Những tuyệt phẩm thư pháp của thiền sư Nhật Bản


Mời quý độc giả thưởng thức một số tác phẩm tiêu biểu của các thiền sư Nhật Bản:


1 - Thiền sư Nhất Hưu (Ikkyu), là con của hoàng đế Gokomatsu, được nuôi lớn trong một thiền viện.
Sau khi sư phụ mình viên tịch, sư từ chối đảm nhiệm trụ trì mà bắt đầu cuộc sống du phương.
Cho đến 80 tuổi sư mới nhận trú trì chùa Daitokuji (Đại Đức tự).
Thiền sư Ikkyu có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của hầu hết mọi nghệ thuật
thiền, thư pháp, hội họa, trà đạo,và vườn cảnh.


"Nhất Hưu" - thư pháp của thiền sư Nhất Hưu
Ngài giải thích tên của mình rằng đó là biểu tượng cho sự ngắn ngủi của kiếp người,
và chúng ta thật dại dột khi tìm cách tránh né những gì đang xảy đến.

2 - Bạch Ân Huệ Hạc Hakuin Ekaku
(1685-1768) xuất gia ở một thiền viện vào năm 15 tuổi. Sư tu tập ở rất nhiều chùa trước khi trở thành trú trì Shoinji ở gần Nara. Ngài có lẽ là nhân vật vĩ đại nhất trong tất cả các thiền sư họa sĩ, giới thư pháp thiền, và nhất là nhân vật trung tâm Tông Lâm Tế thiền tông Nhật Bản. Ngài sở hữu một khả năng khác thường, thiền sư này đã chuyển tải ý nghĩa của Thiền đến đông đảo quần chúng thuộc mọi tầng lớp và các tông phái trong đạo Phật. Mặc dù Hakuin đã chọn làm việc tại một ngôi chùa nhỏở nông thôn, nhưng thường được mời giảng bài, và tác phẩm của ông được xuất bản, cuối cùng đã đưa anh nổi tiếng.
Tác phẩm của ông có thể gây cho người xem cảm giác như phóng túng, hài hước, hoặc đôi khi thậm chí gây sốc, nhằm mục đích đánh thức những tâm khảm sâu kín của người thưởng lãm vào một quán niệm sâu sắc hơn về tôn giáo vàđời sống tinh thần.
Tác phong phú của ông tiếp tục duy trì tầm quan trọng then chốt trong phái ThiềnLâm Tế. Công việc củaHakuin, vừa là lãnh đạo tinh thần và là họa sĩ, đã có mộtảnh hưởng sâu sắc trên cách thức tiếp cận với thiền học và nghệ thuật thiền đạo.


"Trung", và "Thiên" (ngàn), thư pháp của thiền sư Bạch Ân Huệ Hạc


"Phật" , thư pháp của thiền sư Bạch Ân Huệ Hạc


"Tử" - thư pháp của thiền sư Bạch Ân Huệ Hạc.
Người nào thông suốt được cái chết thì trở nên bất tử

























3 - Takuan , sư xuất gia rất sớm, du phương rất nhiều nơi. Ngoài thư pháp điêu luyện, Sư nổi tiếng với việc
đặt tên cho món củ cải dầm, thích luận giải về thiền và kiếm thuật.

"Vân tán nhạc thanh" ( Mây tan hiện núi xanh), thư pháp của thiền sư Takuan

4 - Từ Vân Âm Quang (Jiun), Hơn các nhà thư pháp khác, thiền sư Jiun biểu tượng cho ý tưởng
thư pháp linh tự (sacred calligraphy) của Đông phương. Sư là nhà nghiên cứu tiếng Sankrit đầu tiên ở Nhật Bản.
Thư pháp chữ Hán của sư được đánh giá là kiệt tác trong thư pháp thiền.


"Nhất Phật thừa". thư pháp của thiền sư Jiun


"Nhật nhật thị hảo nhật" (mỗi ngày đều là ngày tốt lành), thư pháp của thiền sư Jiun

5 - Thiên Nhai Nghĩa Phạm (Sengai Gibon), Ngài cũng là một họa sỹ thiền sư.
Sinh trưởng ở vùng Mino, năm 40 tuổi sư được cử trú trì chùa Shofukiji ở miền Nam Nhật Bản.
Hơn hai mươi năm sau, Sengai nghỉ ngơi và dành trọn cuộc đời còn lại cho hội họa, thư pháp ,
khách đến thăm rất nhiều đến nỗi sư viết thông báo: “Hôm nay Sengai đi vắng”,
vì thế nên sư đã sáng tác một số lượng tác phẩm đáng kể.

"Vô hành", thư pháp của thiền sư Sengai



"Minh viễn"
Thư pháp của Sengai viết bằng chữ thảo nhưng rất rõ ràng, nét chữ trôi chảy, tự nhiên.

* Đăng Tuệ ts tổng hợp