Những Truyện Có Thật Về Sự Đầu Thai .‏


Vấn đề đầu thai hay tiền kiếp, hậu kiếp cho đến nay thật sự chưa hoàn toàn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu,
nhất là các nhà khoa học chấp nhận là có thật, tuy nhiên, trên thế giới từ xưa đến nay vẫn không ngừng xảy ra những hiện tượng có liên hệ đến vấn đề này. Những hiện tượng mà ngay các nhà khoa học "khó tính" nhất cũng khó lòng bỏ qua hay giải thích một chiều theo luận cứ của khoa học thực nghiệm được. Thật ra trên thế giới đã có vô số trường hợp liên hệ đến vấn đề đầu thai, những trường hợp bàn bạc trong dân gian, hay được lưu giữ lại qua những tài liệu trong các tu viện, các đền thờ, các thư viện và gần đây nhất là trong các viện nghiên cứu về đầu thai ở Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Anh Quốc, Pháp , Ý và cả Nga Sô... Sau đây chúng tôi xin trích dẫn lại một số trường hợp điển hình nhất và đáng lưu tâm nhất, một số trường hợp mà trong các tài liệu lưu giữ tại trung tâm nghiên cứu về vấn đề tiền kiếp tại Virginia (Hoa Kỳ) đã sếp riêng và đánh dấu hiệu lưu ý vào đó.
Danh Tướng GEORGE S. PATTON
George S. Patton là một danh tướng Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài mà cả thế giới đều biết. Tánh tình nghiêm khắc và luôn luôn chỉ biết có "kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Con người hùng ấy lại có một bộ óc lạ lùng là luôn luôn tin vào thuyết luân hồi. Ông thường bảo: "Cuộc đời và cuộc sống là cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp nhau. Ðời tôi cũng nằm trong cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó." Một sĩ quan cao cấp đã kể lại câu chuyện có thật về tướng Patton như sau: "Hôm đó tướng Patton đến thăm một vùng đất lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến hãi hùng giữa Carthage và Rome với những đoàn quân dũng mãnh của hai phe đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi đẩm máu, mặc dầu hai bên đều đã được chiến lược gia, những danh tướng điều khiển. Hình ảnh hùng tráng rùng rợn ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời đại của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lãnh và một số quan chuyên về sử học tháp tùng đến thăm vùng đất này, và thử ôn lại những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị mới sẩy ra. Nhân lúc một Ðại Tá trình bày những nơi đóng quân của hai phe Carthage và Rome cho tướng Patton nghe thì ông này nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên Ðại Tá và nói như sau: "Tôi xin lỗi Ðại Tá, mặc dầu Ðại Tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul lúc bấy giờ (trong trận này) không phải đóng tại địa điểm mà Ðại tá đã trình bày ở vị trí đầu kia. Tôi quả quyết điều này vì một điều rất dễ hiểu là vào thời đó, chính tôi đã có mặt tại đó..." Và tăng cường cho sự tin tưởng của mọi người có mặt chung quanh ông, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và lập lại câu nói thật chậm rãi, rõ ràng: "Ðó là đia điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul là ở đó và tôi nhắc lại lúc ấy tôi đã ở đó!..." Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patton thường nói đến những địa danh và những mặc trận cổ xưa mà ông đã từng có mặt tuy rằng những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các bộ sử nơi các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại các cảm nghĩ lạ lùng của mình về những gì mà ông gọi là kiếp trước. Có đoạn ông viết: "Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật sự tôi biết rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp." Về sau, một hội nghị quốc tế với chủ đề là "ứng dụng của khoa tâm lý học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961, một nhân vật có tên tuổi là Aldons Huxley đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ kùng xẩy ra trong lần đi thăm chiến trường cổ xưa La Mã ấy. Trường hợp này đã được báo Paris Match đăng tải và bình luận vào ngày 23 tháng 3 năm 1989. Trong lần diễn đàn này, Aldons Huxley đã phát biểu như sau: "Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta đây, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có cái cảm giác, cái suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong "một kiếp" mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi cái cảm nhận của giác quan thông thường ở mỗi con người chúng ta để đi về quá khứ xa xăm hay có thể gọi là tiền kiếp.
Nam Tài Tử Nổi Danh GLENN FORD
Giới điện ảnh quốc tế và giới mộ điệu phim ảnh không ai là không biết đến nam tài tử phụ trội Glenn Ford của màn bạc Hoa Kỳ. Cuộc sống sôi động qua các vai của Glenn Ford trong cuộc đời hiện tại cũng như trong "những cuộc đời tiền kiếp" của ông. Glenn Ford nói: "Tôi không mê tín dị đoan, tôi không tin những điều mù quáng vớ vẩn, nhưng tôi tin vào cái gọi là đầu thai". Glenn Ford ngoài những say mê đóng phim , những phim ông đóng thuộc loại cowboy với những màn đấu súng hồi hộp, ông còn là một say mê khác là tìm hiểu những vấn đề có tính cách huyền bí nhưng đầy tính khoa học. Ông say mê lý thuyết về thiền học, và đồng ý với phương pháp yên tĩnh tâm hồn qua thuật thôi miên. Chính nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia tài giỏi về khoa thôi miên và Glenn Ford đã ghi lại qua băng ghi âm lời tường thuật về chính tiền kiếp của mình như sau: "Năm 1774, tôi chào đời tại Egin (thuộc sứ Scottland), tên tôi lúc ấy là Charles Stewart, là một nhạc sư, tôi thường dạy nhạc cho nhiều người. Về sau tôi bị bệnh phổi và qua đời năm 1812. Tôi còn biết tôi cũng trải qua một kiếp làm người nữa vào thời đại vua Louis thứ 14 của nước Pháp nghĩa là khoảng những năm 1643 đến 1715. Lúc bấy giờ tôi là một sĩ quan kỵ binh bảo vệ hoàng cung. Tên tôi là Launvaux. Trong thời gian bảo vệ điện Versailles, tôi đã để ý và yêu tha thiết một phụ nữ quý tộc đã có chồng. Không may là câu chuyện yêu đương tuy chưa thành sự thật nhưng lại bị chồng người đàn bà này biết và thách thức đấu súng, kết quả là tôi bị bắn trọng thương và tôi đã trải qua một thời gian dài đau đớn quằn quại trước khi chết..." Ðiều kỳ lạ là sau này, khi nam tài tử Glenn Ford còn sống, ông thường hay bị đau nhức trong người, chỗ đau này chính Glenn Ford cảm nhận rõ ràng và ông thường than với bác sĩ riêng của mình về vết đau kỳ lạ ấỵ Chính Glenn Ford đã viết trong tập hồi ký đời mình về vấn đề này như sau: "Vết thương phát sinh từ cuộc đấu súng tay đôi từ kiếp trước ấy vẫn thỉnh thoảng làm tôi đau đớn ngay ở "đời hiện tại" và chỉ có mình tôi cảm nhận được điều đó thôi".
Người Kỹ Sư Hoa Kỳ FRANK M. BALK
Ðây là một trường hợp lạ lùng về một người con đi tìm người cha từ tiền kiếp. Nguyên Frank M. Balk đã nhiều đêm nằm mộng thấy một người đến bên giường lay gọi bảo rằng hãy tìm đến quốc gia có tên là Việt Nam để tìm gặp người cha tiền kiếp của mình hiện đang là một nhà sư trụ trì tại một ngôi chùa ở đó. Lúc đầu không tin nhưng sau đó, viên kỹ sư này cảm thấy có một điều gì đó cần phải tìm hiểu nên cuối cùng quyết định xin được công tác ở Việt Nam. Lúc ấy là năm 1958 (thời Ngô Ðình Diệm). Sau mỗi lần nghỉ phép ông này tìm đến các ngôi chùa ở miền Nam để mong gặp người cha tiền kiếp một cách bất ngờ và may mắn nào đó. Một hôm tình cờ đến một ngôi chùa nằm trên ngọn đồi (đó là chùa Hải Ðức), người kỹ sư này bỗng gặp sư Phước Huệ đang ngồi tụng kinh trước bàn thờ Phật. Ðiều kỳ lạ là gương mặt vị sư già lại giống gương mặt người kỹ sư Hoa Kỳ như hai giọt nước. Cuộc hội diện ly kỳ này đã xảy ra đúng vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày 27 tháng 4 năm 1958. Viên kỹ sư Hoa Kỳ Frank M. Balk đã nhận sư Phước Huệ là cha mình, hai cha con đã chụp chung một bức ảnh kỷ niệm và hiện bức ảnh này được treo thờ tại hai ngôi chùa có cùng tên Hải Ðức (một ở Nha Trang, một ở Huế).
Bà GEORGIA RUDOLPH
Trường hợp của bà Georgia Rudolph đã được các nhà nghiên cứu về vấn đề tiền kiếp xác nhận là có thật và đã được đài truyền hình Hoa Kỳ (băng tần số 8) trình chiếu nhiều lần. Bà Georgia Rudolph làm y tá tại Atlanta (tiểu bang Georgia) đã từ lâu cảm thấy phân vân trong lòng vì thường mơ một giấc mơ giống nhau và lập đi lập lại nhiều lần lúc bà vừ lên 5 tuổi. Trong giấc mơ, bà trông thấy một cô gái khoảng độ 14-15 tuổi mặc bộ đồ màu trắng đứng im lặng trước nghĩa trang. Cảm thấy áy náy bất an trong lòng, bà phải nhờ một nhà thôi miên để đưa mình vào sâu trong tiềm thức và trở về kiếp trước. Khi đó bà nhớ rõ và thấy lại mình lúc ấy là một cô gái có tên là Sandra Jean Jenkins sanh năm 1895 tại Marietta thuộc tiểu bang Ohio. Về sau cô gái gặp một người thanh niên và họ yêu nhau. Chẳng may, người yêu mất mà cô thì lại mang thai nhưng một thời gian ngắn sau đó cô bị chết đuối. Bà Georgia Rudoph biết rõ qua lần thôi miên địa điểm cô gái Sandra Jean Jenkins thường lui tới nên bà quyết định đến đó hy vọng có thể tìm ra manh mối vấn đề. Bà đến thị trấn Marietta và nhờ nhân viên tại tòa thị chính này lục lại các hồ sơ gia cư trong vùng, nơi mà cách thời bà gần một thế kỷ, cô Sandra Jean Jenkins đã ở. Cuối cùng, người ta cho biết cô gái này đã sống tại đây. Nhờ những dò hỏi kế tiếp bà được một người trong vùng đưa cho xem một tấm hình chụp toàn gia đình với ngôi nhà mà bà đã thấy trong mơ. Xem kỹ bức hình bà thấy lại hình ảnh cô bé mà từ lúc bà mới lên 5 tuổi bà đã thường thấy trong giấc mộng. Cô bé ấy chính là bà Georgia Rudolph kiếp trước.
Của Cô Bé WINNIE ESALAND
Cô bé Winnie Esaland mất năm 1961 nhưng hồ sơ của cô lại được các nhà nghiên cứu và sưu tập các vấn đề liên quan đến sự đầu thai là Ian Stevenson lưu giữ cẩn thận. Ian Stevenson vừa là nhà phân tâm học vừa là bác sĩ tại Virginia (Hoa Kỳ). Theo hồ sơ ấy thì cô bé Winnie Esaland chết vì tai nạn xe hơi lúc mới 6 tuổi. Mặc dù các bác sĩ tận tình cứu giúp và giải phẫu cẩn thận nhưng vì vết thương quá nặng nên cô bé qua đời. Năm 1964, người mẹ cô bé bất hạnh này sinh được một bé gái. Khi cô bé này vừa tròn 6 tuổi thì bỗng nhiên có những lời nói và cử chỉ lạ lùng. Cô bé nó với mẹ: "Má ơi! Con đây chính là Winnie đây. Khi xem tập ảnh của gia đình thì cô bé chỉ hình của Winnie và nói : Con đây mà!" Ðiều kỳ lạ và đáng lưu ý là khi mới lọt lòng mẹ, đã có một dấu vết giống như đường mổ nằm bên hông của cơ thể cô bé này rồi. Theo bác sĩ Ian Stevenson thì phải chăng đó là dấu vết của một tai nạn từ tiền kiếp và dấu vết ấy vẫn còn theo đuổi đến kiếp lai sinh? Cũng theo bác sĩ Ian Stevenson thì trong gần 11 nghìn trường hợp nghiên cứu vền vấn đề tiền kiếp và hậu kiếp thì có khoảng và trăm trường hợp có thể kiểm nghiệm, xác định qua những dấu vết lạ bẩm sinh trên cơ thể. Bác sĩ Ian Stevenson cho rằng đó chính là dấu ấn của những gì xẩy ra từ kiếp trước và những dấu ấy sẽ giúp minh chứng cho những khám phá tiếp theo về tiền kiếp của những người hiện mang vết tích ấy.
Người Ðàn Bà Ấn
- Tên là DHARMADASA thường ngày ra đứng ở bờ sông và tin rằng con bà sau khi bị rơi xuống chết ở sông này lại tái sinh lần nữa. Không ai ngờ rằng chuyện ấy có thật khi một cháu bé 6 tuổi tên là Thusitha ở làng bên cạnh tự nhiên bảo rằng: "Tôi là con của bà Dharmadasa, ngày trước đó tôi bị rơi xuống sông và chết ở đó."
ÐẰNG SAU CỦA SỰ CHẾT LÀ GÌ ?
Ðây là câu hỏi muôn đời của con người, không những ở những người già mà thôi mà cả người trẻ cũng thường nhiều lần trong đời thắc mắc điều đó nhất là khi có nhiều người chết lúc thanh xuân hay có khi mới lọt lòng thì đã chết... Trên thế giới có biết bao câu chuyện có những người chết rồi bất thần sống lại. Mỗi người kể mỗi khác về những gì họ thấy được trong thời gian chết ấy. Cõi chết mà họ bước vào như thế nào? Phong cảnh, sự vật, màu sắc, âm thanh thế nào? Nơi ấy con người ra sao? Sinh vật nào hiện diện và sự sinh hoạt nơi ấy diễn ra có giống với thế giới mà ta gọi là dương thế hay dương gian hay không? Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều sự mô tả về cõi chết đã được nhiều người chết đi sống lại tường thuật nhưng ít ai chịu tin nhất là trong thời đại văn minh này. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là hiện nay vấn đề này lại nở rộ tại Pháp, ngay giữa kinh thành Paris, nơi quy tụ các nhà sinh lý, tâm lý và các nhà khoa học. Những người này đang cố gắng gạt bỏ ra mọi ý nghĩ có tính cách mê tín dị đoan khi nghĩ về vấn đề của sự chết để có thể tự nhiên đón nhận và nghiên cứu các trường hợp liên quan về cõi chết. Qua hàng ngàn hồ sơ lưu trữ tại các viện nghiên cứu về Ðằng Sau Sự Chết, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, gom góp được một số sự kiện trên đoạn đường mà sau khi thở hơi cuối cùng, người chết đã đi qua. Dĩ nhiên, những người này vì lý do nào đó được sống lại và mô tả tỉ mỉ. Hiện nay, phân tâm học, thôi miên học góp phần đắc lực thên cho sự kiểm tra, nghiên cứu về vấn đề này. Nữ bác sĩ tim mạch R. Mantain đã kể lại trường hợp của mình có lần ngất đi gần 20 phút đồng hồn, bà thấy mình đi quanh quẩn trong nhà như cố tìm lối thoát ra cửa và trong lúc đó bà thấy rõ ràng mình nằm bất động trên gường, đầu nghiêng bên gối, còn người chồng cũng là bác sĩ hốt hoảng lăng xăng tìm cách giúp bà hồi tỉnh. Sau đó, bà thấy thân mình bà cử động, bà muốn giúp sức vào nhưng thật khó khăn và khi thân xác của bà nằm trên giường mở mắt chính là lúc bà trở lại vào người bà. Ở đây bà R. Mantain chỉ thấy "hồn" mình chưa thật sự đi vào thế giới bên kia. Một tài liệu khác cho biết ông Gerard Chouraqui, cố vấn pháp luật tại Paris đã trãi qua hai ngày ở giữa chặng đường biên giới giữa cõi sống và cõi chết. Theo lời thuật lại của chính ông sau khi được các bác sĩ giải phẩu cứu thoát căn bệnh hiểm nghèo thì ông như trôi vào một lỗ đen tối yên lặng một cách dễ sợ. Cái lỗ ấy giống như đường hầm hun hút và ông tự nhủ thầm với cái vía của mình lúc ấy là: " Mình đang rơi vào địa ngục". Một lúc sau, ở cuối lỗ đen ấy xuất hiện chút ánh sáng. Rồi ánh sáng tỏa ra sáng dần khiến mắt bị chói lòa như ánh hào quang muôn sắc bao phủ. Lúc này thân xác ông bị cuốn hút vào chỗ sáng lòa ấy với vận tốc nhanh một cách lạ kỳ để đến một nơi yên tĩnh, êm đềm trắng xóa như tuyết nhưng không nóng không lạnh. Cơ thể và đầu óc bỗng như bị một năng lực siêu phàm nào đó làm quay đảo và trước mắt ông là quãng đời qua, nào vợ, nào con, nào nhà cử, họ hàng bè bạn... Tất cả hiện ra rõ ràng như thật và bỗng nhiên niềm yêu thương cảm mến dâng tràn và ông có ý hướng muốn quay lại với các người thân. Thế rồi ông bừng tỉnh. Bác sĩ cho biết là ông đã trãi qua gần 20 giờ giải phẫu. Hiện nay, qua hàng ngàn bằng chứng thu thập, các nhà nghiên cứu thấy không phải luôn luôn hình ảnh về bên kia thế giới của những người đã trãi qua một thời gian coi như "tạm rời bỏ chốn gian trần" vì một nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, cũng cần phải phân tích cân nhắc nghiên cứu kỹ về các hình ảnh mà những con người vừa đặt chân vào bên kia thế giới trở về kể lại. Trường hợp của những người bị đánh thuốc mê giải phẫu thì phần lớn các hình ảnh họ thấy thường là khoảng không gian tối đen rồi xen lẫn những lóe sáng lạ lùng. Theo các nhà sinh tâm lý học thì có sự tác động của bộ não, nơi tầng sâu kín nhất tạo nên những hình ảnh kỳ lạ này. Ðiều cần lưu ý là lúc gây mê nhịp tim vẫn còn đập, khác với những người được xem như chết hẳn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nghiên cứu về vấn đề này vẫn cảm thấy có bất ổn trong việc nhận định như trên vì có thể các hình ảnh về đường hầm tối đen kia chính là biên giới, là con đường vào cõi chết và khi ánh sáng lóe tỏa ra chính là lúc người chết bắt đầu bước vào ven bìa của cõi chết hay thế giới bên kia. Nhưng sở dĩ người ấy chỉ thấy được chừng đó thôi là bởi nguyên nhân họ chưa thật sự chết hẳn. Bác sĩ chuyên về khoa tâm sinh lý học Patri Dewarin đã nghiên cứu rất nhiều trường hợp như đã kể trên và ông đã nêu ra một nghi vấn khá lạ lùng, lý thú đó là sự lập lại của chu kỳ của mỗi đời người. Lúc đứa bé lọt lòng mẹ, hình ảnh của nó là trôi qua một khoảng tối om, qua một đường hầm sâu thẳm để rồi khi hoàn toàn đã lọt lòng mẹ, bé lại cảm thấy như rơi vào một đường hầm tối đen khác để rồi lại thấy ánh sáng chan hòa, vậy có thể đây là một thế giới mới. Ðiều này đã khiến cho một số nhà nghiên cứu nghĩ đến vấn đề hậu kiếp, vấn đề đầu thai ở một kiếp khác v.v... Vấn đề nghiên cứu về những gì hiện hữu ở đằng sau cái chết quả thật cho đến nay vẫn còn tiếp tục trong giai đoạn, tiến trình nghiên cứu. Các nhà sưu tập dữ kiện qua các lời khai của nhân chứng đã đi đến một số khái quát về thống kê như sau: Theo lời thuật lại của những người đã ít nhất một lần di vào cõi chết thì cứ 120 người, có khoảng 23% cho thấy họ rơi vào một khoảng hun hút tối đen rồi thấy ánh sáng chan hòa. 16% thấy thoải mái tâm hồn như đang vào cảnh yên bình diệu vợi. Khoảng 40% cảm thấy mình như lìa khỏi xác để lơ lửng nhẹ nhành vào quảng vô biên. Ngoài ra, theo các tài liệu thu thập có tính cách chính xác, các nhà nghiên cứu đã phân ra các trường hợp đáng quan tâm hơn, đó là sự miêu tả cảnh trí, người và vật ở bên kia thế giới. Nhà bác học Aoriani Rani có lần bị chấn thương sọ não và ông đã được ghi nhận là "đã qua đời" nhưng lạ lùng thay, sau một ngày đêm ở phòng lạnh ông tỉnh lại và đã kể rõ ràng rằng "tôi đi qua một cái cầu cất cao như lơ lửng trên bầu trời tối đen. Tôi sợ sệt run rẩy không dám bước nhưng có tiếng nói xa vắng bên tai, như ra lệnh, như hối thúc tôi hãy đi mau, tiến về phía trước kia kìa...", thế rồi như có một lực kỳ diệu đẩy tôi lướt về phía trước, nơi đó như le lói ánh đèn. Từ xa, tôi nghe như tiếng lao xao và vô số người chen chúc như chuẩn bị bước lên bờ của một cái hố đen ngòm sâu thẳm ..." Tiến sĩ Kenneth Ring ghi trong tài liệu sưu tập của mình một vấn đề mà ông đánh dấu nhiều ngôi sao để tạo sự chú ý. Ðó là lời kể của những người đi vào cõi chết, họ khẳng định là đã gặp những thân nhân hay bạn bè đã chết trước đó. Những người này có gương mặt thoáng hiện thoáng khuất và yên lặng. Ðiều đáng quan tâm là chỉ gặp lại phần lớn những người mới chết còn những người đã chết quá lâu thì hiếm gặp. Vậy câu hỏi được đặt ra là những người ấy đi đâu? Phải chăng nếu tin vào thuyết luân hồi thì họ đã tái sinh vào nơi nào đó. Còn những người mới gặp thì đang chờ đợi đi vào kiếp lai sinh? Trên thế giới, hiện vấn đề này xảy ra không riêng gì cho một quốc gia nào, nơi đâu cũng đều có những người chết sống lại, cho dù sự miêu tả của họ về những cõi chết có khác nhau nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng họ đã thấy và thấy cái gì đó. Tại Việt Nam, trường hợp này không phải là hiếm. Bà Lê Thị Duyên sống tại chợ Vườn Chuối năm 1972 bị trúng gió và qua đời. Người nhà khóc lóc lo việc tẩm liệm... nhưng hai ngày sau, bà vươn vai ngồi dậy khiến mọi người hoảng hồn. Bà nói như đang nói chuyện bình thường với người trong nhà. - Người ta đuổi tôi lên, dưới đó tối tăm dễ sợ lắm, tôi có gặp ông chủ Cửu Hợi, ông nói đói lạnh lắm, cúng cho ông..." Trong các báo cáo của các nhà nghiên cứu về cõi chết và linh hồn có rất nhiều vấn đề làm mọi người trong thời đại khoa học ngày nay ngạc nhiên và sửng sốt. Ngạc nhiên và sửng sốt không những vì vấn đề được nêu ra mà còn vì chính do các nhà khoa học nổi danh đã viết như Bác Sĩ B.ẸSchwarz, Ian Stevenson, Alexander Graham Bell, D. Danielle v..v... họ cho biết như sau: - Chết không phải là hết, cát bụi lại trở về cát bụi, chỉ là đối với thân xác, là phần giả tạm mà thôi, còn phần mà ta gọi là linh hồn đã thoát ra khỏi thể xác khi con người chết đi. Linh hồn ấy dật dờ trôi nổi, phiêu du... và khi chết điều tiên khởi lúc bước vào cõi chết là cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, linh hồn chuyển qua những đoạn đường dài hun hút tối tăm để rồi dần dần tới một nơi đầy sương khói và sau đó là một vùng chan hòa muôn ngàn tia sáng với những âm thanh huyền diệu lạ lùng.... Theo bác sĩ Ian Stevenson thì "chúng tôi chỉ mới nghiên cứu và phân tích đến chặng đường đó và có lẽ câu hỏi : "có gì đằng sau sự chết" vẫn chưa có lời giải đáp trong giai đoạn hiện nay nhưng hy vọng ở tương lai không xa, nhân loại sẽ biết rõ được điều mà từ cổ đại đến nay họ quan tâm thắc mắc.
LỜI NGUYỀN NƠI KIM TỰ THÁP AI CẬP
Một tấm thảm kịch lạ lùng kinh dị cùng diễn ra một lần tại hai nơi rất xa khi con chó của nhà khảo cổ lừng danh Lord Carnarvon bỗng nhiên hốt hoảng tru lên những tiếng hãi hùng rồi lăn ra chết đúng vào lúc người chủ thân yêu của nó là Lord Carnarvon ở cách xa đến hàng ngàn dậm cũng tự nhiên kêu lên một tiếng rồi ngã vật ra trút hơi thở cuối cùng trong một căn phòng của khách sạn ở Cairo, thủ đô Ai Cập. Câu chuyện khởi đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1929, khi nhà khảo cổ Lord Carnarvon và đoàn thám hiểm của ông đục phá cửa đá bí mật của Kim Tự Tháp nổi tiếng ở Ai Cập để đột nhập vào ngôi mộ của vua Tutankhamen. Chính ngay ở ngôi mộ cổ này, Howard Carter đã khám phá ra được thêm một kho tàng vô giá vượt ngoài sức tưởng tượng hoặc ước mơ của họ, những đồ vật bằng vàng khối, những bảo thạch, những đồ dát ngọc tập trung nơi chiếc quan tài rực rỡ chứa đựng thi thể vua, nơi đây hai nhà khảo cổ còn tìm thấy được những thứ mà từ lâu họ từng thiết tha mong đợi. Ðiều làm cho kẻ đột nhập ngôi cổ mộ trong thấy trước tiên có lẽ là hàng chữ khắc trong vách đá, hàng chữ mà nội dung là cả một lời nguyền đầy vẻ cảnh cáo hăm dọa : "Kẻ nào làm quấy động giấc ngủ của Pharaon (vua Ai Cập) đều phải chết!" Không ai có thể ngờ được, nhất là đối với nhà khoa học, dòng chữ khắc trên đá ấy lại là cả một lời nguyền với sức mạnh siêu linh huyền bí tác động lên những ai dám mạo hiểm đột nhập vào ngôi cổ mộ của vua Ai Cập. Về sau, những người dấn thân vào việc khám phá Kim Tự Tháp và đến bên áo quan của vua Tutankhamen đều lần lượt trả giá rất đắt. Trước tiên là nhà khảo cổ Lord Carnarvon, một hôm đang ngủ trong căn phòng của khách sạn Continental thì bỗng nhiên thức dậy nói lẩm bẩm như người ngủ mê: - Tôi cảm thấy thích chốn địa ngục. Vừa lúc đó con trai của ông chạy vào lo lắng hỏi han, nhưng nhà khảo cổ vẫn lẫm bẩm câu nói quái gỡ ấy và ngớ ngẩn như chẳng còn biết gì ở chung quanh. Ðêm đó, ông trút hơi thở cuối cùng. Cùng thời điểm ấy, con chó nhà ông tru lên từng hơi... Sau đó không lâu tại khách sạn này, nơi trú của một nhà khảo cổ quan sát về Kim Tự Tháp Ai Cập lại xảy ra một thảm kịch nữa, nhà khảo cổ Mỹ là Arthur Mace tự nhiên kêu van là mệt mỏi rồi bất thình lình vùng dậy tất tả đi về hướng Kim Tự Tháp và đòi vào thăm cho được chiếc quan tài của vua Ai Cập Tutankhamen lần nữa mặc dù đêm đã khuya. Thế rồi, Arthur Mace nấc lên và chết. Các bác sĩ không tìm được nguyên nhân của cái chết của nhà khảo cổ này. Mọi người chưa dứt sự bàng hoàng về cái chết lạ kỳ trên thì George Gould, bạn của nhà khảo cổ Carnarvon (người đã vào tận hầm mộ của vua Ai Cập trong Kim Tự Tháp và đã chứng kiến tận mắt xác thân và gương mặt của nhà vua) bỗng nhiên lên cơn sốt dữ dội và chết sau một đêm không chợp mắt. Tiếp đến, Reid, người đã chiếu tia X qua xác ướp của vua Tutankhamen để mong khám phá những điều mới lạ đã chết một cách đột ngột. Rồi điều kinh dị khác xảy ra; người thư ký của nhà khảo cổ Carnarvon (đã theo ông ta bất cứ nơi đâu trong các cuộc khảo sát Kim Tự Tháp) được phát giác là đã chết khi đang nằm trên giường ngủ, theo bác sĩ khám nghiệm thì người thư ký này chết vì chứng trụy tim. Chưa hết, nhà tư bản công nghiệp Anh là Joel Wool, một trong những người đào hầm mộ của vua Tutankhamen cũng tự nhiên chết sau một cơn sốt lạ kỳ. Tính kỹ lại thì chỉ trong vòng có 6 năm sau cuộc khai mở canh cửa bí mật nơi Kim Tự Tháp của đoàn khảo cổ để vào tận mộ của vua Ai Cập, đã có 12 người chết một cách bí mật dị kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét