Võ Đức Diên |
Anh Võ Đức Diên, một cư dân người Việt của thành phố Morgan Hill, tiểu bang California ở Mỹ vừa qua đã được vinh dự để ra đề thi tuyển học sinh giỏi toán của thế giới. Anh Võ Đức Diên cũng đã ra hầu hết những đề thi để chọn sáu học sinh giỏi toán cuối cùng đại diện cho Hoa Kỳ để tham dự cuộc thi thế giới này được tổ chức tại Columbia, Nam Mỹ trong tháng tới. Kỳ thi này được tham gia bởi học sinh của hầu hết các quốc gia. Mỗi quốc gia gồm sáu học sinh tham dự. Riêng sáu học sinh đại diện nước Mỹ được vinh dự là sẽ gặp trực tiếp Tổng Thống Mỹ trước khi lên đường.
Được biết rằng không một cá nhân nào tự nhiên có thể ra đề thi và gửi đến cho ban tổ chức kỳ thi giỏi toán thế giới. Theo quy luật người đó phải gửi những đề thi đến hội toán học của quốc gia mà họ ở để được xét duyệt xong rồi hội toán học của quốc gia đó sẽ gián tiếp đề nghị đến ban tổ chức.
Những đề thi do anh Võ Đức Diên đặt ra không những đã được hội toán học Hoa Kỳ đề nghị lên ban tổ chức mà còn được sự đề nghị của bộ giáo dục của quốc gia kinh đào Panama. Anh Diên nói rằng “Tôi ra hơn bảy mươi bài toán khó để người ta chọn lựa và hai quốc gia Mỹ và Panama đã chọn ba trong số đó. Trong những bài còn lại hai bài được chọn cho cuộc thi học sinh giỏi của hai mươi quốc gia Nam Mỹ La Tinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và hai bài nữa được chọn để thi học sinh giỏi của các quốc gia Trung Mỹ và những quốc gia thuộc vùng Caribbean.”
Lý do anh Diên có được vinh dự này cũng chẳng qua cũng là một sự tình cờ. Anh tâm sự rằng đối với anh giải toán là một bản năng tự nhiên từ xưa đến nay. Một bữa nọ anh đọc tờ báo và thấy được một cái weblink về toán học thế giới http://www.mathlinks.ro. Sau khi mở ra xem thì anh thấy có rất nhiều bài thi thế giới đã trải qua nhiều thập niên không ai giải cả và anh ta đã giải và đã giải hầu hết những bài đó. Những bài giải đó đã được anh ta bỏ vào nhiều cuốn sách và những cuốn sách này đã được thư viện của nhiều trường đại học nổi tiếng của thế giới mua để sinh viên nghiên cứu và học hỏi. “Sự thật thì năm nào cũng có nhiều bài mà không ai giải hoặc có thể là không giải được nên chuyện toán học và giải toán của tôi vẫn sẽ tiếp tục vì đây là một cái thú giải trí của tôi,” anh Diên tâm sự. Trong những cuốn sách đó anh Diên đã đặt ra những bài toán với độ khó tương đương và những bài này đã đập vào mắt của những giáo sư, giáo viên có trách nhiệm ra đề thi chọn học sinh giỏi toán của nước họ, và họ đã email xin được dùng những bài đó trong những cuộc thi của nước họ. “Những nước này gồm Mỹ, Panama, Ái Nhĩ Lan, Nam Phi và ba trưòng đại học Stanford, Harvard và MIT của Mỹ,” anh Diên nói. Không những vậy mỗi năm cứ đến mùa thi thì họ xin hai mươi cái đề khác nhau về hình học, đại số, tích phân, .v..v… và cứ vậy mỗi năm tôi ra khoảng sáu chục bài để chia cho họ. Phần lớn những đề thi tôi gửi đi đều không kèm theo bài giải để hội toán học của nước đó làm thử để xem độ khó trước. Nếu họ làm ra trong một khoảng thời gian nhất định thì họ đem ra để thi bằng không thì họ không dùng nó cho cuộc thi.”
Việc làm này đối với anh Diên cũng chỉ để mang lại lợi ích chung cho xã hội mà thôi và chỉ mang lại danh dự cá nhân nếu có chứ chẳng có đem lại lợi nhuận gì cả. Anh ta cũng coi việc làm này là chuyện bình thường vì đối với anh Diên đây là một chuyện bình thường mà thôi.
Được biết từ lâu anh Võ Đức Diên đã viết nhiều phóng sự về khoa học, kỹ thuật, hàng không cũng như toán học với những bài viết được đăng trên nhiều mạng khác nhau.
Anh Diên cũng là cộng sự viên duy nhất của trang web http://www.cut-the-knot.org/. Trang web này có đầy đủ những công thức, định lý và lý luận về toán học khó tìm ra trên mạng và anh đã giải và bổ sung vào trang đó bài giải của những bài toán khó. Trang web này cũng đã giành được hơn hai mươi giải thưởng từ các hội đoàn giáo dục, khoa học, kỹ thuật và những công ty lớn của thế giới.
Anh Diên nói “Đối với tôi góp phần vào việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một niềm vui và khích lệ lớn
Được biết rằng không một cá nhân nào tự nhiên có thể ra đề thi và gửi đến cho ban tổ chức kỳ thi giỏi toán thế giới. Theo quy luật người đó phải gửi những đề thi đến hội toán học của quốc gia mà họ ở để được xét duyệt xong rồi hội toán học của quốc gia đó sẽ gián tiếp đề nghị đến ban tổ chức.
Những đề thi do anh Võ Đức Diên đặt ra không những đã được hội toán học Hoa Kỳ đề nghị lên ban tổ chức mà còn được sự đề nghị của bộ giáo dục của quốc gia kinh đào Panama. Anh Diên nói rằng “Tôi ra hơn bảy mươi bài toán khó để người ta chọn lựa và hai quốc gia Mỹ và Panama đã chọn ba trong số đó. Trong những bài còn lại hai bài được chọn cho cuộc thi học sinh giỏi của hai mươi quốc gia Nam Mỹ La Tinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và hai bài nữa được chọn để thi học sinh giỏi của các quốc gia Trung Mỹ và những quốc gia thuộc vùng Caribbean.”
Lý do anh Diên có được vinh dự này cũng chẳng qua cũng là một sự tình cờ. Anh tâm sự rằng đối với anh giải toán là một bản năng tự nhiên từ xưa đến nay. Một bữa nọ anh đọc tờ báo và thấy được một cái weblink về toán học thế giới http://www.mathlinks.ro. Sau khi mở ra xem thì anh thấy có rất nhiều bài thi thế giới đã trải qua nhiều thập niên không ai giải cả và anh ta đã giải và đã giải hầu hết những bài đó. Những bài giải đó đã được anh ta bỏ vào nhiều cuốn sách và những cuốn sách này đã được thư viện của nhiều trường đại học nổi tiếng của thế giới mua để sinh viên nghiên cứu và học hỏi. “Sự thật thì năm nào cũng có nhiều bài mà không ai giải hoặc có thể là không giải được nên chuyện toán học và giải toán của tôi vẫn sẽ tiếp tục vì đây là một cái thú giải trí của tôi,” anh Diên tâm sự. Trong những cuốn sách đó anh Diên đã đặt ra những bài toán với độ khó tương đương và những bài này đã đập vào mắt của những giáo sư, giáo viên có trách nhiệm ra đề thi chọn học sinh giỏi toán của nước họ, và họ đã email xin được dùng những bài đó trong những cuộc thi của nước họ. “Những nước này gồm Mỹ, Panama, Ái Nhĩ Lan, Nam Phi và ba trưòng đại học Stanford, Harvard và MIT của Mỹ,” anh Diên nói. Không những vậy mỗi năm cứ đến mùa thi thì họ xin hai mươi cái đề khác nhau về hình học, đại số, tích phân, .v..v… và cứ vậy mỗi năm tôi ra khoảng sáu chục bài để chia cho họ. Phần lớn những đề thi tôi gửi đi đều không kèm theo bài giải để hội toán học của nước đó làm thử để xem độ khó trước. Nếu họ làm ra trong một khoảng thời gian nhất định thì họ đem ra để thi bằng không thì họ không dùng nó cho cuộc thi.”
Việc làm này đối với anh Diên cũng chỉ để mang lại lợi ích chung cho xã hội mà thôi và chỉ mang lại danh dự cá nhân nếu có chứ chẳng có đem lại lợi nhuận gì cả. Anh ta cũng coi việc làm này là chuyện bình thường vì đối với anh Diên đây là một chuyện bình thường mà thôi.
Được biết từ lâu anh Võ Đức Diên đã viết nhiều phóng sự về khoa học, kỹ thuật, hàng không cũng như toán học với những bài viết được đăng trên nhiều mạng khác nhau.
Anh Diên cũng là cộng sự viên duy nhất của trang web http://www.cut-the-knot.org/. Trang web này có đầy đủ những công thức, định lý và lý luận về toán học khó tìm ra trên mạng và anh đã giải và bổ sung vào trang đó bài giải của những bài toán khó. Trang web này cũng đã giành được hơn hai mươi giải thưởng từ các hội đoàn giáo dục, khoa học, kỹ thuật và những công ty lớn của thế giới.