những người có thần kinh mạnh mẽ và ý chí vững vàng. Nhưng nó sẽ vô cùng có hại đối với những thể chất yếu ớt và tinh thần không được khỏe mạnh như những người khác.
Bởi thế, tự kỷ ám thị thường được sử dụng trong lĩnh vực y khoa để chữa bệnh và kích thích ý chí cho bệnh nhân. Trong cuộc sống, người ta cũng sử dụng tự kỷ ám thị để nhắc nhở chính bản thân mình thực hiện những điều mà trước đây mình nghĩ không thể nào có được.
Nhiều người thường nhắc đi nhắc lại với bản thân: tôi sẽ làm được việc này… Như thế họ đang tự khắc vào trí óc mình lời khẳng định sẽ làm chứ không phải có thể làm. Trong một cuộc thử nghiệm giữa hai nhóm người hút thuốc lá, họ quyết định sẽ bỏ thuốc trong thời gian là 3 tháng. Nhóm người thứ nhất được các nhà nghiên cứu yêu cầu nhắc lại câu nói: tôi sẽ bỏ thuốc! hàng ngày, nhóm thứ hai được yêu câu nói câu:có thể tôi sẽ bỏ thuốc! Trong ba tháng liên tục họ đã làm theo lời các nhà nghiên cứu.
Kết quả là nhóm thứ nhất có tới 98% số người tham gia bỏ được thói quen hút thuốc của mình. Nhóm thứ hai chỉ có đến 20% số người làm được điều đó! Bạn có biết vì sao không? Bởi vì nhóm thứu nhất họ khẳng định với bản thân việc bỏ thuốc là cần thiết cho họ. Còn nhóm thứ hai, áp lực cho họ không nhiều, có thể bỏ hay không cũng không quan trọng, bởi vì chính anh ta không muốn làm như vậy.
Tự kỷ ám thị tốt trong trường hợp nó được sử dụng hợp lý và có định hướng rõ ràng, bạn cung có thể dùng thuật tự kỷ ám thị này để khích lệ tinh thần bản thân. Bạn có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó bạn sẽ thành công và hoàn thành được mơ ước của mình. Thay vì nói: tôi có thể làm được thì bạn hãy nói: Tôi nhất định làm được. Hai câu nói mang nghĩa gần giống nhau nhưng hiệu quả lại khác nhau rất nhiều. Bạn biết đấy tất cả chúng ta đều có thể nhìn vào gương và nói: Tôi sẽ làm được, đúng không?
Việc này làm bạn tự tin hơn, quyết tâm hơn và không bao giờ cho phép mình gục ngã. Nhiều người vì muốn làm hại người khác cũng sử dụng đến thuật tự kỷ ám thị này. Họ gặp người đó và ngày nào cũng lặp lại một câu nói duy nhất sẽ làm cho người kia cảm thấy mọi việc đang diễn ra đúng như thế.
Có một nhóm sinh viên y khoa quyết định dùng thuật tự kỷ ám thị để đùa một người bạn trong lớp. Họ nhìn thấy anh chàng kia và lần lượt từng người nói với anh ta: trông cậu không được khỏe. Một hai người nói đầu tiên không khiến cho cậu ấy cảm thấy mệt thật sự nhưng càng về sau ai gặp anh ta và cũng nói như vậy khiến anh ta tái nhợt và ốm thật.
Bạn có biết vì sao lại như vậy không? Đó là vì chính anh ta đã bị ám thị bởi những lời nói của người ngoài. Nếu bạn không có một tinh thần vững chắc bạn sẽ không dễ gì vượt qua được những câu nói mang tính ám thị của người khác. Quảng cáo là một loại ám thị, nhưng nó mang tính khuếch trương. Như vậy có thể làm cho người nghe, người xem truyền hình ghi nhớ tên của sản phẩm.
Tự kỷ ám thị không phải là một căn bệnh cũng chưa hẳn là một phương pháp chữa bệnh. Nó chỉ là một thủ thuật để người ta dùng trong những trường hợp cần thiết như chữa bệnh hoặc khích lệ tinh thần của ai đó. Bạn cũng nên sử dụng nó nhưng hãy đem đến cho thuật tự kỷ ám thị này một ý nghĩa tích cực bạn nhé.

Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)


“Tự kỷ ám thị có phương pháp, có ý thức nhằm phục vụ mục đích tốt sẽ đem lại những kết quả tốt”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh, “Tuy nhiên, có những người hay liên tưởng xấu khi gặp một ai đó bị tai nạn hoặc xui xẻo sẽ bị ám ảnh và dễ dẫn đến trầm cảm, nặng hơn là hoang tưởng. Đặc biệt mẫn cảm với tác động này là những người có hệ thần kinh yếu, dễ bị kích động”.
Người có thần kinh yếu nếu bị ai đó nói “hôm nay trông sắc mặt anh thế nào ấy, có chuyện gì không ổn phải không”, điều đầu tiên nếu người đó không có vấn đề gì về tinh thần và sức khoẻ sẽ là câu trả lời “không”. Nhưng nếu có người cố tình trêu ghẹo, nói đi nói lại nhiều lần và có nhiều người cùng tham gia nói vậy sẽ khiến họ không thể bình tâm, tinh thần sẽ hốt hoảng, dẫn đến những hành vi sai lạc.
“Tự kỷ ám thị cũng có thể đem lại những hậu quả xấu nếu họ tự kỷ sai – không phù hợp với tồn tại khách quan, kiểu như một người luôn tự tưởng tượng mình có khả năng... bay như chim, cho đến một ngày quyết định bay từ trên tầng cao và kết cục là phải trả giá đắt cho hành động đó.
Có người tưởng mình là vĩ nhân, cho mình là siêu nhân hay thần nọ, thánh kia, đến mức độ hoang tưởng, mắc chứng tâm thần. Cũng có người lúc nào cũng nghĩ mình yếu và bệnh tật thì sẽ luôn mệt mỏi, không muốn làm gì và rất dễ mắc bệnh.
Cũng là tự kỷ ám thị nhưng người luôn buồn rầu hay lo nghĩ sẽ dẫn đến trạng thái gầy mòn, tiều tụy và tóc bạc rất nhanh. Vì khi đó, trung ương thần kinh liên tục đánh đi tín hiệu xấu khiến các tế bào hoạt động theo chiều hướng xấu. Cho nên, một người bệnh mà lúc nào cũng rên rỉ, buồn rầu, tuyệt vọng… thì hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động theo chiều hướng bất lợi”.

(Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét