Nếu bạn không có tình yêu – dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn, theo sau tất cả những thần thánh trên quả đất, thực hiện tất cả những hoạt động xã hội, cố gắng cải thiện những người nghèo, tham gia chính trị, viết sách, làm thơ – bạn là một người chết rồi. Nếu không có tình yêu những vấn đề của bạn sẽ gia tăng, sinh sôi vô tận. Và với tình yêu, dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn, không có nguy hiểm, không có xung đột. Lúc đó tình yêu là bản thể của đạo đức.
Bây giờ, khi nào hài lòng đó trở thành vui thú? Bạn thấy một bức tượng xinh xinh được chạm khắc bởi Michelangelo, và bạn nhìn ngắm nó; nó là cái vật lạ thường nhất, không phải bức tượng, nhưng chất lượng của nó. Trong sự nhận biết về nó, có vui thú lớn lao, hài lòng vô cùng. Bạn đi khỏi và cái trí vương vấn nó, tư tưởng bắt đầu. Bạn nói đó là bức tượng đẹp làm sao.
Trong thấy, có sự cảm thấy cực độ, một chất lượng của nhận biết về cái gì đó tuyệt vời; sau đó tư tưởng hồi tưởng lại nó, nhớ lại nó, và nhớ lại vui thú mà bạn đã trải qua khi bạn đã thấy bức tượng đó. Vậy là tư tưởng tạo tác vui thú đó; nó cho sức sống, sự tiếp tục, đến sự kiện đó mà đã xảy ra khi bạn thấy bức tượng đó. Vậy là tư tưởng chịu trách nhỉệm cho hành động theo đuổi vui thú. Đây không phải sáng chế của tôi, bạn có thể quan sát nó. Bạn trông thấy một hoàng hôn đẹp, rồi sau đó bạn nói, “Tôi ước tôi có thể quay lại đó và thấy lại nó”. Ngay khoảnh khắc thấy hoàng hôn đó, không có vui thú. Bạn đã thấy cái gì đó lạ thường, đầy ánh sáng và màu sắc và chiều sâu. Khi bạn đi khỏi và quay trở lại sống của bạn, cái trí của bạn nói, “Đó là một cảnh đẹp lạ thường, tôi ước rằng tôi có thể bắt gặp nó lại”. Vậy là tư tưởng tiếp tục sự việc đó như vui thú. Đó là hệ thống máy móc phải không? Sau đó điều gì xảy ra? Bạn không bao giờ thấy hoàng hôn như ban đầu – không bao giờ! – bởi vì kỷ niệm của hoàng hôn đầu tiên đó vẫn còn, và bạn luôn luôn so sánh những hoàng hôn sau với nó. Vậy là bạn không bao giờ thấy cái gì đó hoàn toàn mới mẻ như ban đầu.
Vì vậy người ta hỏi: Liệu bạn có thể thấy hoàng hôn đó, hay khuôn mặt xinh đẹp, hay trải nghiệm ái ân của bạn, hay bất kỳ cái gì, thấy nó và kết thúc nó, không mang nó theo – dù cái đó đẹp đẽ vô cùng hay phiền muộn vô cùng hay đau đớn thân thể hoặc đau khổ tâm lý vô cùng? Liệu bạn có thể thấy vẻ đẹp của nó và kết thúc, hoàn toàn chấm dứt, không mang nó theo và cất giữ nó cho ngày hôm sau, tháng kế tiếp, tương lai? Nếu bạn có cất giữ nó, vậy thì tư tưởng đùa giỡn với nó. Tư tưởng là hành động cất giữ biến cố đó hay đau đớn đó hay đau khổ đó hay sự việc gây thích thú đó. Vì vậy làm thế nào người ta không ngăn cản, nhưng tỉnh thức được toàn tiến hành này và không cho phép tư tưởng vận hành?
Tôi muốn thấy hoàng hôn, tôi muốn thấy cây cối, tràn đầy vẻ đẹp của quả đất. Nó không là quả đất của tôi hay quả đất của bạn, nó là quả đất của chúng ta; nó không là quả đất của người Anh hay của người Nga hay của người Ấn độ, nó là quả đất của chúng ta để sống trên đó, không có tất cả những biên giới, không có tất cả những chiến tranh đầy thú tính, hung bạo, và sự bất hòa của con người. Tôi muốn quan sát tất cả những điều này. Bạn có khi nào thấy những cây cọ dừa trên một quả đồi đơn côi? Nó thật là một cảnh tuyệt vời! Hay một cái cây đơn chiếc trong một cánh đồng? Tôi muốn nhìn ngắm nó, tôi muốn thưởng thức nó, nhưng tôi không muốn giảm giá trị nó thành một vui thú nhỏ nhen, xấu xa. Và tư tưởng sẽ giảm giá trị nó.
Làm thế nào tư tưởng có thể vận hành khi cần thiết và không vận hành gì cả trong những phương hướng khác? Nó có thể được chỉ khi nào có tỉnh thức thực sự, tỉnh thức được toàn hệ thống máy móc của tư tưởng, cấu trúc và bản chất của tư tưởng, nơi nó phải vận hành – tuyệt đối hợp lý, lành mạnh, không loạn thần kinh hay cá nhân – và nơi nào nó không có vị trí. Vì vậy vẻ đẹp và tư tưởng là gì? Liệu trí năng có thể nhận biết vẻ đẹp? Nó có lẽ diễn tả, nó có lẽ bắt chước, nó có lẽ sao chép, nó có lẽ làm nhiều thứ, nhưng sự diễn tả không là vật được diễn tả. Chúng ta có thể tiếp tục và tiếp tục vào việc này vô tận.
Vậy là khi người ta hiểu rõ bản chất của vui thú và nguyên tắc của vui thú, tiếp theo tình yêu là gì? Tình yêu là ghen tuông? Tình yêu là chiếm hữu?
Tình yêu là thống trị, quyến luyến? Bạn biết tất cả những sự việc xảy ra trong sống – người phụ nữ thống trị người đàn ông hay người đàn ông thống trị người phụ nữ. Người đàn ông làm điều gì đó bởi vì anh ấy muốn theo đuổi nó; anh ấy tham vọng, tham lam, ganh tị; anh ấy muốn một vị trí, thanh danh. Người vợ của anh ấy nói, “Vì Chúa, hãy ngừng tất cả những việc ngu xuẩn đó và sống một loại sống khác”. Vậy là có một phân chia giữa hai người – mặc dù họ có lẽ ngủ chung với nhau. Liệu có thể có tình yêu khi có tham vọng, khi mỗi người đang theo đuổi những vui thú riêng tư đặc biệt của họ? Vậy thì tình yêu là gì?
Chắc chắn nó chỉ có thể xảy ra khi không còn tất cả những việc mà không là tình yêu, như tham vọng, ganh đua, muốn trở thành người nào đó. Đó là sống của chúng ta: Chúng ta muốn là người nào đó nổi tiếng, muốn thành công, trở thành một nhà văn, một họa sĩ, người nào đó quan trọng hơn. Tất cả điều đó là cái gì chúng ta muốn. Liệu một người đàn ông hay người phụ nữ như thế có thể biết tình yêu là gì? Điều đó có nghĩa, liệu có thể có tình yêu cho một con người mà đang làm việc cho chính người ấy, không chỉ trong một phương hướng nhỏ nhoi, mà còn cả trong sự đồng hóa người ấy với chính thể, với Thượng đế, với hoạt động xã hội, với quốc gia, với một loạt những niềm tin? Chắc chắn là không.
Và vẫn vậy đó là cái bẫy mà chúng ta bị trói buộc. Liệu chúng ta có thể tỉnh thức được cái bẫy đó, thực sự tỉnh thức – không phải bởi vì người nào đó giải thích nó – tỉnh thức được cái bẫy mà chúng ta bị trói buộc và phá sập nó? Đó là nơi cách mạng thực sự hiện diện, không phải sự điên rồ của những cách mạng bom đạn và những thay đổi xã hội. Mặc dù những thay đổi xã hội là rất cần thiết, những bom đạn lại không cần.
Vậy là người ta phát giác hay bất chợt bắt gặp mà không biết, mà không mời mọc, sự việc được gọi là tình yêu này khi những sự việc khác không còn. Nó xảy ra khi chúng ta thực sự đã hiểu rõ bản chất của vui thú và làm thế nào tư tưởng hủy diệt cái sự việc mà đã là một hân hoan vô cùng. Hân hoan không thể được biến thành vui thú. Hân hoan đến tự nhiên; nó xảy ra; giống như hạnh phúc, nó đến. Nhưng khoảnh khắc bạn nói, “Ồ, tôi hạnh phúc quá”, bạn không còn hạnh phúc nữa. Vậy thì tình yêu trong sự liên hệ của con người là gì? Nơi chỗ của tình yêu trong sự liên hệ của con người là gì? Nó có bất kỳ vai trò nào không? Tuy nhiên chúng ta phải sống cùng nhau, chúng ta phải hợp tác cùng nhau, chúng ta phải có con cái cùng nhau.
Liệu cái người mà thương yêu có thể gởi người con trai của họ ra chiến trường? Đó là vấn đề của bạn. Bạn có con cái, và sự giáo dục của bạn đang chuẩn bị những đứa trẻ cho chiến tranh, để giết chóc. Hãy tìm ra! Vậy là tình yêu đó là gì, và sự liên hệ của nó với sự tồn tại của con người chúng ta là gì? Tôi nghĩ câu hỏi đó chỉ có thể được giải đáp – thực sự, không bằng từ ngữ hay trí năng – khi toàn nguyên tắc của vui thú, và tư tưởng, và đang trở thành này, được hiểu rõ. Lúc đó bạn sẽ tìm được một loại liên hệ hoàn toàn khác hẳn.
Trong thấy, có sự cảm thấy cực độ, một chất lượng của nhận biết về cái gì đó tuyệt vời; sau đó tư tưởng hồi tưởng lại nó, nhớ lại nó, và nhớ lại vui thú mà bạn đã trải qua khi bạn đã thấy bức tượng đó. Vậy là tư tưởng tạo tác vui thú đó; nó cho sức sống, sự tiếp tục, đến sự kiện đó mà đã xảy ra khi bạn thấy bức tượng đó. Vậy là tư tưởng chịu trách nhỉệm cho hành động theo đuổi vui thú. Đây không phải sáng chế của tôi, bạn có thể quan sát nó. Bạn trông thấy một hoàng hôn đẹp, rồi sau đó bạn nói, “Tôi ước tôi có thể quay lại đó và thấy lại nó”. Ngay khoảnh khắc thấy hoàng hôn đó, không có vui thú. Bạn đã thấy cái gì đó lạ thường, đầy ánh sáng và màu sắc và chiều sâu. Khi bạn đi khỏi và quay trở lại sống của bạn, cái trí của bạn nói, “Đó là một cảnh đẹp lạ thường, tôi ước rằng tôi có thể bắt gặp nó lại”. Vậy là tư tưởng tiếp tục sự việc đó như vui thú. Đó là hệ thống máy móc phải không? Sau đó điều gì xảy ra? Bạn không bao giờ thấy hoàng hôn như ban đầu – không bao giờ! – bởi vì kỷ niệm của hoàng hôn đầu tiên đó vẫn còn, và bạn luôn luôn so sánh những hoàng hôn sau với nó. Vậy là bạn không bao giờ thấy cái gì đó hoàn toàn mới mẻ như ban đầu.
Vì vậy người ta hỏi: Liệu bạn có thể thấy hoàng hôn đó, hay khuôn mặt xinh đẹp, hay trải nghiệm ái ân của bạn, hay bất kỳ cái gì, thấy nó và kết thúc nó, không mang nó theo – dù cái đó đẹp đẽ vô cùng hay phiền muộn vô cùng hay đau đớn thân thể hoặc đau khổ tâm lý vô cùng? Liệu bạn có thể thấy vẻ đẹp của nó và kết thúc, hoàn toàn chấm dứt, không mang nó theo và cất giữ nó cho ngày hôm sau, tháng kế tiếp, tương lai? Nếu bạn có cất giữ nó, vậy thì tư tưởng đùa giỡn với nó. Tư tưởng là hành động cất giữ biến cố đó hay đau đớn đó hay đau khổ đó hay sự việc gây thích thú đó. Vì vậy làm thế nào người ta không ngăn cản, nhưng tỉnh thức được toàn tiến hành này và không cho phép tư tưởng vận hành?
Tôi muốn thấy hoàng hôn, tôi muốn thấy cây cối, tràn đầy vẻ đẹp của quả đất. Nó không là quả đất của tôi hay quả đất của bạn, nó là quả đất của chúng ta; nó không là quả đất của người Anh hay của người Nga hay của người Ấn độ, nó là quả đất của chúng ta để sống trên đó, không có tất cả những biên giới, không có tất cả những chiến tranh đầy thú tính, hung bạo, và sự bất hòa của con người. Tôi muốn quan sát tất cả những điều này. Bạn có khi nào thấy những cây cọ dừa trên một quả đồi đơn côi? Nó thật là một cảnh tuyệt vời! Hay một cái cây đơn chiếc trong một cánh đồng? Tôi muốn nhìn ngắm nó, tôi muốn thưởng thức nó, nhưng tôi không muốn giảm giá trị nó thành một vui thú nhỏ nhen, xấu xa. Và tư tưởng sẽ giảm giá trị nó.
Làm thế nào tư tưởng có thể vận hành khi cần thiết và không vận hành gì cả trong những phương hướng khác? Nó có thể được chỉ khi nào có tỉnh thức thực sự, tỉnh thức được toàn hệ thống máy móc của tư tưởng, cấu trúc và bản chất của tư tưởng, nơi nó phải vận hành – tuyệt đối hợp lý, lành mạnh, không loạn thần kinh hay cá nhân – và nơi nào nó không có vị trí. Vì vậy vẻ đẹp và tư tưởng là gì? Liệu trí năng có thể nhận biết vẻ đẹp? Nó có lẽ diễn tả, nó có lẽ bắt chước, nó có lẽ sao chép, nó có lẽ làm nhiều thứ, nhưng sự diễn tả không là vật được diễn tả. Chúng ta có thể tiếp tục và tiếp tục vào việc này vô tận.
Vậy là khi người ta hiểu rõ bản chất của vui thú và nguyên tắc của vui thú, tiếp theo tình yêu là gì? Tình yêu là ghen tuông? Tình yêu là chiếm hữu?
Tình yêu là thống trị, quyến luyến? Bạn biết tất cả những sự việc xảy ra trong sống – người phụ nữ thống trị người đàn ông hay người đàn ông thống trị người phụ nữ. Người đàn ông làm điều gì đó bởi vì anh ấy muốn theo đuổi nó; anh ấy tham vọng, tham lam, ganh tị; anh ấy muốn một vị trí, thanh danh. Người vợ của anh ấy nói, “Vì Chúa, hãy ngừng tất cả những việc ngu xuẩn đó và sống một loại sống khác”. Vậy là có một phân chia giữa hai người – mặc dù họ có lẽ ngủ chung với nhau. Liệu có thể có tình yêu khi có tham vọng, khi mỗi người đang theo đuổi những vui thú riêng tư đặc biệt của họ? Vậy thì tình yêu là gì?
Chắc chắn nó chỉ có thể xảy ra khi không còn tất cả những việc mà không là tình yêu, như tham vọng, ganh đua, muốn trở thành người nào đó. Đó là sống của chúng ta: Chúng ta muốn là người nào đó nổi tiếng, muốn thành công, trở thành một nhà văn, một họa sĩ, người nào đó quan trọng hơn. Tất cả điều đó là cái gì chúng ta muốn. Liệu một người đàn ông hay người phụ nữ như thế có thể biết tình yêu là gì? Điều đó có nghĩa, liệu có thể có tình yêu cho một con người mà đang làm việc cho chính người ấy, không chỉ trong một phương hướng nhỏ nhoi, mà còn cả trong sự đồng hóa người ấy với chính thể, với Thượng đế, với hoạt động xã hội, với quốc gia, với một loạt những niềm tin? Chắc chắn là không.
Và vẫn vậy đó là cái bẫy mà chúng ta bị trói buộc. Liệu chúng ta có thể tỉnh thức được cái bẫy đó, thực sự tỉnh thức – không phải bởi vì người nào đó giải thích nó – tỉnh thức được cái bẫy mà chúng ta bị trói buộc và phá sập nó? Đó là nơi cách mạng thực sự hiện diện, không phải sự điên rồ của những cách mạng bom đạn và những thay đổi xã hội. Mặc dù những thay đổi xã hội là rất cần thiết, những bom đạn lại không cần.
Vậy là người ta phát giác hay bất chợt bắt gặp mà không biết, mà không mời mọc, sự việc được gọi là tình yêu này khi những sự việc khác không còn. Nó xảy ra khi chúng ta thực sự đã hiểu rõ bản chất của vui thú và làm thế nào tư tưởng hủy diệt cái sự việc mà đã là một hân hoan vô cùng. Hân hoan không thể được biến thành vui thú. Hân hoan đến tự nhiên; nó xảy ra; giống như hạnh phúc, nó đến. Nhưng khoảnh khắc bạn nói, “Ồ, tôi hạnh phúc quá”, bạn không còn hạnh phúc nữa. Vậy thì tình yêu trong sự liên hệ của con người là gì? Nơi chỗ của tình yêu trong sự liên hệ của con người là gì? Nó có bất kỳ vai trò nào không? Tuy nhiên chúng ta phải sống cùng nhau, chúng ta phải hợp tác cùng nhau, chúng ta phải có con cái cùng nhau.
Liệu cái người mà thương yêu có thể gởi người con trai của họ ra chiến trường? Đó là vấn đề của bạn. Bạn có con cái, và sự giáo dục của bạn đang chuẩn bị những đứa trẻ cho chiến tranh, để giết chóc. Hãy tìm ra! Vậy là tình yêu đó là gì, và sự liên hệ của nó với sự tồn tại của con người chúng ta là gì? Tôi nghĩ câu hỏi đó chỉ có thể được giải đáp – thực sự, không bằng từ ngữ hay trí năng – khi toàn nguyên tắc của vui thú, và tư tưởng, và đang trở thành này, được hiểu rõ. Lúc đó bạn sẽ tìm được một loại liên hệ hoàn toàn khác hẳn.