Phép Màu Của Tình Yêu
Trạng thái cao nhất của tình yêu không phải là mối quan hệ chút nào, nó đơn giản là trạng thái của bản thể bạn.Cũng như cây có mầu xanh, tình yêu là việc yêu.
Cây không xanh vì người đặc biệt nào, không phải là khi bạn tới thì chúng mới trở nên xanh. Hoa cứ lan toả hương thơm của nó dù có ai tới hay không, dù có ai ca ngợi hay không.
Hoa không bắt đầu toả ra hương thơm của nó khi nó thấy rằng một nhà thơ lớn đi qua – “Bây giờ người này sẽ ca ngợi, bây giờ người này sẽ có khả năng hiểu mình là ai.” Và nó không đóng các cánh cửa của nó lại khi nó thấy rằng một người ngu, người ngốc đi qua đó – vô nhạy cảm, đờ đẫn, chính khách hay cái gì tựa như vậy.
Nó không đóng bản thân nó lại – “Phỏng có ích gì? Tại sao lại rải ngọc trước kẻ đáng ghét?”
Không, hoa cứ lan toả hương thơm của nó. Đó là trạng thái của bản thể, không phải là mối quan hệ.
Phép màu của tình yêu
Một bài thơ của nhà huyền môn Ấn Độ Kabir:
Tôi phải tới ai để biết về người yêu của mình?
Kabir nói: “Vì ông chẳng bao giờ có thể thấy rừng
Nếu ông bỏ qua cây,
Cho nên người đó có thể chẳng bao giờ được tìm thấy trong trừu tượng.”
Hỡi người tìm kiếm: Mảnh đất của ta là mảnh đất không buồn.
Ta kêu to cho mọi người, cho vua và kẻ ăn xin,
Hoàng đế và fakir -
Bất kì ai tìm chỗ trú ngụ ở chỗ cao nhất,
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta.
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người đó ở đây.
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Đó là mảnh đất không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong durbar của thượng đế
Kabir nói: “Hỡi người anh em yêu mến:
Số không chính là bản chất gìn giữ chân lí.”
Tình yêu là phép màu duy nhất có đó. Tình yêu là chiếc thang từ địa ngục lên cõi trời. Tình yêu biết rõ, các bạn tất cả đều đã biết. Tình yêu bị bỏ lỡ, bạn bỏ lỡ cả cuộc đời mình. Những người hỏi về Thượng đế thực tế không hỏi về Thượng đế đâu; thay vì hỏi, họ đang tuyên bố rằng họ vẫn không biết tình yêu là gì. Người biết tình yêu đã biết Người yêu: tình yêu là cái nhìn thấu tỏ vào Người yêu. Người hỏi về ánh sáng đơn giản nói rằng người đó mù. Người hỏi về Thượng đế đơn giản nói trái tim người đó vẫn không nở hoa trong tình yêu.
Đừng bao giờ hỏi về Thượng đế. Nếu bạn không thể thấy ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn không có mắt để thấy. Nếu bạn không thể nghe thấy ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn điếc. Nếu bạn không thể chạm được ngài điều đó đơn giản chỉ ra bạn không có tay – rằng bạn không có nhạy cảm nào. Thượng đế không phải là vấn đề, Thượng đế không thể là vấn đề được. Thượng đế không xa xôi gì. Thượng đế là ở đây bây giờ. Tất cả mọi thứ hiện hữu, đều ở trong Thượng đế và là Thượng đế – cho nên làm sao Thượng đế có thể là vấn đề được? Thượng đế không phải để được tìm: bạn sẽ tìm ngài ở đâu? Ngài ở mọi nơi – bạn chỉ phải học cách mở con mắt của tình yêu ra thôi.
Một khi tình yêu đã thấm nhuần vào tim bạn, Thượng đế ở đó. Người yêu là ở trong xúc động của tình yêu: trong tầm nhìn của tình yêu là tầm nhìn của Thượng đế.
Cho nên tính thượng đế là giả kim thuật thực bên trong duy nhất: nó biến đổi cuộc sống vật chất của bạn thành điều thiêng liêng. Nó là giả kim thuật duy nhất, tôi nói vậy đấy, bởi vì nó thay đổi kim loại cơ sở hơn thành vàng. Không có tình yêu, cuộc sống thành đờ đẫn, xám xịt – không mầu sắc, không bài ca, không lễ hội. Người ta có thể kéo lê, và người ta có thể hi vọng chỉ cái chết: cái chết sẽ tới và làm nhẹ bạn khỏi chuyện kéo lê lâu dài.
Tình yêu đem tới mầu sắc: mầu xám đột nhiên trở thành cầu vồng, bùng nổ thành nghìn lẻ một mầu sắc, và cái xám xịt đờ đẫn trở thành phiêu diêu. Tình yêu thay đổi toàn bộ bầu khí hậu của bản thể bên trong của bạn – và với thay đổi đó toàn thể sự tồn tại được thay đổi. Không cái gì thay đổi ở bên ngoài – nhưng một khi bạn đầy tình yêu, bạn có sự tồn tại hoàn toàn khác sẵn có cho bạn.
Thượng đế và thế giới không phải là hai điều, nó là một sự tồn tại duy nhất. Chỉ có một sự tồn tại: được nhìn mà không có tình yêu, nó có vẻ vật chất; được nhìn không có tình yêu, Thượng đế trông như thế giới – sansara. Được nhìn có tình yêu, thế giới được biến đổi, được thay đổi… và chính thế giới này trở thành thiêng liêng.
Vâng, thế thì trong cái nhìn có âm nhạc. Khi tình yêu được bừng lên, thế thì phép màu xảy ra – ngay cả trong cái nhìn cũng có âm nhạc; trong âm thanh, có im lặng chói sáng. Tình yêu là phép thần. Và toàn thể giáo huấn của Kabir là về tình yêu: ông ấy gọi tình yêu là “giai điệu thiêng liêng.” Trái tim, đập rộn ràng trong tình yêu, trở thành chiếc sáo trên môi của Thượng đế… và bài ca được sinh ra. Bài ca đó là tôn giáo.
Tôn giáo chẳng liên quan gì tới nhà thờ và đền chùa và thánh lễ: tôn giáo được sinh ra chỉ khi ai đó đập rộn ràng với tình yêu. Từng cá nhân đều phải sinh thành ra tôn giáo – và chừng nào bạn còn chưa sinh thành ra tôn giáo bên trong mình, bạn không có tính tôn giáo đâu. Bạn không thể gia nhập một tổ chức và trở nên có tính tôn giáo, nhớ lấy – tôn giáo không phải là tổ chức để thuộc vào. Để có tính tôn giáo bạn phải sinh thành ra tôn giáo trong cốt lõi bên trong nhất của bạn, trong chính cốt lõi của bạn: khi tôn giáo được sinh ra ở đó, chỉ thế bạn mới có tính tôn giáo. Không phải bằng việc trở thành người Ki tô giáo mà bằng việc trở thành một Christ, không phải bằng việc trở thành phật tử mà bằng việc trở thành một Phật, tôn giáo mới được sinh ra.
Khi bạn được sinh ra trong tình yêu, tôn giáo được sinh ra trong bạn – và thế thì toàn thể cuộc sống của bạn là giai điệu, là bài ca hay. Và thế thì bạn sẽ ngạc nhiên là chẳng cái gì sai cả: mọi thứ đều khớp với nhau. Ngay bây giờ, chẳng cái gì khớp với nhau. Ngay bây giờ, bạn là đống lộn xộn: ngay bây giờ bạn là hỗn loạn. Ngay bây giờ bạn chỉ là tiếng ồn ào giao thông – chạy xô theo mọi hướng, rời ra từng mảnh, tan rã. Ngay bây giờ, bạn không là gì ngoài đau khổ, phiền não.
Một khi tình yêu được sinh ra, bạn có trung tâm. Một khi tình yêu được sinh ra, bạn được định tâm – và mọi thứ rơi vào hài hoà với trung tâm. Bạn trở thành dàn nhạc, hài hoà đẹp đẽ. Nó bị giấu kín trong bạn: bạn đã mang nó vào trong thế giới, nó vẫn chưa biểu lộ ra. Kabir nói hãy biểu lộ nó ra – để tình yêu của bạn được biểu lộ. Trong biểu lộ đó sẽ là lời cầu nguyện của bạn.
Vài điều, rất cơ bản và nền tảng cần hiểu, trước khi chúng ta đi vào những lời kinh hay này của Kabir.
Người Talmud có một câu chuyện cực kì hay để kể. Một người ngoại đạo tới Hillel – một nhà huyền môn Do Thái vĩ đại – và hỏi ông ấy một cách nhạo báng: “Ông dạy tôi toàn thể Torah trong khi tôi đang đứng trên một chân đây này.” Bây giờ điều này là không thể được; Torah là kinh sách lớn – thực sự phải mất nhiều năm để hiểu nó. Và kẻ nhạo báng này, người hoài nghi này, nói với Hillel: “Nếu ông đã hiểu Torah thì nói cho tôi ý chính, điều tóm tắt, điều bản chất ấy. Trong khi tôi đứng trên một chân, ông nói cho tôi tất cả mọi thứ có trong Torah đi.”
Và kẻ nhạo báng này đã từng làm điều đó với các nhà huyền môn khác nữa – nhưng họ phải đã không là nhà huyền môn; họ là những nhà thượng đế học vĩ đại, các triết gia, nhà tư tưởng, bác học, học giả. Họ tất cả đều đã từ chối. Họ nói, “Điều này là không thể được; Torah cần nhiều năm nghiên cứu, nghiên cứu cả đời. Và Torah không thể được cô đọng thành vài câu – điều đó sẽ là báng bổ. Điều đó là không thể được.” Nhưng Hillel đồng ý, và đã trả lời ngay lập tức: “Đừng làm cho người khác điều ông không muốn người khác làm cho ông. Đây là toàn thể Torah – phần còn lại chỉ là bình luận.”
Tình yêu là toàn thể Torah, phần còn lại là bình luận. Và tình yêu là gì? – đừng làm cho người khác cái mà bạn không muốn được làm cho mình. Đây là tiêu chí của tình yêu: làm cho người khác điều bạn muốn được làm cho mình.
Bất kì điều gì bạn đòi hỏi cho mình, cho phép điều đó với người khác nữa. Bất kì điều gì bạn không muốn xảy ra cho bạn, đừng làm nó cho người khác. Nghĩ về bản thân mình như chính trung tâm của sự tồn tại. Thực tế, đừng nghĩ về người khác là người khác: chỉ bạn hiện hữu. Và trong người khác nữa, là cùng cuộc sống, cùng bài ca đang chờ đợi được thốt ra, cùng niềm thôi thúc vươn lên điều thiêng liêng, cùng việc tìm kiếm, cùng cuộc truy tìm, cùng trái tim đập rộn ràng, cùng nỗi khổ, cùng niềm cực lạc.
Tình yêu này đang chờ đợi bên trong bạn. Không có hoàn cảnh bắt buộc, nó có thể chờ đợi và bạn có thể chết. Việc sinh ở bên ngoài bạn. Bạn đã được sinh ra rồi – không ai đã hỏi, chẳng ai xin phép bạn chút nào, bạn thậm chí không được hỏi liệu bạn có muốn được sinh ra không và bạn muốn trở thành cái gì. Bạn bao giờ cũng thấy bản thân mình ở giữa cuộc sống; bạn đã ở đây rồi. Sinh không phải là chọn lựa dành cho bạn… mà chết cũng không nốt. Một ngày nào đó bỗng nhiên cái chết sẽ tới, thậm chí không cho bạn lời cảnh báo nào. Và cái chết cũng chẳng chờ đợi lấy một khoảnh khắc. Sinh xảy ra, chết xảy ra – chúng đều ở bên ngoài bạn; bạn không thể làm được gì về chúng. Giữa sinh và chết chỉ có một điều bạn có thể làm cái gì đó, và đó là yêu.
Có ba điều lớn lao của cuộc sống: sống, yêu, chết.
Cuộc sống đã xảy ra rồi. Cái chết sắp xảy ra – nó là điều chắc chắn. Theo một cách nào đó, nó đã xảy ra cùng việc sinh: bạn đã đi một bước vào nấm mồ rồi. Cái ngày bạn được sinh ra, một nửa cuộc hành trình đã hoàn thành; nửa còn lại sẽ mất chút thời gian… hay một chút thời gian nữa. Với cuộc sống, cái chết cũng đã thấm vào bạn rồi: bây giờ chỉ một điều còn lại cần được làm mà bạn có thể làm, cái gì đó phụ thuộc vào bạn, và đó là yêu. Và bởi vì nó phụ thuộc vào bạn, nên có mọi khả năng là bạn có thể bỏ lỡ nó.
Đó là nỗi khổ của yêu: bạn có thể bỏ lỡ nó. Nếu bạn không làm cái gì đó, nếu bạn không trở nên tỉnh táo, nếu bạn không đi tới nó một cách có ý thức, có chủ định, bạn có thể bỏ lỡ nó. Có mọi khả năng là bạn không thể phơi bày được nó ra – do đó mới có nỗi sợ, run rẩy, nỗi khổ, nỗi lo: Mình có khả năng yêu không? Mình có khả năng đi vào trong yêu không? Mình có khả năng tuôn chảy trong yêu không? Nhưng ngay bên cạnh buồn khổ lại có cực lạc – rằng người ta tự do.
Chính bởi vì tự do mà sợ mới tồn tại. Nếu yêu cũng được định sẵn, như sống và chết được định sẵn, thế thì chắc đã không có sợ. Nhưng thế thì sẽ không có cực lạc nữa – bởi vì cực lạc là có thể chỉ khi bạn đạt tới cái gì đó, khi một cách có ý thức bạn chọn cái gì đó, khi một cách có chủ ý bạn đạt tới đâu đó, khi nó là cuộc hành trình của bạn và bạn không bị kéo lê đi. Đó là cái đẹp của yêu và đó là nguy hiểm nữa.
Thiền về những dòng này của Rilke:
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.Các dòng cực kì có ý nghĩa. Tôi là điểm dừng giữa hai nốt… chết và sinh. Đây là hai nốt được cái không biết chơi trên bạn. Và tôi là điểm dừng giữa hai nốt – bạn là điểm dừng, khoảng giữa, lỗ hổng, giữa sinh và chết. Rất tinh tế…
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Điều đó là rất hiếm hoi. Chỉ trong một Phật hay trong một Christ, chết và sống mới rơi vào hài hoà… và giai điệu được sinh ra – trong một Kabir, trong một Mahavira. Hiếm hoi lắm – rất hiếm hoi là hiện tượng khi sống và chết đi tới hài hoà bên trong: xung đột dừng lại, rạn nứt được bắc cầu, và cả hai trở thành một phần của một giai điệu – không trong xung đột mà trong cộng tác.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Sống đã xảy ra, sinh đã xảy ra, bây giờ chết sắp xảy ra. Cho nên cuộc sống đã bị cái chết chiếm ưu thế quá nhiều – do đó mọi người đều trong tìm kiếm an ninh, an toàn, bảo hiểm: Làm sao tránh cái chết? Làm sao kéo dài cuộc sống lâu thêm chút nữa? Làm sao ở đây thêm chút nữa? Làm sao không chết? Làm sao thoát khỏi cái chết? Cái chết chiếm ưu thế – do đó tiền trở thành quan trọng thế.
Nhớ lấy, tầm quan trọng của tiền là tầm quan trọng của cái chết, bởi vì tiền cho bạn cảm giác giả tạo về an ninh – rằng bạn có tiền, rằng bạn có các bác sĩ điều trị, rằng bạn có thuốc, rằng bạn có số dư ngân hàng, rằng bạn có bảo hiểm cuộc sống, rằng bạn có bạn bè, rằng bạn có nhà tốt, rằng nếu có rắc rối nào bạn sẽ được bảo vệ. Cho nên người ta trở nên bị ám ảnh quá nhiều với tiền: có ngày càng nhiều tiền, tạo ra bức Trường Thành lớn về tiền quanh bạn, để cho cái chết không thể thấm qua được.
Nhưng chẳng cái gì có thể ngăn cản được cái chết. Nỗ lực của bạn để ngăn cản nó đơn giản phá huỷ cơ hội mà đáng ra có thể đã là kinh nghiệm lớn lao, mà có thể đã nở hoa trong tình yêu. Chỉ có hai kiểu người trên thế giới: người hướng cái chết và người hướng tình yêu. Cuộc sống đã xảy ra rồi, cho nên không có vấn đề về nó. Không ai lo lắng về sinh cả – điều đó đã xảy ra rồi.
Ở Ấn Độ chúng ta có ba thần – Trimurti, ba ngôi Ấn Độ – ba khuôn mặt của một Thượng đế: Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là Thượng đế đã sáng tạo ra thế giới này, Vishnu là Thượng đế duy trì thế giới, và Shiva là Thượng đế sẽ phá huỷ thế giới. Bây giờ, bạn sẽ ngạc nhiên. Không có một ngôi đền nào dành riêng cho Brahma, Thượng đế sáng tạo ra thế giới này. Ai bận tâm? – một khi bạn đã sáng tạo xong công việc của bạn được kết thúc. Bạn sẽ không tìm thấy một ngôi đền nào dành riêng cho Brahma. Vâng, chỉ có một ngôi đền – rất hãn hữu, đâu đó ở Ấn Độ – nhưng không thể nào tìm được nó. Có hàng nghìn và hàng nghìn ngôi đền – trong một thị trấn, bạn có thể tìm thấy hàng trăm ngôi đền, nhưng không một ngôi đền nào dành riêng cho Brahma, người đã sáng tạo ra thế giới này! Đây là kiểu biết ơn gì vậy? Nhưng ai bận tâm về sống? – nó đã xảy ra rồi. Sinh không phải là vấn đề.
Bạn sẽ thấy Shiva được tôn thờ ở mọi nơi, Thượng đế được tôn thờ nhất là Shiva. Hàng triệu ngôi đền được dành cho Shiva: ông ấy là Thượng đế của cái chết. Số hai là Vishnu, người duy trì cuộc sống. Mọi người tôn thờ Vishnu; nhưng ngay cả những người tôn thờ Vishnu, khi họ bị nguy khốn họ lập tức chạy tới đền của Shiva – bởi vì ông ấy là Thượng đế tối thượng. Brahma, Vishnu, Shiva: cả ba đều là thượng đế. Shiva được gọi là “Thượng đế vĩ đại” – Mahadeva; hai thượng đế kia là những thượng đế kém hơn. Cái chết chiếm ưu thế.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và khoảng tối đó là tình yêu – nơi chết và sống gặp gỡ, nơi chết và sống ôm choàng lấy nhau, nơi sống và chết có chuyện tình, nơi sống và chết đi tới cực thích. Do đó, có hấp dẫn vô cùng trong yêu, bởi vì nó là cuộc sống… và cũng có cả sợ, bởi vì nó là chết nữa. Khi bạn làm tình với người đàn bà hay người đàn ông, bạn không bao giờ đi toàn bộ vào trong điều đó. Bạn đi xa thế, bởi vì nó là cuộc sống – thế rồi bạn bắt đầu ngần ngại, thế rồi bạn không đi xa thêm nữa, bởi vì thế thì cái chết cũng có đó. Nó là điểm dừng giữa hai nốt, và nó tối – khoảng tối giữa hai nốt.
Tại sao Rilke gọi nó là tối? Tình yêu mang tính tối. Không phải ngẫu nhiên mà mọi người đã chọn ban đêm để làm tình – điều đó không phải là ngẫu nhiên: có sự giống nhau nào đó giữa bóng tối và tình yêu. Làm tình trong sáng chói có vẻ thô lỗ, thô tục, xấu xí chút ít. Làm tình ở bãi chợ nơi người khác có thể nhìn thấy chỉ là điên rồ. Người ta cần riêng tư – và bóng tối cho bạn riêng tư tuyệt đối, bởi vì trong bóng tối bạn không thể thấy người yêu, người yêu không thể thấy bạn. Bạn tuyệt đối một mình; người khác không can nhiễu vào.
Tình yêu có phẩm chất của bóng tối trong nó, bởi vì nó có chiều sâu. Bóng tối bao giờ cũng sâu, ánh sáng thì nông. Nhớ lấy, dù ánh sáng nhiều bao nhiêu, ánh sáng bao giờ cũng nông cạn. Nhìn mà xem: ngày là nông – đêm sâu thế, vô hạn. Cái chết cũng tối: trên khắp thế giới, cái chết đã từng được vẽ như bóng tối. Tình yêu tối, cái chết cũng tối – có sự giống nhau giữa tình yêu và cái chết nữa.
Nhiều người tới tôi và họ nói, “Sao chúng tôi sợ tình yêu thế? Tại sao? Chúng tôi khao khát nó, và vậy mà chúng tôi lại sợ, và khi cơ hội nảy sinh chúng tôi bị mắc kẹt; chúng tôi không thể buông bỏ được.” Bởi vì yêu là một nửa chết và một nửa sống – đó mới là điều khó xử. Đó là dừng giữa hai nốt.
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Bạn trong yêu, và bạn chết nữa. Hay – bạn chết, đó là lí do tại sao bạn sống. Việc đóng đinh và phục sinh…
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Chừng nào bạn còn chưa biết yêu là gì, bạn vẫn không biết giai điệu là gì. Nó là việc gặp gỡ, gặp gỡ cực thích, của chết và sống. Chừng nào yêu còn chưa được biết tới, bạn đã bỏ lỡ. Bạn đã được sinh, bạn đã sống, và bạn đã chết – nhưng bạn đã bỏ lỡ. Bạn bỏ lỡ vô cùng, bạn bỏ lỡ hoàn toàn, bạn bỏ lỡ tuyệt đối – bạn bỏ lỡ khoảng ở giữa. Khoảng đó là cực đỉnh cao nhất, kinh nghiệm đỉnh. Kabir gọi nó là giai điệu thiêng liêng.
Để đạt tới nó, có bốn bước cần được nhớ.
Bước đầu tiên: ở đây bây giờ – bởi vì yêu là có thể trong ở đây bây giờ. Bạn không thể yêu trong quá khứ được. Nhiều người làm điều đó, nhưng bạn không thể thực sự yêu trong quá khứ được. Nhiều người đơn giản sống trong kí ức – họ yêu trong quá khứ. Và có những người khác yêu trong tương lai – điều đó nữa cũng không thể được làm. Có những cách né tránh yêu: quá khứ và tương lai là những cách để né tránh yêu. Cho nên hoặc bạn yêu trong quá khứ, hoặc bạn yêu trong tương lai – và yêu là có thể chỉ trong hiện tại, bởi vì chỉ trong khoảnh khắc này chết và sống mới gặp gỡ… trong khoảng tối ở bên trong bạn. Khoảng tối đó bao giờ cũng hiện tại, bao giờ cũng hiện tại, bao giờ cũng hiện tại. Nó không bao giờ là quá khứ và nó không bao giờ là tương lai.
Nếu bạn nghĩ quá nhiều – và suy nghĩ bao giờ cũng là về quá khứ hay về tương lai – năng lượng của bạn sẽ bị phân tán khỏi việc cảm. Cảm là ở đây bây giờ. Nếu năng lượng của bạn đi vào hình mẫu của suy nghĩ thì bạn sẽ không có đủ năng lượng để đi vào trong cảm giác – và yêu sẽ không là không thể được.
Cho nên bước đầu tiên là: ở đây bây giờ. Tương lai và quá khứ đem suy nghĩ tới; suy nghĩ phá huỷ cảm. Và người quá bị ám ảnh bởi suy nghĩ, dần dần hoàn toàn quên mất rằng mình có trái tim nữa. Người quá nhiều suy nghĩ, dần dần bắt đầu đi theo cách, bắt đầu sống theo cách mà việc cảm không lên tiếng được. Không nghe thấy việc cảm, dần dần việc cảm bắt đầu rơi rụng đi khỏi người đó. Có cả triệu người ở trạng thái này, người không biết trái tim là gì. Họ nghĩ trái tim chỉ là cái bơm. Toàn thể sự tập trung là vào cái đầu. Đầu là kẻ cực đoan; nó được cần tới, nó là công cụ tốt, nhưng nó phải được dùng như nô lệ. Nó không nên là người chủ. Một khi cái đầu trở thành người chủ và trái tim bị bỏ lại đằng sau, bạn sẽ sống, bạn sẽ chết, nhưng bạn sẽ không biết Thượng đế là gì bởi vì bạn sẽ không biết yêu là gì.
Cùng khoảng tối đó, trước hết được tiếp xúc như tình yêu… và khi bạn mất hút trong nó toàn bộ, nó trở thành Thượng đế. Tình yêu là bắt đầu của Thượng đế – hay Thượng đế là đỉnh tối thượng của tình yêu.
Bước thứ hai hướng tới tình yêu, và tới giai điệu thiêng liêng, là: Học biến đổi chất độc của bạn thành ngọt ngào. Bởi vì nhiều người yêu đấy, nhưng thế rồi tình yêu của họ bị nhiễm bẩn nhiều lắm bởi chất độc – bởi ghét, bởi ghen tị, bởi giận dữ, bởi sở hữu… cả nghìn lẻ một chất độc bao quanh tình yêu của bạn. Tình yêu là điều tinh tế. Cứ nghĩ về giận dữ, hận thù, sở hữu, ghen tị mà xem: làm sao tình yêu có thể sống sót được?
Trước hết, mọi người đi vào cái đầu và quên mất trái tim – họ là đa số. Thế rồi một thiểu số vẫn sống chút ít trong trái tim, nhưng thế rồi thiểu số đó làm điều sai khác; ánh sáng nhỏ của tình yêu đó bị bao quanh bởi ghen tị, hận thù, giận dữ, cả nghìn lẻ một chất độc. Thế rồi toàn thể cuộc hành trình trở thành cay đắng. Tôi đã nói với bạn, tình yêu là chiếc thang giữa cõi trời và địa ngục, nhưng thang bao giờ cũng là một thứ hai chiều: bạn có thể đi lên, bạn có thể đi xuống. Nếu có chất độc, chiếc thang sẽ đưa bạn đi xuống – bạn sẽ đi vào trong địa ngục và không vào cõi trời. Và thay vì đạt tới giai điệu, cuộc sống của bạn sẽ trở thành tiếng ồn buồn nôn – tiếng ồn giao thông, xung đột; chỉ là tiếng ồn điên khùng – đám đông nhiều tiếng ồn chẳng hài hoà gì. Bạn sẽ vẫn còn trên bờ điên khùng.
Cho nên điều thứ hai cần nhớ là: học cách biến đổi chất độc của bạn thành ngọt ngào. Chúng được biến đổi thế nào? Có quá trình rất đơn giản. Thực tế, gọi nó là biến đổi cũng không đúng, bởi vì bạn không làm gì cả; bạn chỉ cần kiên nhẫn. Đây là một trong những bí mật lớn lao nhất tôi đang nói cho bạn. Thử nó mà xem: khi giận dữ tới bạn không làm gì cả; chỉ ngồi im lặng và ngắm nhìn nó. Đừng chống lại nó, đừng ủng hộ nó. Đừng hợp tác với nó, đừng kìm nén nó. Chỉ ngắm nhìn nó, kiên nhẫn, chỉ xem điều xảy ra… để cho nó nổi lên.Nhớ một điều: đừng làm gì trong khoảnh khắc giận – đợi đấy. Chỉ cho nó một chút thời gian và chờ đợi… và bạn sẽ ngạc nhiên. Và một ngày nào đó bạn sẽ hiểu rằng nếu bạn có thể chờ đợi đủ, bản thân giận dữ trở thành từ bi. Nó là cái bánh xe; nó cứ chuyển động theo cách riêng của nó – bạn mới vội vàng. Cũng như đêm thành ngày nếu bạn có thể đợi một chút, theo cùng cách đó, giận dữ trở thành từ bi nếu bạn có thể chờ đợi một chút. Cùng năng lượng đó – chỉ kiên nhẫn là phải được thêm vào cho nó, không cái gì khác. Bạn thử điều đó mà xem.
Nhớ một điều: đừng bao giờ làm gì trong tâm trạng khi chất độc đang sở hữu bạn; cứ đợi đấy. Khi chất độc đã bắt đầu đổi thành cái khác… Đây là một trong những luật cơ bản của cuộc sống: rằng mọi thứ liên tục biến đổi thành thứ khác. Có thay đổi đều đặn trong bạn – người tốt thành người xấu, người xấu thành người tốt; thánh nhân có những khoảnh khắc của tội đồ và tội đồ có những khoảnh khắc thánh nhân… người ta chỉ phải đợi.
Hành động khi thánh nhân chiếm ưu thế – có vậy thôi. Đừng hành động khi tội đồ chiếm ưu thế, đừng hành động khi giận dữ chiếm ưu thế, bằng không bạn sẽ ăn năn và bạn sẽ tạo ra dây chuyền các phản ứng và bạn sẽ bị mắc nghiệp. Đó là toàn thể nghĩa của việc mắc nghiệp. Làm bất kì cái gì khi bạn đang trong khoảnh khắc tiêu cực và bạn sẽ ở trong xiềng xích, và không có tận cùng cho nó. Khi bạn tiêu cực bạn làm cái gì đó, người khác trở nên tiêu cực, người khác sẵn sàng làm cái gì đó – tiêu cực tạo ra nhiều tiêu cực hơn. Tiêu cực khêu gợi tiêu cực thêm, giận dữ mang tới giận dữ thêm, thù địch mang tới thù địch hơn, và mọi sự cứ diễn ra mãi… và mọi người đã bị mắc vào với nhau trong nhiều kiếp sống. Và họ cứ tiếp tục thế!
Chờ đợi. Khi bạn giận, đây là khoảnh khắc để thiền. Đừng phí hoài khoảnh khắc này – giận dữ đang tạo ra năng lượng lớn thế trong bạn, nó có thể phá huỷ. Nhưng năng lượng là trung lập – cùng năng lượng có thể phá huỷ, cũng có thể có tính sáng tạo. Chờ đợi. Cùng năng lượng có thể phá vỡ, cũng có thể mưa rào lên cuộc sống – chỉ đợi. Chờ đợi và không làm gì trong vội vã, một ngày nào đó bạn sẽ ngạc nhiên, khi thấy thay đổi bên trong. Bạn đã từng đầy giận dữ, và thế rồi giận dữ cứ tiếp diễn và đi tới đỉnh … và thế rồi bánh xe quay đi. Và bạn có thể thấy bánh xe quay, và giận dữ thành thảnh thơi, và năng lượng được thoát ra, và bây giờ bạn đang trong tâm trạng tích cực – tâm trạng sáng tạo. Bây giờ bạn có thể làm cái gì đó. Bây giờ bạn làm. Bao giờ cũng chờ đợi điều tích cực.
Và điều tôi đang nói không phải là kìm nén. Tôi không nói kìm nén tiêu cực, tôi nói quan sát tiêu cực. Nhớ sự khác biệt, khác vô cùng có đó. Tôi không nói ngồi lên đỉnh của tiêu cực, quên tiêu cực, làm cái gì đó chống lại nó – không. Tôi không nói điều đó. Tôi không nói khi bạn giận dữ hãy mỉm cười – không; nụ cười đó là giả dối, xấu xí, rởm. Đừng mỉm cười khi bạn giận. Thế thì đóng cửa phòng lại, để tấm gương ngay trước bạn, tự mình nhìn khuôn mặt giận dữ của mình. Không cần biểu lộ nó cho bất kì ai khác. Nó là việc của bạn, nó là năng lượng của bạn, nó là cuộc sống của bạn, và bạn phải chờ đến đúng khoảnh khắc. Cứ nhìn vào tấm gương đó: nhìn khuôn mặt đỏ, mắt đỏ, kẻ sát nhân có đó.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng mọi người đều mang một kẻ sát nhân bên trong không? Bạn cũng mang một kẻ sát nhân bên trong. Đừng nghĩ rằng kẻ sát nhân tồn tại ở đâu đó khác – ai đó khác mới là kẻ sát nhân, kẻ phạm tội giết người – không: mọi người đều có khả năng phạm tội giết người. Bạn mang bản năng giết người bên trong mình.
Cứ nhìn vào bên trong tấm gương này: đây là những tâm trạng của bạn – bạn phải đã quen với chúng. Đây là một phần của trưởng thành hướng tới tự biết. Bạn đã nghe nói nhiều thế, từ Socrates cho tới ngày nay: “Biết bản thân mình” – nhưng đây là cách biết bản thân mình đấy. “Biết bản thân mình” không có nghĩa là ngồi im lặng và lẩm nhẩm, “Ta là Brahma, ta là linh hồn, ta là Thượng đế, ta là cái này” – toàn thứ vô nghĩa. “Biết bản thân mình” nghĩa là biết tất cả tâm trạng của mình, mọi khả năng – kẻ sát nhân, tội đồ, Thượng đế, quỉ – biết tất cả những tâm trạng, toàn thể miền của nó, và bằng việc biết nó bạn sẽ khám phá ra bí mật, chìa khoá.
Bạn sẽ thấy rằng giận dữ không thể có đó mãi mãi được – hay nó có thể? Bạn đã không thử điều đó! Thử điều đó mà xem – nó không thể có đó mãi mãi được. Nếu bạn không làm gì, cái gì sẽ xảy ra? Giận dữ có thể treo đó mãi mãi được không? Chẳng cái gì treo đó mãi được. Hạnh phúc tới và đi, bất hạnh tới và đi. Bạn không thể thấy ra luật đơn giản sao? – rằng mọi thứ đều thay đổi, không cái gì còn lại thường hằng. Cho nên sao lại vội vàng? Giận dữ đã tới – nó sẽ đi thôi. Bạn chỉ đợi, có chút ít kiên nhẫn. Cứ nhìn vào trong tấm gương và chờ đợi. Để giận dữ ở đó, để khuôn mặt bạn thành xấu và có tính sát nhân – nhưng chờ đợi, quan sát.
Đừng kìm nén và đừng hành động theo giận dữ, và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng khuôn mặt này đang trở nên mềm mại hơn, mắt đang trở nên bình thản hơn, năng lượng đang thay đổi – nam tính biến thành nữ tính… và chẳng mấy chốc bạn sẽ đầy rạng ngời. Cùng cái đỏ đã trong giận dữ nay là rạng ngời nào đó – cái đẹp trên khuôn mặt bạn, trong mắt bạn. Bây giờ đi ra: thời gian đã tới để hành động.
Hành động khi bạn đang tích cực. Đừng ép buộc tích cực, chờ đợi tích cực tới theo cách riêng của nó. Đây là bí mật – khi tôi nói, “Học biến đổi chất độc của bạn thành ngọt ngào,” đây là điều tôi ngụ ý.
Và điều thứ ba: chia sẻ. Bất kì khi nào có tiêu cực, giữ nó lại cho bản thân bạn. Bất kì khi nào có tích cực, chia sẻ. Thông thường, mọi người chia sẻ các tiêu cực của họ; họ không chia sẻ cái tích cực của họ. Nhân loại đơn giản ngu xuẩn. Khi họ hạnh phúc họ không chia sẻ, họ rất keo kiệt. Khi họ bất hạnh họ rất, rất hoang phí – thế thì họ rất sẵn sàng chia sẻ. Khi mọi người mỉm cười họ mỉm cười rất tiết kiệm – chỉ chừng chừng vậy thôi. Nhưng khi họ giận dữ họ giận toàn bộ.
Bước thứ ba là chia sẻ cái tích cực. Điều đó sẽ đem tình yêu của bạn tuôn chảy như dòng sông, nảy sinh từ trái tim bạn. Thế khó xử của bạn với trái tim sẽ bắt đầu chuyển động khi bạn chia sẻ.
Tôi đã nghe nói về một câu ngạn ngữ rất kì lạ của Jorge Luis Borges. Nghe nó này…
Đem cái linh thiêng cho chó
Ném ngọc trước lợn
Vì điều thành vấn đề là cho.*Bạn đã nghe câu ngạn ngữ ngược lại: đừng đổ nước thiêng lên chó, và đừng ném ngọc trước lợn, bởi vì họ sẽ không hiểu. Borges lại nói:
Đem cái linh thiêng cho chó
Ném ngọc trước lợn
Vì điều thành vấn đề là cho.
Điều thực không phải là cái bạn cho – ngọc và điều linh thiêng và tình yêu – và bạn đang cho ai; cái đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ bạn cho. Khi bạn có, cho nó đi.
Gurdjieff thường nói, “Mọi thứ tôi tích trữ đều bị mất, và mọi thứ tôi cho đều là của tôi. Mọi thứ tôi cho vẫn cùng tôi, còn mọi thứ tôi tích trữ đều mất, đều đi.” Đúng: bạn chỉ có cái bạn đã chia sẻ. Bạn chỉ có tình yêu như bạn đã chia sẻ. Tình yêu không phải là tài sản để tích trữ, nó là rạng ngời, là hương thơm để chia sẻ. Bạn càng chia sẻ nhiều, bạn càng có nhiều; bạn càng chia sẻ ít, bạn càng có ít. Bạn chia sẻ càng nhiều, càng nhiều thứ sẽ nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của bạn – nó là vô hạn: nhiều thứ sẽ trào lên nữa. Kéo nước lên từ giếng, nhiều nước lại tới làm tươi mới trong giếng. Không kéo nước lên, đóng giếng lại, trở thành kẻ keo kiệt, và không dòng nước thêm nào sẽ vận hành. Dần dần, dòng nước sẽ trở thành chết, bị chẹn lại; và nước vốn ở trong giếng sẽ chết, sẽ trở thành tanh tưởi, bẩn thỉu. Nước tuôn chảy là tươi mới… tình yêu tuôn chảy là tươi mới.
Cho nên bước thứ ba hướng tới tình yêu là: chia sẻ cái tích cực của bạn, chia sẻ cuộc sống của bạn, chia sẻ mọi thứ bạn có. Bất kì cái gì đẹp với bạn, đừng bao giờ tích trữ nó. Trí huệ của bạn, chia sẻ; lời cầu nguyện của bạn, chia sẻ; tình yêu của bạn, hạnh phúc của bạn, vui sướng của bạn, chia sẻ. Vâng, nếu bạn không thể tìm được người nào, chia sẻ nó với chó vậy – nhưng chia sẻ. Chia sẻ nó với đá – nhưng chia sẻ. Khi bạn có ngọc, ném chúng đi – đừng bận tâm liệu người nhận là lợn hay thánh nhân, cứ ném chúng ra. Điều thành vấn đề là cho.
Tích trữ đầu độc trái tim. Mọi tích trữ đều độc hại. Nếu bạn chia sẻ, hệ thống của bạn sẽ thoát khỏi chất độc. Và khi bạn cho, đừng bận tâm liệu điều đó được đáp lại hay không. Thậm chí đừng chờ đợi lời cảm ơn.
Cảm thấy biết ơn người đã cho phép bạn chia sẻ cái gì đó với người đó. Không có việc ngược lại – đừng chờ đợi, nói sâu bên trong tim mình rằng người đó đáng phải được cảm ơn là người đó đã sẵn sàng nghe bạn, chia sẻ năng lượng nào đó với bạn… rằng người đó sẵn sàng nghe bài ca của bạn… rằng người đó sẵn sàng xem điệu vũ của bạn… rằng khi bạn đã tới để cho người đó, người đó đã không bác bỏ – người đó có thể bác bỏ chứ.
Chia sẻ là một trong những đức hạnh tâm linh nhất, một trong những đức hạnh tâm linh lớn lao nhất.
Và điều thứ tư: là cái không. Một khi bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn là ai đó, bạn dừng lại; thế thì tình yêu không tuôn chảy. Tình yêu tuôn chảy chỉ từ ai đó là không ai cả. Tình yêu trú ngụ chỉ trong cái không. Khi bạn trống rỗng, có tình yêu.
Khi bạn đầy bản ngã, tình yêu biến mất. Tình yêu và bản ngã không thể cùng tồn tại được. Tình yêu có thể tồn tại với Thượng đế nhưng không thể tồn tại cùng bản ngã, bởi vì tình yêu và Thượng đế là đồng nghĩa.
Tình yêu và bản ngã là không thể ở cùng nhau được. Cho nên hãy là cái không. Đó là nghĩa của việc thành khiêm tốn, nhu mì. Jesus nói: Được ân huệ là người nhu mì, vì nhu mì của họ là vương quốc của Thượng đế.
Bốn bước này – và bây giờ sẽ dễ hiểu lời kinh này. Trước hết…
Tôi phải tới ai để biết về người yêu của tôi?
Kabir nói: Tôi phải đi đâu để học về người yêu của tôi? Người yêu của tôi ở đâu? Chỗ trú ngụ của người đó ở đâu? Và ai có thể chỉ điều đó cho tôi?
Kabir nói: “Vì ông chẳng bao giờ có thể tìm thấy rừng
Nếu ông bỏ qua cây,
Cho nên người đó có thể chẳng bao giờ được tìm thấy trong trừu tượng.”
Lời kinh cực kì có ý nghĩa, có giá trị rất lớn – giống như tiêu chí. Nghe đây: tôi bắt gặp những người nói, “Chúng tôi yêu nhân loại” – và họ đã không yêu lấy một con người. Nhân loại là trừu tượng. Làm sao bạn có thể yêu nhân loại được – nói cho tôi xem nào? Bạn sẽ tìm thấy nhân loại ở đâu? Bạn sẽ ôm nhân loại thế nào? Bạn sẽ hôn nhân loại thế nào? Không, đây toàn là thủ đoạn của tâm trí. Dù ở bất kì đâu bạn bắt gặp bất kì ai, bạn bao giờ cũng bắt gặp con người thôi.
Nhân loại chẳng có ở đâu cả; chỉ có con người và con người. Nhân loại là trừu tượng, là ý tưởng; nó chỉ tồn tại trong tâm trí các triết gia – chẳng có ở đâu khác. Nhưng lại là một ý tưởng rất thủ đoạn: bạn có thể né tránh con người nhân danh nhân loại – bạn thậm chí có thể giết người nhân danh nhân loại. Bạn có thể nói, “Tôi phục vụ nhân loại và anh đang đi theo cách đó, cho nên tôi sẽ tiêu diệt anh.” Đó là điều Adolf Hitler nói, đó là điều Joseph Stalin nói, đó là điều chủ tịch Mao nói, đó là điều mọi chính khách của thế giới nói: “Chúng tôi yêu nhân loại. Để cứu nhân loại, chúng tôi sẽ phải giết con người.” Đây chính là các ý tưởng thủ đoạn.
Kabir nói: “Vì ông chẳng bao giờ có thể tìm thấy rừng nếu ông bỏ qua cây…”
Rừng không tồn tại – “rừng” chỉ là một từ. Cái tồn tại là cây. Cây và cây và cây – chúng tồn tại; và nếu bạn bắt đầu tìm rừng và bỏ qua cây, bạn sẽ không bao giờ thấy rừng. Có thể đó là lí do tại sao nhiều người tìm kiếm Thượng đế thế và chẳng bao giờ tìm thấy ngài – họ tìm một trừu tượng. Thượng đế giống như rừng: bạn sẽ thấy cái cây, tảng đá, đàn ông, đàn bà, con chó, con rắn, ngôi sao – những thứ này bạn sẽ thấy; bạn sẽ không tìm thấy Thượng đế ở đâu cả. Thượng đế là tên của cái toàn bộ. Ngài tồn tại trong những vật đặc thù này; ngài không ở đâu trong bất kì sự tồn tại nào khác. Ngài tồn tại trong con rắn như con rắn, và ngài tồn tại trong cái cây như cái cây, và ngài tồn tại trong tảng đá như tảng đó, và ngài tồn tại trong con người như con người.
Kabir đang chỉ ra điều gì đó rất quan trọng. Mọi người hỏi, “Thượng đế ở đâu?” Đứng trong rừng họ hỏi, “Rừng ở đâu?” Nếu bạn nói, “Anh đang được bao quanh bởi rừng,” họ sẽ nói, “Đây là cây sồi, đây là cây thông – nhưng rừng đâu? Tôi biết có cây, nhưng rừng đâu? Tôi muốn biết rừng.” Nhưng người này sẽ phát điên và người đó sẽ không bao giờ bắt gặp rừng cả. Phủ nhận cây, không có rừng. Rừng tồn tại trong cây sồi, trong cây thông, trong cây tuyết tùng. Rừng biểu hiện trong cả nghìn lẻ một dạng. Rừng trong bản thân nó thì không thể tìm thấy được – đó chỉ là một trừu tượng, một phổ quát.
Tìm cái đặc thù và quên cái phổ quát đi. Đó là khác biệt giữa tôn giáo thực và tôn giáo giả. Tôn giáo giả được dành cho các cái trừu tượng, tôn giáo thực được dành cho các cái đặc thù. Yêu đàn ông, yêu đàn bà, yêu đứa trẻ, yêu con vật, yêu cây cối, yêu các vì sao… Đừng hỏi về Thượng đế, và bạn sẽ tìm thấy Thượng đế.
Yêu đàn bà, yêu con vật, yêu cây cối, dần dần bạn sẽ trở nên nhận biết rằng cây cối không chỉ là cây cối. Cây cối siêu việt hơn bản thân cây cối nhiều; nó là siêu việt. Yêu đàn bà, bạn sẽ biết rằng cô ấy không chỉ là thân thể, không chỉ là tâm trí; cái gì đó siêu việt hơn nhiều bị ẩn kín đằng sau. Người đàn bà trở thành cánh cửa – cánh cửa mở vào Thượng đế. Con riêng của bạn trở thành cánh cửa mở vào Thượng đế.
Yêu cái đặc thù, cái cụ thể, cái thực, và bạn có thể thấy điều hại mọi người đã làm nhân danh các trừu tượng. Người Ki tô giáo đánh người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo đánh người Hindu giáo, và khi họ được hỏi, “Vì cái gì?” họ nói, “Thượng đế.” Thượng đế của người Mô ha mét giáo là một trừu tượng, Thượng đế của người Ki tô giáo là một trừu tượng, Thượng đế của người Hindu giáo là một trừu tượng. Chỉ tính thượng đế tồn tại thôi. Và bạn giết người Hindu, và bạn giết người Mô ha mét giáo, và bạn giết người Ki tô giáo: bạn giết các thượng đế thực nhân danh các ý tưởng giả; bạn giết người thực nhân danh các lí thuyết.
Kabir nói: Không có cách nào – cho nên tôi sẽ hỏi bất kì ai, “Người yêu của tôi ở đâu?” Tôi sẽ yêu, và tìm Người yêu của tôi trong việc yêu. Tôi sẽ không hỏi, “Thượng đế ở đâu? Thượng đế là gì?” và định nghĩa của nó. Không, tôi sẽ bắt đầu yêu – và qua tình yêu định nghĩa sẽ tới trong tôi. Sự hiểu thấu sẽ tới qua tình yêu – không qua ý tưởng hoá, không qua tư duy. Đây là cách thức của trái tim – bắt đầu yêu. Và con đường của tâm trí là cứ nghĩ hoài.
Và Kabir nói: Bằng việc yêu, tôi đã đi tới điểm không khổ nào tồn tại.
O sadhu: Mảnh đất của ta là mảnh đất không buồn.
Yêu không biết buồn. Nếu bạn vẫn biết buồn, bạn không biết yêu. Yêu không biết buồn, không buồn rầu. Làm sao tình yêu có thể biết buồn được? Điều đó là không thể được – bởi vì yêu là siêu việt lên trên sống và chết, cả hai. Nó đi ra ngoài sống và chết, cả hai. Nó là chỗ dừng giữa hai nốt. Nó cao hơn sống, nó cao hơn chết… làm sao có thể có buồn được? Và nó là chỗ dừng, im lặng… làm sao có thể có buồn được?
O sadhu: Mảnh đất của ta là mảnh đất không buồn.
Ta kêu to cho mọi người, cho vua và kẻ ăn xin,
Hoàng đế và fakir -
Bất kì ai tìm chỗ trú ngụ ở chỗ cao nhất,
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta.
Và Kabir nói: tới mảnh đất của tình yêu. Đừng cứ tranh đấu về học thuyết, giáo điều. Đừng chẻ sợi tóc ra – đừng phí thời gian. Ta đã tới – và ta tuyên bố cho tất cả mọi người, cho mọi vua và kẻ ăn xin, cho mọi hoàng đế và cho các fakir, “Tới mảnh đất của ta!”
… Và ta đã tới nước không có buồn rầu. Sao các ông phí thời gian trong các thứ trừu tượng và lí thuyết và triết lí? Lại đây! – Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta…
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người đó ở đây.
Chỉ tình yêu mới có thể trở thành chỗ nghỉ ngơi, chỉ tình yêu mới là chỗ trú ẩn. Bạn có thể tìm thấy bất kì cái gì, ngoại trừ tình yêu, nhưng bạn sẽ chỉ thấy căng thẳng mới chứ không gì khác; và gánh nặng mới – và những gánh nặng đó thực là nặng.
Jesus nói: Tới ta đi, mọi người đã nặng gánh. Gánh của ta nhẹ. Tới ta đi, nghỉ trong ta…
Để tất cả tới và định cư ở mảnh đất của ta
Để người mệt mỏi tới và bỏ gánh nặng của người đó ở đây.
Chỉ trong tình yêu, gánh nặng mới biến mất. Bởi vì thực tế gánh nặng cơ bản là gì? Gánh nặng cơ bản là gánh nặng của bản ngã: tôi đây – đó là gánh nặng cơ bản. Mọi gánh nặng khác đều được tích luỹ lên trung tâm này. Đây là chính đầu mối – tôi đây; thế rồi bạn tích luỹ nhiều gánh nặng. Trung tâm này phải bị phá huỷ.
Tình yêu làm bạn thành không ai cả, tình yêu lấy đi mảnh đất của bạn, tình yêu phá huỷ bản ngã của bạn toàn bộ. Nó triệt tiêu, nó giết chết bạn hoàn toàn, và nó cho bạn cuộc sống mới – cuộc sống không bản ngã nào: cuộc sống khiêm tốn, cuộc sống đơn giản, cuộc sống mà Thượng đế có thể sống qua. Bạn trở thành cây tre hổng… và âm nhạc của ngài bắt đầu tuôn chảy qua bạn. Bạn không cản trở, bởi vì bạn không có đó để cản trở ngài. Nếu bạn có đó, bạn là cản trở.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, “Làm sao tôi có thể vượt ra ngoài nỗi buồn?” Tôi bảo họ: Bạn không thể vượt ra ngoài nỗi buồn được. Có siêu việt đấy, nhưng bạn không thể đi được; bạn sẽ phải bị vứt bỏ trước khi nó xảy ra. Vâng, có trạng thái không buồn, nhưng bạn không thể vào trong nó được; bạn sẽ phải bị vứt bỏ từ nó. Cái gì đó bên trong bạn sẽ đi vào, nhưng bạn thì không. Cái gì đó bên trong bạn sẽ đi vào trong mảnh đất không buồn đó, nhưng không phải bạn: bạn là nỗi buồn.
Bạn đã không quan sát điều đó sao? - bản ngã của bạn càng lớn, nó tạo ra nỗi buồn càng lớn. Nó gây đau – nó giống như vết thương. Bản ngã càng ít, nó gây đau càng ít – vết thương được chữa lành. Khi không có bản ngã, không đau chút nào.
Cho dù ai đó xúc phạm bạn cũng chẳng gây đau, bởi vì bạn không có đó – làm sao người đó có thể xúc phạm bạn được? Xúc phạm chạm vào bạn chỉ khi vết thương tồn tại – bạn bị thua bởi vì bạn muốn thắng. Nếu bản ngã không có, khác gì giữa thắng và thua? Khác gì giữa thành công và thất bại?
Mọi phân biệt đều do bản ngã tạo ra.
Bất kì đâu bản ngã cảm thấy được đáp ứng, đó là thành công, thắng lợi. Khi bản ngã cảm thấy không được đáp ứng, đó là thất bại, thua cuộc. Mọi thua và thắng đều do bản ngã. Khi không có bản ngã, bạn đơn giản sống không thắng, không thua. Bạn đơn giản sống không thành công, không thất bại.
Bạn đơn giản sống… và cuộc sống đơn giản đó là cuộc sống tôn giáo.
Đó là điều Kabir ngụ ý qua cái ông ấy gọi là sadhu. Sadhu nghĩa là người đơn giản, sadhu nghĩa là người không phức tạp, sadhu nghĩa là người khiêm tốn. Đó là điều tôi gọi là “sannyasin.”
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Bạn có thể sống theo hai cách: bạn có thể sống theo cách bạn trở nên bị nặng gánh với bờ bên này tới mức cuộc hành trình sang bờ bên kia trở thành không thể được. Sống nhẹ nhàng… để cho khi tới ngày đi qua bờ bên kia, bạn có thể đơn giản nhún nhảy trên bàn chân và bắt đầu đi
Tôi đã nghe…
Khi Pompei bị cháy, và cả thành phố chạy xô ra, và mọi người đang mang bất kì cái gì họ có thể mang – đá quí, vàng, bạc, những thứ có giá trị… Và họ tất cả đều kêu và khóc bởi vì họ có nhiều thứ không thể mang theo được – ai đó mất con, ai đó mất vợ. Đó là đám đông điên khùng – toàn thể thành phố bị cháy – và họ tất cả chạy xô ra khỏi thành phố chỉ để cứu mạng mình. Đó là hỗn độn.
Tương truyền chỉ một người – lúc đó là ba giờ sáng – chỉ một người ra khỏi thành phố rất yên tĩnh, im lặng, cứ dường như không có gì đã xảy ra. Ông ấy là nhà huyền môn. Ông ấy chỉ có một chiếc gậy. Và nhiều người nhìn ông ấy và nói, “Ông có vẻ không bị rối trí.” Ông ấy nói, “Rối trí để làm gì? Tôi chẳng có gì khác – chỉ mỗi cây gậy này; và đây là lúc tôi đi dạo buổi sáng. Cho nên, để làm gì?… Tôi chẳng có gì để mất!”
Sống ở đây theo cách là “ở đây” không trở thành quan trọng với bạn nữa – không trở nên bị ám ảnh. Sống trong nhà là tốt, nhưng khi thời điểm tới để rời khỏi nhà người ta nên có khả năng đi mà không nhìn lại sau. Sống với mọi người – nhưng nếu vợ bạn chết, người ta nên có khả năng nói lời tạm biệt một cách im lặng, đằm thắm, không phàn nàn, không cằn nhằn. Sống theo cách mà bạn không trở nên bị vướng mắc quá nhiều.
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Và bờ bên kia đó không xa lắm đâu, bờ bên kia bao quanh bạn ở mọi chỗ. Nếu bạn bắt đầu sống đúng… và tôi ngụ ý “đúng” là gì? Bốn bước kia: ở đây bây giờ, học biến đổi chất độc thành ngọt ngào, chia sẻ cái tích cực của bạn, và là cái không. Đó là điều tôi ngụ ý bởi “sống đúng.”
Nếu bạn sống đúng, trong thời gian hai mươi bốn giờ bạn sẽ đi qua bờ này nhiều lần từ bờ kia, từ bờ kia qua bờ này, từ bờ này qua bờ kia – nhiều lần Thượng đế sẽ thấm vào bạn, toả sáng bên trong bạn. Nhiều lần bạn bỗng nhiên sẽ ở bờ bên kia. Đi trên phố… và bỗng nhiên ngài ở đó. Mặt trời chiếu vào bạn, tia nắng mặt trời chiếu lên cây cối… và bỗng nhiên bờ bên kia có đó. Bờ bên kia không phải là chỗ nào đó xa xăm gần thiên hà khác; nó bao giờ cũng ở đây. Nó là phẩm chất của thiền của bạn. Nếu bạn không bị nặng gánh ở đây, không bị ám ảnh với những thứ trần tục…
Sống trong thế giới nhưng không cho phép thế giới sống trong bạn. Và thế thì bạn sẽ một mình ngay cả trong đám đông… và ngay cả trong đám đông bạn sẽ thấy bờ bên kia. Bờ bên kia trở thành gần tới mức bạn có thể đi qua rào chắn vào bất kì lúc nào bạn muốn. Điều đó dễ dàng thế, như việc thở – nhưng nghệ thuật này phải được học. Đó là vấn đề nghệ thuật, khéo léo. Kheo khéo vào. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành thèm khát. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành gắn bó. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành phụ thuộc, thành nô lệ. Và thế rồi… thế rồi yêu vô cùng. Thế thì không có sợ hãi. Và yêu, bạn sẽ có khả năng đi qua bờ bên kia không khó khăn gì.
Dùng tiền, nhưng đừng trở nên bận tâm về tiền. Tôi không nói trốn khỏi tiền, và tôi không nói trốn khỏi vợ con bạn và rời bỏ họ và đi lên hang động Himalaya – tôi không dạy cái loại ngu xuẩn nào như thế cho bạn. Và Kabir cũng không thiên về điều đó. Kabir cực kì khẳng định cuộc sống, ông ấy tuyệt đối vì cuộc sống. Thực tế, bất kì ai biết tới Thượng đế đều sẽ vì cuộc sống, bởi vì cuộc sống này là của Thượng đế. Nếu bạn trốn khỏi cuộc sống, bạn đang trốn khỏi bản thân Thượng đế – trốn khỏi chính cơ hội mà ngài sẵn có. Đừng trốn đi đâu cả. Thay vì để nỗ lực vào trốn chạy, để nỗ lực vào trở nên nhận biết. Điều đó sẽ là trốn chạy thực: không trốn đi chỗ nào cả, bạn sẽ tạo ra hang động trong trái tim mình… và bạn sẽ bắt đầu sống ở đây.
Và bờ bên kia bao giờ cũng ở ngay góc này. Bất kì khoảnh khắc nào bạn muốn, bạn đều có thể đi… và bạn có thể uống Thượng đế nhiều lần trong ngày tuỳ thích. Nhìn hoa, bạn có thể uống ngài… và bờ bên kia mở ra. Đó là cách nhìn – đó không phải là thứ vật chất. Nhìn bông hồng một cách im lặng, đằm thắm, không nói lời nào bên trong – im lặng toàn bộ… và im lặng trở thành chói sáng, và im lặng trở thành bài ca, và tầm nhìn nảy sinh. Hoa biến mất, bạn biến mất… và Thượng đế có đó. Trong việc biến mất của chủ thể và đối thể, lỗ hổng nảy sinh. Giữa hai nốt, chỗ dừng… và bỗng nhiên bạn ở bờ bên kia.
Tôi là điểm dừng giữa hai nốt
Rơi vào chỗ hiếm hoi lắm phù hợp thực
Vì nốt chết có xu hướng chi phối
Cả hai được hoà giải
Trong khoảng tối rung rinh
Và bài ca vẫn còn tinh khiết.
Nhìn bông hồng. Bạn sẽ rung rinh và bông hồng sẽ rung rinh và sẽ có nhịp đập giữa các bạn và cả hai sẽ biến mất… có và bờ bên kia. Bỗng nhiên bạn được thay đổi – được mang vào thế giới khác.
Với một sadhu thực, với sannyasin thực, với người thành tâm thực, với người tìm kiếm thực, đệ tử, điều này trở thành rất đơn giản – giống như nháy mắt. Nhắm mắt lại và bạn ở bờ bên kia, mở mắt ra và bạn ở bờ bên kia. Bờ bên kia không phải là cái gì đó xa xăm, hay sau cái chết: bờ bên kia là ở đây giữa sống và chết. Từng khoảnh khắc nó đều là ở đây – giữa quá khứ và tương lai nó là ở đây: giữa quá khứ và tương lai có lỗ hổng nhỏ, một giây chia chẻ, và nó có đó.
Hiện tại là sự hiện diện của Thượng đế…
Cho nên sống ở đây đi, anh trai ơi,
Rằng anh có thể đi ngang qua bờ bên kia dễ dàng.
Đó là mảnh đất không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong durbar của thượng đế.
Không đất không trời; đó là chiều phi vật chất. Không có gì – thậm chí không có ông.
Đó là miền không đất không trời,
Không trăng không sao.
Vì chỉ có rạng ngời chân lí
Toả sáng trong vương quốc của thượng đế.
“Chỉ có rạng ngời chân lí...” Chỉ chân lí mới tồn tại ở bờ bên kia – không người tìm kiếm không cái được tìm kiếm, không người quan sát không cái được quan sát, không vật chất không tâm thức – chỉ chân lí, chỉ khoa học tối thượng. Và bạn trở thành một với nó, bạn không tách rời khỏi nó: bạn trở thành một phần của giai điệu thiêng liêng đó.
Kabir nói: “Hỡi người anh em yêu mến:
Số không chính là bản chất gìn giữ chân lí.”
Không cái gì khác là bản chất. Tìm, kiếm, cố biết chân lí là gì – và chân lí không trong trừu tượng, và chân lí không trong kinh sách, và chân lí không được tìm thấy trong đối thoại của các nhà thượng đế học. Chân lí là ở đây bây giờ. Chân lí hiện hữu: bạn phải trở nên sẵn có cho nó. Chân lí là việc mở trái tim bạn ra – tình yêu sẽ trở thành cây cầu giữa bạn và chân lí.
Ngay bây giờ bạn đang cố sống với thế giới, với cây cầu bản ngã. Bản ngã tách rời, tình yêu nối lại. Tình yêu là yoga duy nhất – “yoga” nghĩa là hợp nhất. Bản ngã tách rời, làm bạn thành hòn đảo – rời xa. Và nhìn vào điều chớ trêu này: đầu tiên bạn trau dồi bản ngã, và thế rồi bạn nói, “Tôi cảm thấy rất đơn độc.” Bản ngã làm bạn cảm thấy đơn độc, nó làm bạn đơn độc. Bản ngã làm bạn như hòn đảo nhỏ. Tình yêu… bạn lại trở thành lục địa. Tình yêu là cây cầu giữa bạn và cái đang đó.
Kabir ca bài ca của tình yêu. Và ông ấy nói: Qua tình yêu bạn sẽ đạt tới chỗ dừng đó giữa hai nốt… nơi giai điệu thiêng liêng tiếp tục… nơi Thượng đế đang chơi cây đàn veena của ngài. Và điều đó là rất cận kề. Ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này, nó bao quanh bạn. Nó ở bên trong tầm với của bạn, gần như bên trong nắm tay của bạn – chỉ cần hiểu biết thêm chút nữa, nhận biết thêm chút nữa. Sống trong nhận biết đi. Để bốn bước này trở thành toàn thể tôn giáo của bạn, toàn thể Torah của bạn – mọi cái khác chỉ là bình luận.
Ở đây bây giờ… chính khoảnh khắc này: bạn thấy cái đẹp của nó không? Chính khoảnh khắc này phúc lành là ở đây, Thượng đế là ở đây. Khi bạn im lặng ngài nói, khi bạn lắng nghe ngài ca.
Và học biến chất độc của bạn thành ngọt ngào, để cho mọi rào chắn bị phá huỷ.
Thế rồi điều thứ ba, bắt đầu chia sẻ: bất kì cái gì bạn có, cứ chia sẻ nó. Chia sẻ cái đẹp của bạn, chia sẻ bài ca của bạn, chia sẻ cuộc sống của bạn. Trong chia sẻ, bạn sẽ được giầu có lên. Đừng tích trữ. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tích trữ bạn sắp chống lại Thượng đế. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tích trữ bạn đang cố lệ thuộc vào cái ta riêng của mình; bạn đã mất tin cậy vào cuộc sống. Cho nó đi! Vì cuộc sống đã trao nó cho bạn, hãy cho đi – nhiều thứ sẽ tới.
Và điều thứ tư, là cái không. Cái không là cội nguồn của tất cả, cái không là cội nguồn của vô hạn…. cái không là Thượng đế. Cái không nghĩa là niết bàn. Là cái không đi – và trong việc là cái không, bạn sẽ đạt tới cái toàn thể. Trong việc là cái gì đó, bạn sẽ bỏ lỡ; trong việc là cái không, bạn sẽ về tới nhà.
Đây là lời kinh của Kabir. Kabir là một trong những nhà huyền môn vĩ đại nhất của thế giới. Thiền về Kabir – chú ý tới ông ấy, tới điều ông ấy nói. Và ông ấy là con người rất đơn giản, không có học theo bất kì cách nào – mọi điều ông ấy nói đều từ kinh nghiệm của ông ấy. Ông ấy không phải là học giả, ông ấy không biết gì về Veda và Koran và Kinh Thánh. Tất cả mọi điều ông ấy nói đều là từ kinh nghiệm tồn tại của riêng ông ấy. Và không chỉ là nhà thơ, ông ấy là nhà thơ huyền môn – và sự khác biệt là ở chỗ nhà thơ đôi khi có thoáng nhìn về Thượng đế, và thế rồi ông ấy rơi trở lại – những khoảnh khắc hiếm hoi của việc bay.
Ở Ấn Độ chúng ta có câu ngạn ngữ rằng nếu bạn yêu thơ ca, đừng bao giờ tới gặp nhà thơ, bởi vì thế thì bạn sẽ bị thất vọng. Bạn sẽ thấy một người rất bình thường – thậm chí còn bình thường hơn cả người thường. Hay bạn có thể thấy ai đó xấu xí – và người đó đã từng nói hay thế. Và bạn sẽ thấy ai đó thô tục, vô đạo đức, tục tĩu – và thơ của người đó lại tâm linh thế. Câu ngạn ngữ này đúng: nếu bạn yêu thơ ca, quên nhà thơ đi, đừng bao giờ tới gặp nhà thơ. Bởi vì nhà thơ chỉ nhảy thôi – trong những khoảnh khắc hiếm hoi của sáng suốt ông ấy bay cao, ông ấy đã bật lên, linh ảnh nào đó giáng xuống ông ấy… thế rồi ông ấy bị đóng lại, bị tắt đi; thế thì ông ấy là người bình thường. Chỉ thỉnh thoảng, như tia chớp, thơ ca mới tới với ông ấy.
Đó là khác biệt giữa nhà thơ và nhà thơ huyền môn. Nhà thơ huyền môn đã đạt tới. Đó không phải là chuyến bay của tưởng tượng của ông ấy, đó không chỉ là linh ảnh – bây giờ đó là chính cuộc sống của ông ấy. Ông ấy thở Thượng đế, ông ấy sống trong Thượng đế, ông ấy sống như Thượng đế, ông ấy là Thượng đế. Cho nên khi ông ấy nói điều gì đó, đấy không chỉ là ngẫu nhiên; khi ông ấy nói điều gì đó, đấy là từ chính cốt lõi của ông ấy.
Kabir là nhà thơ huyền môn. Lắng nghe giai điệu của ông ấy, ca bài ca của ông ấy… và nếu bạn đã hiểu, thế thì trở nên nhận biết thêm chút nữa đi. Và đừng tìm rừng! Chỉ có cây thôi, không có rừng – “rừng” chỉ là danh từ tập thể, trừu tượng. Không có Thượng đế cao trên cõi trời đâu; có các thượng đế và thượng đế và thượng đế – thượng đế cây, thượng đế đá, thượng đế sông, thượng đế đàn ông, thượng đế đàn bà – có các thượng đế và thượng đế và thượng đế… nhưng không có Thượng đế.
Toàn thể sự tồn tại này là thiêng liêng. Yêu cây đi nếu bạn muốn biết cái gì về rừng. Yêu người đi nếu bạn muốn biết cái gì về Thượng đế. Từng biểu lộ đặc thù đều có thể trở thành cửa sổ, cánh cửa ra vào. Đừng bị ám ảnh quá nhiều bởi từ – từ “Thượng đế” không phải là Thượng đế, từ “yêu” không phải là tình yêu, và từ “lửa” tất nhiên không phải là lửa. Bỏ từ, và đi ngày một nhiều hướng tới sự tồn tại.
Cảm nhiều hơn, thay vì nghĩ. Qua việc cảm, lời cầu nguyện của bạn sẽ nảy sinh… và qua việc cảm, bạn sẽ được tan biến một ngày nào đó. Và khi bạn bị tan biến, Thượng đế hiện hữu.
Tình yêu là thay đổi triệt để trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Cái đầu chỉ ở ngoại vi. Cái đầu chỉ giống như sóng trên đại dương; tình yêu như chiều sâu. Trong chiều sâu không có sóng, và trong sóng không có chiều sâu. Ý nghĩ giống như sóng chỉ trên bề mặt. Không có cách nào cho sóng biết chiều sâu trong khi vẫn còn là sóng. Sóng có thể biết chiều sâu, nhưng thế thì nó phải biến mất trong chiều sâu. Nó sẽ không còn là sóng nữa, nhưng thế rồi nó có thể quay lại bề mặt. Nhưng thế thì sóng đó tự nó sẽ trở thành người Baul; không sóng khác nào sẽ nghe nó. Các sóng khác sẽ gọi sóng đó là điên bởi vì nó sẽ nói về chiều sâu, còn các sóng này chỉ biết chiều nông, chúng không biết chiều sâu.
Tình yêu là kinh nghiệm – mang tính tồn tại, như hương vị. Nếu bạn chưa nếm muối, không có cách nào giải thích nó cho bạn. Nếu bạn đã nếm nó, không có cách nào quên nó. Nếu bạn đã nếm nó, thế nữa không có cách nào giải thích nó cho ai đó khác còn chưa nếm nó. Làm sao giải thích cho ai đó khác người chưa bao giờ biết cái gì mặn? Nói cái gì đây? Không phải là bạn không biết – bạn biết chứ, nó ở ngay trên đầu lưỡi bạn. Bạn biết mặn là gì, nhưng làm sao nói nó cho ai đó khác được? Điều duy nhất là đưa cho người kia chút muối. Nhưng nếu người đó nói, “Trước hết để tôi được thuyết phục rằng có tồn tại cái gì đó như muối, chỉ thế rồi tôi sẽ nhận”… nếu người đó thận trọng thế thì điều đó là không thể được. Thế thì người đó sẽ phải vẫn còn chẳng có kinh nghiệm nào về muối cả.
Và vẫn còn không có kinh nghiệm yêu là vẫn còn chết – bởi vì chỉ người yêu mới vứt đi những cái ta chết.Chỉ người yêu mới chuyển động, bởi vì chỉ người yêu mới năng động. Logic là chết; tình yêu là sống.
Tôi nhớ tới một câu ngạn ngữ của Browning. Ông ấy hay nói, “Quá trình cuộc sống là để vươn lên bậc đá của những cái ta chết của chúng ta tới những điều cao hơn.”
…quá trình cuộc sống là để vươn lên bậc đá của những cái ta chết của chúng ta tới những điều cao hơn…
Logic thuộc về quá khứ; tình yêu thuộc về tương lai. Logic chỉ đi vào trong vòng tròn cũ lặp đi lặp lại mãi. Tình yêu đi vào lãnh thổ mới. Là bản thân mình thì không bao giờ tĩnh tại, ở trong tình yêu cũng không bao giờ tĩnh tại. Nó bao giờ cũng cực lạc – không tĩnh tại mà cực lạc: bên ngoài tĩnh tại, bên ngoài đứng yên.
Di chuyển. Người ta chẳng bao giờ tới, mặc dầu người ta bao giờ cũng đang tới.
OSHO