Chinh phục thế giới bằng vô vi

Lão Tử nói:
Theo học, càng ngày càng thêm,
Theo Đạo, càng ngày càng bớt.
Bớt rồi lại bớt, đến mức vô vi.
Không làm mà không gì là không làm,
Thường dùng vô vi thì được thiên hạ,
Bằng dùng hữu vi thì không đủ trị thiên hạ

Tri thức là gì? Và tại sao tất cả những người đã trở nên thức tỉnh đều chống lại nó sâu sắc?
Tri thức là phương cách để tranh đấu với sự tồn tại. Tri thức là công cụ trong tay của bản ngã. Tri thức là xung đột: bộ phận đang cố chinh phục cái toàn thể bằng việc biết bí mật của cái toàn thể. Tri thức là trò bản ngã cơ bản.
Cũng như tiền là trò bản ngã, quyền lực là trò bản ngã, tri thức cũng là trò bản ngã - nhưng nguy hiểm hơn tiền, nguy hiểm hơn quyền, bởi vì tri thức tinh vi hơn. Tôi phải kể cho bạn câu chuyện kinh thánh cổ về việc đuổi Adam ra khỏi thiên đường. Chuyện ngụ ngôn đó có nghĩa đa chiều. Một trong các nghĩa là của Lão Tử: Thượng đế tạo ra thế giới, và ngài bảo Adam không được ăn quả của cây tri thức - nhưng tại sao lại đặc biệt cây tri thức? Thực tế điều đó dường như ngớ ngẩn. Giá mà ngài cấm Adam không được giết người, chúng ta có thể đã hiểu được; giá mà ngài cấm Adam đi vào dục, thế thì mọi tôn giáo thế giới đã hiểu được. Nhưng Thượng đế không cấm dục không cấm bạo hành mà cấm tri thức. Tri thức dường như là tội lỗi nguyên thuỷ.
Nhưng tại sao Thượng đế cấm điều đó? Tại sao tri thức là nguy hiểm? Bởi vì chính nỗ lực biết bí mật là hung hăng. Hung hăng sâu sắc nhất. Chính nỗ lực tiết lộ các bí ẩn là bạo hành. Và chính nỗ lực để biết nghĩa là bạn đang sẵn sàng tranh đấu. Bằng không bạn sẽ làm gì với tri thức?
Tri thức là phương cách của hung hăng, tranh đấu và xung đột. Bộ phận đang cố nổi loạn; bộ phận đang cố có trung tâm riêng của nó để tách rời khỏi cái toàn thể. Bộ phận đang cố gắng trở thành trung tâm của bản thân thế giới!
Không phải là có một Thượng đế cấm đoán đâu. Hôm qua tôi đã kể cho các bạn rằng Thượng đế thích nghe chuyện. Bây giờ tôi phải kể cho bạn rằng bản thân Thượng đế là một phần của câu chuyện hay. Thượng đế là chuyện ngụ ngôn hay nhất. Không có gì giống như Thượng đế ở bất kì đâu. Đừng tìm ngài bằng không bạn sẽ tìm ngài một cách vô ích. Bạn sẽ không bao giờ bắt gặp ngài đâu. Thượng đế là chuyện ngụ ngôn - nhưng hay! Nó nói nhiều thứ, và bạn sẽ bỏ lỡ nếu bạn nghĩ rằng Thượng đế là người. Thượng đế không phải là người.
Chuyện xảy ra, có lần tôi nghe một đối thoại triết lí lớn. Tôi ngồi trong nhà của người giầu, trong phòng khách đẹp của người đó; người đó thường xuyên huyên thuyên, nhưng thế rồi điện thoại kêu trong phòng khác và người đó bỏ lại tôi. Cũng tốt là người đó bỏ đi bằng không tôi chắc đã bỏ lỡ cuộc đối thoại lớn này.
Ngay bên cạnh tôi có một cái bát lớn, và hai con cá vàng đang bơi trong đó. Con trẻ hơn bỗng nhiên dừng lại và hỏi con kia: "Đằng ấy có tin vào Thượng đế không?" Con cá trẻ này trông rất bình thản - người tìm kiếm. Con già hơn nói theo kiểu guru: "Có chứ, bằng không anh cho rằng ai thay nước hàng ngày? Nếu không có Thượng đế anh cho rằng ai thay nước hàng ngày cho chúng ta?"
Mọi khái niệm về Thượng đế đều giống thế này - Bạn cho rằng ai đã tạo ra thế giới? Bạn cho rằng ai đang kiểm soát thế giới, quản lí thế giới? Toàn tâm trí nhỏ bé, khái niệm nhỏ bé. Thượng đế không phải là khái niệm, đó là chuyện ngụ ngôn.
Cho nên nhớ khi tôi nói 'Thượng đế cấm' tôi không ngụ ý rằng có ai đó cấm. Tôi đơn giản ngụ ý rằng đây là cách nói cái gì đó. Sự tồn tại cấm tri thức. Sự tồn tại cho phép hồn nhiên và cấm tri thức bởi vì trong hồn nhiên bộ phận hội nhập với cái toàn thể, vẫn còn cùng với cái toàn thể - và khoảnh khắc nó bắt đầu biết, bản ngã phát sinh, bản ngã kết tinh. Bộ phận không tuôn chảy cùng cái toàn thể bây giờ, bây giờ nó có tâm trí riêng của nó - làm những thứ gì đó, không làm những thứ gì đó; bây giờ nó có chọn lựa riêng của nó, bây giờ nó có cái thích và không thích riêng của nó.
Đây là nghĩa của câu chuyện này: đột nhiên Adam và Eve bị đuổi khỏi thiên đường.
Bạn phải đã tự hỏi thiên đường ở đâu. Nó không phải là nơi chốn địa lí, nó là trạng thái tâm lí của tâm trí. Hồn nhiên là thiên đường, tri thức là việc đuổi ra.
Mọi đứa trẻ được sinh ra đều như Adam hay Eve và vẫn còn trong thiên đường. Nhưng thế rồi chúng ta bắt đầu dạy nó, chúng ta bắt đầu ước định nó. Mọi thầy giáo và mọi người đều ước định, tất cả những người cố làm cho đứa trẻ thành thông thái, đều là con rắn đã thuyết phục Eve rằng nếu bạn ăn quả của cây tri thức bạn sẽ trở thành giống như Thượng đế, bạn sẽ có trung tâm riêng của mình như Thượng đế có trung tâm của ngài. Nếu bạn biết, bạn sẽ trở thành cái gì đó khác hơn bạn đang vậy.
Toàn thể tri thức là dụ dỗ để trở thành cái gì đó mà bạn không là. Mọi tri thức đều tạo ra tương lai, mọi tri thức đều tạo ra ham muốn để trở thành cái gì đó mà bạn không là.
Hồn nhiên là tận hưởng cái bạn đang là, tri thức là làm nỗ lực vì cái bạn không là.
Con rắn đó là thầy giáo đầu tiên của thế giới. Con rắn đó đã tạo ra rạn nứt, và rạn nứt này là giữa hiện hữu và trở thành. Mọi tri thức đều tạo ra rạn nứt này giữa cái đang vậy của bạn và việc trở thành của bạn. Nó tạo ra mơ. Nó tạo ra cám dỗ, ảo tưởng rằng bạn có thể trở...

Sưu tầm