Vợ vừa mới xào rau trong bếp, bỗng qua đời trong nháy mắt. Ở trong bếp không được làm điều này

Vợ nói với chồng: “Anh giúp em đổ bột mì ra”. Chồng vội nói: “Khoan đã! Đổ bột bên cạnh bếp ga, em không muốn sống à?”
Câu nói trên không phải là trò đùa. Vào ngày 27/6/2015, một vụ nổ xảy ra tại công viên ở Đài Loan, kết quả là 10 người chết, 500 người bị thương,
nguyên nhân của vụ nổ chính là một loại bột màu tạo hiệu ứng sân khấu được phun vào đám đông đang nhảy trong tiếng nhạc rất lớn. Đám mây bột bốc cháy và phát nổ ngay sau đó, đây được cho là “thảm họa tồi tệ nhất ở Tân Đài Bắc”.






Dưới đây là lý giải nguyên nhân của vụ nổ:

1. Một bên đốt lửa, một bên là bột mì, điều gì sẽ xảy ra?




Khi lửa gặp bột mì, ngay lập tức ngọn lửa bốc lên. Nếu thay thế bột mì bằng bột cà phê hay bột ngô, kết quả cũng tương tự.
Thí nghiệm chứng minh: Khi chúng ta đang bật bếp ga, tuyệt đối không được rắc bột mì.

2. Bột mì nổ trong không gian kín

Nếu ở trong một không gian kín, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. Trong cuộc thí nghiệm, các điều tra viên đã rắc bột mì trong một phòng kín.



Họ dùng quạt thổi bột lên rồi mở bật lửa điện tử điều khiển từ xa, kết quả là căn phòng nổ tung.



Thí nghiệm chứng minh: Trong không khí có nồng độ hạt bột nhất định, gặp một tia lửa, vụ nổ có thể xảy ra.

3. Trở lại vụ nổ ở Đài Loan

Đầu tiên, các điều tra viên đem bột màu rắc trên mặt đất. (Kết quả cũng tương tự nếu sử dụng bột mì).



Sau đó mở quạt công nghiệp khiến cho bột màu (làm bằng bột ngô) bay khắp hiện trường rồi mở các thiết bị đánh lửa điện tử.




Thí nghiệm chứng minh: Dù ở ngoài trời, khi các hạt bột đạt tới nồng độ nhất định, gặp lửa sẽ phát nổ.





Ngoài ra còn có vụ nổ khác gọi là “nổ bụi”. Vậy, nổ bụi là gì?

Bụi bay lơ lửng trong không khí, khi đến một nồng độ nhất định, nếu gặp phải nguồn lửa sẽ nhanh chóng phát nổ. Nổ bụi có tốc độ cực nhanh, sức công phá lớn.

Tại sao bụi phát nổ?

Nổ bụi không khác nhiều so với nổ xăng, hơi xăng bay vào không khí đến một nồng độ nhất định gặp lửa sẽ phát nổ. Khi bụi khuếch tán trong không khí đến nồng độ nhất định, gặp lửa thì cũng sẽ phát nổ giống như xăng.
Đám mây bụi của mọi loại vật liệu có thể cháy sẽ phát nổ nếu mức độ bụi tập trung trong không khí rơi vào ngưỡng gây nổ và có nguồn phát ra lượng nhiệt cần thiết cho nó, theo Dust Explosion Info. Chúng ta có thể ngăn vụ nổ xảy ra bằng cách đảm bảo loại trừ một hoặc tốt nhất là cả hai điều kiện. Tuy nhiên, không phải mọi đám mây bụi đều phát nổ khi có hai điều kiện nêu trên. Độ dày đặc của chúng phải nằm trong một ngưỡng nhất định. Mây bụi sẽ không phát nổ nếu độ dày đặc thấp hơn hoặc vượt quá ngưỡng này.
Nổ bụi là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa trong ngành công nghiệp. Ngày 7/2/2008, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy đường Imperial Sugar ở Port Wenworth, bang Georgia, Mỹ, làm 14 người chết và 38 người bị thương.
Trong phòng bếp đang có lửa cháy, tuyệt đối không được rắc bột mì hay bột màu, cũng không nên phun thuốc xịt côn trùng!
Một bà nội trợ nấu ăn trong bếp, nhìn thấy con gián ở bồn rửa, cô đã tiện tay cầm chai thuốc xịt côn trùng phun vào con gián. Con gián nhanh chóng chạy đến bếp gas, cô phun thuốc xịt côn trùng vào đúng lúc bếp gas đang cháy. Kết quả là xảy ra vụ nổ, phòng bếp bùng cháy, bà nội trợ đáng thương bị lửa cháy toàn thân, tỷ lệ tổn thương đạt 85%. Lúc đưa đến bệnh viện, cô bị tử vong do suy tim và phổi.



Phòng bếp đã bị thiêu hủy hoàn toàn

Đây là một ví dụ sinh động nhắc nhở chúng ta nhất định phải ghi nhớ: Khi trong phòng bếp đang có lửa cháy, tuyệt đối không được phun thuốc diệt côn trùng!







Chúng ta phải biết rằng: Tất cả thuốc xịt côn trùng hay thuốc trừ sâu đều có dung môi rất dễ bay hơi và dễ cháy. Khi phun thuốc trừ sâu, hoặc thuốc diệt côn trùng chỉ cần một tia lửa nhỏ trong không khí chứa oxy là sẽ đốt cháy hỗn hợp và phát nổ. Sai lầm thông thường này có thể xảy ra đối với bất cứ gia đình nào.



Huy Hoàng


Theo: DKN.VN

P/S: Dưới đây là ý kiến của Giáo Sư Huỳnh Chiếu Đẳng

HCD: Thưa anh, chuyện bột rải vào lửa có thể cháy nhanh là có thật. Hiện tượng bụi mịn dễ bắt cháy khi rải vào không khí là có thật, và được người ta biết rõ. Thí dụ như rải bột nhôm (dùng pha sơn bạc) vào lửa, nó cháy bùng như thuốc súng, có thể gây tiếng nổ.
Tuy nhiên bột mì là chất cháy được nhưng không háo oxy như bột nhôm hay bột kẻm, hay bột magnesium,... nên có cháy thì một nắm bột chỉ bùng lên một tí rồi thôi, đó là chuyện cầm nắm bột ném tung vào đống lửa. Nó cũng không cháy mạnh như khi ông thầy pháp phun một hớp đế vào ngòn đèn cầy. Nhắc chuyện nầy cũng vui, lúc nhỏ tôi ở xóm thầy bói, lên đồng, xác cô, xác cậu nên chứng kiến nhiều chuyện mà người lớn tin chớ bọn trẻ con tụi tôi không tin. Có dịp sẽ kể các bạn nghe chơi.
Chuyện 
rắc bột mì vào món đồ ăn đang xào nấu thì chỉ chết con vịt thôi, chớ chẳng cháy hay chết ai hết. Phần viết bên trên cẩn thận quá đáng

Còn ở đây đang xào nấu, nếu có rắc bột nồi hay chảo vào thì cũng 
không đến độ bắt cháy, mà có bắt cháy thì cũng không mạnh, vì bột không phân tán mõng trong không khí. Dù có phân tán mỏng thì bột cháy cũng chậm so với bột nhôm bột kẻm, bột magnesium (cả ba háo lửa, háo oxy). Bột magnesium ngày xưa được dùng đốt sáng ánh làm đền flash chụp hình. Tóm lại một nhúm bột mì dù có cháy cũng chẳng phát ra bao nhiêu năng lượng, nhỏ hơn thuốc súng hay mấy bột kim loại vừa kể.
Riêng những bình xịt bất cứ loại nào thì nên cẩn thận, có loại chứa chất bắt lửa, có loại không, chúng ta không cân phân biệt (trên nhãn có ghi) làm chi, nhớ đừng xịt nó vào ngọc lửa. Lửa chỉ bắt cháy phần hơi xịt ra, người xịt hết hồn buông cái bình ra thì bình tự đóng lại, chuyện nổ cũng khá hi hữu. 
Tưởng cũng nên nói thêm là nhiều tiệm ăn Việt Nam dùng nồi nấu lẫu bằng lò xài loại bình gas nhỏ, tuy là khá an toàn, nhưng rủi ro khó nói. Khi các bạn ngồi ăn nhớ tránh hay nên quan tâm. Tiệm ăn cẩn thận hơn thì dùng lò đặt trên bàn đốt bằng alchohol đặc, an toàn hơn nhiều lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét