Học nấu 25 loại bún làm mê mẩn người Sài Gòn


1. Bún đậu mắm tôm



Đây là món ăn đang 'làm mưa làm gió' ở Sài Gòn, không giữ được toàn vẹn hương vị như ở Hà Nội nhưng cũng đủ để những người con xa quê vơi đi cảm giác nhớ nhà.

Bún đậu mắm tôm tuy là món ăn giản dị nhưng lại là khoái khẩu của rất nhiều người.

Nguyên liệu:

- Bún: 500 gr
- Đậu phụ: 3 bìa
- Mắm tôm: 50 gr
- Rau sống ăn kèm
- Quất, ớt, đường, dầu ăn.



Cách làm:

Bước 1: Đậu phụ cắt dọc làm đôi, rán vàng.



Bước 2: Mắm tôm cho ra bát, thêm 1 thìa đường, nước quất (2 quả), 2 thìa dầu ăn vừa rán đậu.



Sau đó dùng đũa khuấy thật đều hỗn hợp, thêm ớt tươi nếu thích ăn cay.



Bước 3: Bày bún, đậu phụ rán, rau sống ra đĩa.



Bún đậu mắm tôm ăn kèm với chả quế, chả cốm hoặc nem rán vô cùng hợp và ngon.

2. Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng bình dị như chính tên gọi nhưng ai đã một lần thưởngthức sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, dịu nhẹ mà nó mang lại.Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món ăn là thịt cá rô đồng chiênvàng cùng nước dùng thoang thoảng hương thì là thơm ngon.


Nguyên liệu:

Cá rô đồng, chọn những con có trứng: 1kg
Cần nước: 1 bó
Bạc hà: 0,5kg
Cà chua: 0,5kg
Bún: 1kg

Rau muống bào, bắp chuối bào, rau thơm, hành tím, hành lá, thì là, mắm, muối, bột ngọt, tiêu, ớt, bột nghệ (dùng củ nghệ tươi giã nát lọc lấy nước, cá sẽ thơm ngon hơn).

Thực hiện:


- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Cần nước rửa sạch, để ráo, thái khúc dài bằng lóng tay.
- Bạc hà lột bỏ phần vỏ xanh, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, xốc sơ qua nước muối, để ráo.
- Rửa sạch rau muống bào, bắp chuối bào, rau thơm. Rảy ráo nước.
- Hành tây thái mỏng.
- Thì là, hành lá rửa sạch, thái nhuyễn.
- Cá rô làm sạch, đánh vẩy.
- Lấy khoảng 1/3 cá rô, lạng lấy thịt, giã nhuyễn, trộn chung với giò sống, ít tiêu, bột ngọt. Viên thành viên chả cá vừa ăn.
- Cho phần cá còn lại vào nồi, luộc chín gỡ lấy thịt chia làm hai phần. Một phần tẩm ướp gia vị, nước mắm, bột nghệ, tiêu, sau đó phi thơm hành cho cá vào xào khoảng 10 phút trên lửa nhỏ. Phần thứ hai ướp với ít bột ngọt, tiêu, chiên sơ. Khi ăn sẽ chiên thêm lần nữa cho cho cá giòn.
- Phần trứng cá ướp sơ với gia vị và nghệ. Chiên trứng cá với dầu phi hành tím. Khi chiên nhớ khéo léo giữ nguyên hình dáng của trứng cá.
- Sau khi gỡ hết phần thịt cá, bạn giã nát xương và đầu cá cho vào một túi vải nhỏ. Cho túi xương vào nồi nước luộc, hầm khoảng 30 phút để làm nước dùng.
- Hành tím và gừng cho lên bếp nướng đến khi thơm thì bỏ ra rửa sạch, đập dập cho vào nồi nước dùng.
- Lấy túi xương cá khỏi nước dùng, cho cà chua vào đun sôi thêm một dạo. Cho phần chả cá vào nồi, nấu chín. Nêm nếm vừa ăn.

Thưởng thức:

- Cho bún vào tô, lần lượt xếp cá chiên, cá xào, chả cá, trứng cá, hành lá, thì là, ớt, tiêu, rồi rưới nước dùng lên. Dùng kèm với rau sống.

An Huỳnh 
Theo Infonet


3. Bún chả Hà Nội



Bún chả là đặc sản Hà Nội, mỗi khi nhắc đến người ta sẽ hình dung ramột món ăn đậm đà với các nguyên liệu bún, thịt nướng, chả và nem. Bátbún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chíntới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủxanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.


Nguyên liệu:


- Thịt ba chỉ thái miếng: 0,7kg (sử dụng thịt gối là ngon nhất)
- Thịt nạc vai xay nhỏ: 0,5kg
- Hành hoa cắt nhỏ: 20g
- Tỏi băm nhỏ: 10g
- Đường màu caramel: 3 thìa súp
- Nước mắm: 3 thìa súp
- Đường: 1 thìa súp
- Muối, hạt tiêu vừa ăn
- Mỡ nước: 1 thìa súp
- Cà rốt, đu đủ xanh thái miếng mỏng bóp qua muối cho mềm, rửa sạch
- Nước chấm
- Bún: 1,5kg



Chúng ta có thể làm thêm chả băm ...

Cách làm:


- Ướp thịt cùng các gia vị nhóm 1 khoảng 20 phút. Lưu ý ướp phần thịt miếng riêng, phần thịt đã xay riêng.
- Kẹp thịt miếng vào các kẹp tre (có thể mua tại chợ Mơ) và nướng trên than hoa, lật trở đều tay, thịt chín đều là được
- Phần thịt xay được viên hơi dẹt, lưu ý khi viên hơi nhào chặt để viên thịt có độ kết dính tốt, rán qua rồi cho lên vỉ kẹp nướng trên than hoa hoặc nướng ngay trên than hoa, trở đều tay thịt chín tới là được. Có thể phết thêm mỡ nước trong quá trình nướng để thịt không bị khô.



Và nem rán ăn cùng

Nguyên liệu cho nước chấm:


Nước dùng gà trong: 500ml
Nước dừa tươi: 500ml
Đường: 300g
Nước đường caramel: 125g
Muối: 20g
Nước mắm: 125ml
Tỏi băm nhỏ: 50g
Ớt tươi băm nhỏ: 50g
Nước cốt chanh: 200ml
Dấm gạo: 100ml
Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g
Hạt tiêu xay mịn: 10



Nước dùng không thể thiếu tỏi, ớt và dưa góp.

Cách pha nước chấm:

Đun sôi hỗn hợp nhóm 3, sau đó cho cả nồi nước chấm này ngâm vào nước lạnh, khi nước chấm nguội cho các nguyên liệu nhóm 4 vào trộn đều. Nước chấm này có thể dùng cho món Bún chả, nước chấm cho nem Sài Gòn, nem Hà nội..
Cách ăn: Vì bún lạnh, nên nước chấm thường phải được đun âm ấm, cho chả đã nướng, dưa góp vào nước chấm. Bún được để bên cạnh, ăn đến đâu gắp bún chấm đến đấy. Ăn thêm cùng các loại rau thơm, rau xà lách và giá đỗ.

4. Bún bò Huế

Có nguồn gốc từ cố đô Huế, bún bò từ lâu đã trở thành món ăn rất đượcngười Sài Gòn ưa thích. Nước dùng đậm đà, vị cay xé lưỡi, ăn sáng, ăntrưa hay ăn tối đều thích hợp là những ưu điểm của món ăn này. Bên cạnhđó, bún bò Huế còn được biến tấu với nhiều thành phần như bún bò giò,bún bò chả, bún bò tái, gân... vừa ngon miệng vừa không gây cảm giác ngấy.

Nguyên liệu:

- 1kg bắp bò; 500g xương ống; 300g chả Huế. 2kg bún tươi sợi lớn. 500g giò heo.
- 10 cây sả; 1 trái dứa; 1 của hành tây; hành tím; ruốc Huế; 2 củ gừng.
- Ớt trái, tiêu, đường, muối, nước mắm, màu hạt điều. Rau sống các loại: bắp chuối, xà lách, rau muống, húng quế, chanh...

Cách chế biến:




- Xương ống rửa sạch, luộc sơ qua. Bắp bò rửa với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại thật sạch. Giò heo thái khúc, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi luộc chín.


- Dứa gọt vỏ, thái khúc, sả cây rửa sạch, đập dập. Gừng rửa sạch, nướng sơ qua rồi cho vào nồi nước ninh chung với xương ống. Pha nước lọc với hai thìa canh mắm ruốc, lược qua rồi cho vào nồi nước dùng đang ninh.
- Trong quá trình ninh, nhớ thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong. Sau khi ninh xong, vớt bỏ dứa và gừng, nêm lại gia vị vừa miệng. Cho ít màu hạt điều vào để nồi nước dùng có màu vàng đẹp mắt.


- Thịt bắp bò chín mềm vớt ra cho vào nước sạch để thịt nguội rồi vớt ra để ráo nước. Thịt bắp để nguội thái lát thịt sẽ không bị bể hay nát.


- Làm nóng chảo dầu trên bếp, cho ớt trái, tỏi, hành tím bằm vào cùng ít màu hạt điều để làm sa tế.


- Bún sợi lớn được chần sơ qua nước sôi rồi cho vào bát.


- Cho bún vào bát, tiếp đến cho giò heo, thịt bắp bò, chả Huế lên trên. Chan nước dùng ngập mặt, cho ít rau răm, hành tây, ớt thái lát vào. Dùng nóng bún bò với ớt sa tế và đĩa rau sống. Nếu thích ăn thịt bò tái, bạn có thể thay thế cho bắp bò cũng với cách nấu như trên.

5. Bún thang


Tuy không phổ biến ở Sài Gòn như các loại bún, miến, phở khác của HàNội, bún thang cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Ăn búnthang một lần rồi sẽ nhớ mãi bát bún nhiều màu sắc, vị cay nồng của ớt,tỏi, vị ngọt của xương trong nước dùng. Đó còn là mùi thơm ngào ngạtcủa bát nước dùng bốc khói nghi ngút hấp dẫn người ăn… Vì lẽ đó, mónbún thang đã trở thành một món ngon đặc sản Hà thành hấp dẫn thực khách.


Với cách nấu bún thang này bạn cần chuẩn bị nhũng nguyên liệu sau:

½ con gà ta
2 quả trứng vịt
100g giò lụa
500g xương hom hay xương ống heo
1,5 kg bún sợi nhỏ
100g tôm khô, 2-3 cái râu mực khô (hoặc sá sùng)
200g tôm sú
Hành lá, rau răm, hành khô và gừng nướng, nấm hương, củ cải khô
Mắm tôm, gia vị, nước mắm, 1 chút đường phèn, giấm, đường cát trắng




Gà làm sạch, luộc với nước, khi nước sôi cho một chút gia vị và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong.



Khi gà chín vớt ra bát nước lạnh rửa sạch, xé hoặc thái miếng nhỏ.



Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương.



Đem xương rang với gia vị đến khi thơm thì đổ nước vào ninh để xương mềm, chắt lấy nước.



Tôm khô rửa sạch cho vào chảo rang thơm, râu mực đem nướng chín. Nếu có sá sùng thì nước dùng của bạn sẽ thơm ngon lắm đấy, nhưng vì giá thành rất cao và tìm mua cũng không dễ chút nào nên dùng râu mực cũng ngon lắm rồi.


Sau khi vớt gà ra thì cho tôm khô, râu mực, nấm hương rửa sạch, 1 chút đường phèn vào ninh 2-3 tiếng, khi nào chuẩn bị ăn thì trụng lẫn nước hầm xương vào đun thêm 30 phút nữa. Trong cách nấu bún thang thì nước dùng là thứ vô cùng quan trọng, bạn cần chú ý khâu này nhé!



Trứng vịt đánh tan, cho một lớp dầu chỉ đủ láng chảo rồi đổ trứng vào tráng mỏng.



Để trứng thật nguội rồi mới đem thái chỉ.




Tôm sú luộc với chút nước đem bóc vỏ, giã nhỏ rồi sao vàng với dầu ăn và nước mắm cho thơm làm ruốc tôm.



Giò lụa thái chỉ.



Củ cải ngâm nước ấm cho nở, rửa lại bằng nước đun sôi để nguội rồi trộn với giấm và đường để 30 phút.



Rau răm và hành lá thái nhỏ.




Khi ăn chần bún, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong rồi.



Nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì bạn cho ½ thìa café lên trên nhé!

Bún thang là món ăn rất cầu kỳ và tinh tế của người Hà Nội, để có được một nồi bún thang ngon thể hiện sự khéo léo và rất tỉ mỉ của người nội trợ. Nước dùng bún rất ngọt đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô khiến món ăn có mùi thơm rất đặc trưng và ngon khó cưỡng. Khi ăn bạn có thể cắt thêm chanh, ớt, bày thêm mắm tôm và nhân thang mỗi loại một chút để lên bàn, và đặc biệt món này phải ăn thật nóng mới ngon nhé.

6. Bún cá thìa là


Bún cá thìa là mang đậm hương vị đặc trưng của người miền Bắc. Bát búnnhiều màu sắc với màu vàng của chả cá thác lác chiên, trắng của bún, đỏcủa cà chua, xanh của hành cùng hương thơm thoang thoảng của thìa làrất hấp dẫn.


Nguyên liệu:

- 1 con cá lóc khoảng 1, 5 kg
- 200g cá thác lác.
- ½ kg xương
- Rau sống
- Rau thì là
- 300 gr cà chua
- Gừng
- Bún

Cách làm:

- Cá lóc làm sạch. Lóc nạc để riêng ướp chút xíu hành củ băm, nước mắm, bột ngọt , tiêu .. Còn phần xương thì băm nhuyễn, đánh chung với cá thác lác cho thiệt dai, ướp với chút muối , bột ngọt , thì là xắt nhỏ và vo thành từng viên tròn.
- Bắc chảo không dính, phi hành cho thơm, để lửa thật lớn rồi trút nạc cá vào xào. Ðảo thật nhanh tay để khỏi dính và nát cá. Cá vừa chín tới thì tắt bếp
- Bắc chảo khác. Chế dầu ngập chảo và lần lượt bỏ từng viên xương cá vào chiên vàng. Chú ý lửa vừa , không lớn lắm.
- Xương hầm lấy nước ngọt.
- Cà chua cắt núm cau chia thành hai nửa
- Gừng xắt sợi
- Cho dầu vào nồi , phi thơm củ hành rồi bỏ gừng vào , sau đó cho một nửa cà chua vô xào cho nát . Chế nước dùng vào nấu sôi .
- Nêm gia vị cho vừa ăn rồi bỏ phần cà còn lại vào.
- Lót rau phía dưới tô . Xếp bún và cá xào lẫn cá chiên giòn lên trên. Rải hành lá , rau thì là , ớt xắt nhỏ lên trên cùng.
Ăn nóng !

7. Bún cá ngừ


Không quá cầu kỳ nhưng bún cá ngừ lại là một món ăn hấp dẫn, đậm đà và cay nồng. Món ăn được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, hành tâythái mỏng, ớt trái. Cho tất cả các nguyên liệu đó vào nồi và đặt lênbếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế, giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh... Món này xuất xứ từ miền Trung.


Nguyên liệu:

Cá ngừ: 600g
Bún tươi: 1kg
Thơm: ½ trái
2 củ hành tím, 50g ớt hiểm, 10g hành lá, 500g rau sống, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa súp dầu ăn

Cách làm:

- Cá ngừ làm sạch, để ráo nước. Hành tím, ớt băm nhỏ. Ướp cá với ½ hành tím, ớt, tiêu xay, để thấm khoảng 30 phút
- Thơm xắt lát. Rau sống lặt rửa sạch. Hành lá xắt nhỏ
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm, châm khoảng 1 lít nước vào đun sôi, trút cá vào. Cá sôi cho thơm vào, để lửa nhỏ, đun trong khoảng 15 phút, nêm nếm muối, đường, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn
- Cho bún, hành lá vào tô, chan nước cá vào, dùng kèm với rau sống và nước mắm ớt mặn.
8. Bún mắm miền Tây



Bún mắm miền Tây được xem là món ăn dân dã, nước lèo được chế biến từmắm cá linh, cá sặc rất đặc trưng. Nước dùng trong các quán bún mắm ởSài Gòn đã được gia giảm để tránh đi cái nặng mùi cũng như vị gắt củamắm, nhưng không làm mất đi cái đậm đà cùng hương vị đặc trưng của búnmắm. Nó phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, không quá ngọt, quá mặnhay cay nhưng cũng không nhạt.


9. Canh bún

Canh bún là món ăn bình dị rất quen thuộc của người Sài Gòn. Món ăn nhưlà một bức tranh đầy màu sắc hấp dẫn thực khách. Đó là màu trắng củabún lẫn trong màu xanh của rau muống, điểm xuyết bên trên là màu vàngcủa đậu phụ, màu vàng ươm của ốc luộc, màu nâu của riêu cua, tiếtlợn... tất cả tạo nên một bức tranh tổng hòa đẹp mắt với hương vị thơmngon.

Nguyên liệu:

- 500g xương lợn hoặc sườn non
- 1/2 bát con tôm khô
- 1/2 bát con thịt lợn, bạn có thể thêm tôm tươi hoặc thịt cua (tùy theo sở thích của bạn )
- 2 quả trứng gà
- 2 thìa nhỏ dầu điều hoặc bột màu đỏ để tạo màu
- Đậu phụ, tiết lợn
- Rau ăn kèm: rau muống, giá, rau xà lách, hành lá, rau mùi, chanh và tương ớt
- 2 thìa canh mắm tôm
- Gia vị: đường, muối, hạt nêm, tiêu, hành khô.

Cách làm:




Bước 1:

- Xương lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi, thả xương lợn vào chần sơ, đổ bỏ nước bẩn đầu tiên đi, sau đó rửa xương lại cho thật sạch, chế thêm nước lạnh đun sôi hầm lấy nước dùng.




Bước 2:

- Mắm tôm hòa với một ít nước lạnh, lọc bỏ cát, chế từ từ nước mắm tôm vào nồi nước dùng, đun sôi, nêm vào nồi nước dùng hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường.




Bước 3:

- Tôm khô ngâm nở, sau đó xay nhuyễn.




Bước 4:- Thịt lợn xay thái lát mỏng, xay thật mịn, để đơn giản bạn có thể mua thịt xay sẵn.




Bước 5:- Nếu dùng thêm tôm tươi thì tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng tôm cho thật sạch, giã mịn.




Bước 6:

- Trộn tôm khô, thịt lợn xay, tôm tươi, trứng gà, hành khô thái nhỏ, một thìa nhỏ mắm tôm, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, trộn đều.




Bước 7:- Rau muống nhặt bỏ cọng già, giữ cọng non, đun nồi nước sôi có pha một ít muối, cho rau muống vào đun sôi.




Bước 8:- Tiếp theo vớt rau muống ra âu nước lạnh có để sẵn vài viên đá lạnh để rau muống vẫn giữ được màu xanh. Vớt rau muống ra rổ cho ráo nước, sau đó để vào đĩa.




Bước 9:

- Đậu phụ chiên vàng cắt lát vừa ăn.

- Tiết lợn rửa sạch, chần sơ qua nước sôi để tiết lợn chín, cắt thành từng miếng vừa ăn.




Bước 10:

- Rau xà lách, giá, hành lá, rau mùi rửa sạch để lên rổ cho ráo nước.




Bước 11:- Bún sợi to để ra rổ, nếu dùng bún khô bạn phải ngâm sợi bún vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 30 phút, sau đó đem bún luộc đến khi bún mềm, đổ ra rổ cho ráo nước và xả bún dưới vòi nước lạnh để bún không bị dính chùm.




Bước 12:

- Dùng nồi nhỏ, đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, châm vào nồi một ít nước dùng từ nồi xương hầm. Tiếp tục đổ hỗn hợp màu dầu điều vào lại nồi nước dùng, mục đích để tạo màu đẹp. Đun sôi, dùng thìa nhỏ múc một ít hỗn hợp tôm và thịt đã xay cho vào nồi nước dùng, đợi sôi lại thì từng lát riêu tôm sẽ nổi lên trên bề mặt.




Bước 13:- Tiếp theo cho thêm tiết lợn, đậu phụ vào đun cùng, nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng.




Bước 14:

- Khi dùng bạn múc một ít hỗn hợp gồm nước dùng vào nồi nhỏ vừa đủ với liều lượng bạn cần ăn, và thêm đậu phụ, tiết lợn, vài miếng riêu tôm, và một ít bún vào nồi, đun sôi, sau đó đổ ra bát lớn, thêm rau muống, hành lá, rau mùi. Dùng kèm với các loại rau, vắt vào vài giọt chanh, phía bên trên cho một ít mắm tôm, tương ớt, trộn đều lên dùng nóng.


10. Bún riêu ốc

Thành phần chính của món ăn là riêu cua, ốc. Những con ốc bươu to trònđược xào vàng ươm, nhìn thật hấp dẫn. Riêu cua được làm từ cua đồng,thịt cua được giã nhuyễn để miếng riêu vừa xốp, vừa thơm, cho vào miệngthì tan ra khắp đầu lưỡi nhưng không bị nát khi cho vào bát bún. Bêncạnh đó là các nguyên liệu quen thuộc như chả, đậu phụ và một miếngtiết lợn.





11. Bún cá dầm Nha Trang


Bún cá dầm là món ăn nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang. Nguyênliệu làm nên món ăn này là cá dầm, cá thu, cá cờ... một phần thịt cáđược hấp hoặc luộc chín, một phần được dùng để làm chả cá làm tăng thêmhương vị hấp dẫn, thơm ngon cho món ăn.

Nguyên liệu
Thơm 1/2 trái cà chua 4 quảbún 2 kgChả cá chiên hoặc luộc cũng đc 2 miếng lớnViên súp thịt heo ( nếu ko thì bạn mua đầu hoặc đuôi cá thu để hầm lấy nước ) 2 viênRau dùng kèm ( xà lách, bắp chuối, giá, v.v.. ) với vài cọng hành lá
Chả cá nha trang nó có vị đặc trưng riêng khi ăn bạn sẽ cảm thấy nó sựt sựt thịt cá rất ngon , chứ ko có bột nhiều như cá viên chiên hay các loại chả cá khác. Nếu có dịp về Nha Trang bạn ghé mấy tiệm bán bún cá người ta có bán hết.


Các bước thực hiện

Chả cá ở đây tầm 35k/1 miếng to cỡ 30cm 400g đủ cho 4 người ăn . Có 2 loại là chả chiên với chả luộc, chả ko vụn , sờ vào miếng chả bạn có thể cảm nhận được độ dai của miếng chả. Chả cá được bán ở các tiệm bún cá trong thành phố gần chợ Đầm cũng có mà thường thì các bạn dễ bị "chém" vì là khách du lịch ^^. Nhớ trả giá nhé ( còn ko nhờ Joe mua cho )
Đầu tiên mình làm nước dùng trước nhé, bạn bắt 1 nôi nước lên để sôi mình dùng cỡ 2 lít nước nếu thiếu thì châm thêm nhen. Nước hơi sôi ta cho viên súp vào , nếu là đầu cá thì các bạn ninh cũng khoảng 30'-1 tiếng thêm hành tím nướng vào để khử mùi và tạo hương thơm cho nồi nước, cá sau khi ninh nước bạn bỏ xương lấy thịt ăn với bún cũng ngon lắm đó ( Về phần dùng đầu cá hoặc đuôi cá ninh nước thì mình ko chuyên sâu đc các bạn nghiên cứu thêm nhen ) .
Các loại rau củ các bạn rữa sạch ngâm nước muối cho sạch . Cà chua các bạn cắt múi cau, thơm ( khớm ấy ) các bạn cắt lát mỏng nhỏ
Khi viên súp đã tan gần hết các bạn, cho cà chua và thơm vào vặn nhỏ lữa nha . Để đó mình làm phần rau để dùng chung, xà lách các bạn thái sợi thiệt là nhỏ trộn với 1 số rau mà bạn muốn ăn kèm theo, món bún cá này khi hết bún thì ăn chung với rau vẫn còn ngon chán ^^. Trộn hết tất cả lại ( bắp chuối, giá , xà lách ...) để qua 1 bên.
Chả các các bạn cắt miếng nhỏ hình bình hành vừa ăn rồi cho vào nồi nước trên khoảng 15' rồi nêm gia vị vào vừa ăn là ok
Mắm cho món bún cá này thì các bạn làm theo công thức này nhe : 4 muỗng mắm, 4 tép tỏi, 3 trái ớt, 5 muỗng đường pha lại với nhau bạn pha làm sao mà thấy mắm thật keo nếu chưa đủ keo thì thêm đường nhen. Món mắm này để chấm với chả cá ngon tuyệt luôn
Cuối cùng cho bún ra tô, chan nước dùng lên cho chả cá + vài miếng cà chua và thơm vào thêm chút hành . Thế là xong


12. Bún mọc


Thoạt nhìn thấy bún mọc có vẻ đơn giản nhưng lại thể hiện được sự tinhtế của người miền Bắc. Món ăn được chế biến khá đơn giản, có thành phầnchính là sợi bún nhỏ và mọc (tên gọi khác của người Bắc dùng để gọi giòsống). Phần mọc thường được chế biến thành 3 loại khác nhau như: giòsống vo thành viên nhỏ, nấu chín trong nước dùng; giò sống vo viênchiên vàng; giò sống trộn với nấm hương, vo viên nấu chín.



                        

Sưu tầm