Đứa con dâu
Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tập tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao. Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi “người em gái” nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:
“Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.”
Tâm trả lời yếu đuối:
“Bài hát mà má. Thì rồi em Hương nhà mình, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.”
“Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không?”
Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đình nầy, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sứa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đã có người khác lo.
Một buổi sáng chủ nhật, bà Năm thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nhìn đứa con trại đang hì hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đã quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đã làm. Anh cứ lần khân mãi, rồi quên việc người khác nhờ. Hôm nay bà thấy Tâm cắt có cẩn thận, cắt đi, cắt lại, nghiêng đầu nhìn ngắm mãi, cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nhìn con:
“Sao hôm nay Tâm giói thế? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa!”
Tâm nhìn mẹ cười, và nói tỉnh bơ:
“Tuần trước, Lam ghé đậy chơi, thẩy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn .”
“Lam là ai?”
“Là bạn gái của con”
Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của bà sinh ra, nuôi nấng, thưong yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, thì nó lại răm rắp làm. Trong lòng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn.
Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê thì xem như mở mắt không ra.
Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi:
“Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương thơm cà phê bay đi hết.”
“Thôi, con không uống cà phê nữa má à. Con đang tập bỏ cà phê.”
“Sao vậy ?”
“Lam bảo con bỏ cà phê! Uống cà phê không tốt.”
Nghe con nói, mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên.
Lam là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời? Bà thưong con, muốn cho con vui, bà ra lệnh:
“Uống đi. Mę đã pha ra rồi. Đừng uống quá nhiều thì thôi, chứ vừa phái, cà-phê cũng tốt cho sức khỏe.”
Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đã pha. Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng:
“Thằng Tâm nhà mình thê mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, thì không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói cái gì, thì nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con mình sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem mình bằng...”
Ông chồng bà cắt ngang:
“Thôi bà ơi. Nó cũng đã lớn rồi, khi mới yêu, thì ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp ...”
“Bây giờ thì ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện gì nữa. Lại còn nat nộ, gầm gừ.”
“Có chứ, khi nào bà nói đúng thì tôi nghe theo, chứ bà sai, mà bắt tôi theo sao được? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, thì tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ?”
“Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, thì xem thưởng nhé!”
“Vẫn quý vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.”
Một lần bà thấy Tâm không hót tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực mình. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.
Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết:
“Mẹ ơi. Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hưong Bình. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.”
“Mẹ không hiếu con nói gì.”
“Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.”
Bà Năm nhăn nhó mặt mày, thở dài, thất vọng nói:
“Tiền bạc nó đâu có thiếu. ở nhà thì chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà ...”
Ngay tức thì, bà kêu Hưong lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy. Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài dòm vô thôi. Hai mẹ con lấm lét rình mò, đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nhìn thẩy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn. Trở lại nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về. Bà sẽ cho một trận tơi bời cho đã giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đã bị bà Năm gào to :
“Khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiện hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp nầy nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thưởng”
“Thưa mẹ, mẹ nói gì?”
“Thằng ngu! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Đã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, thì không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ. Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn...”
“Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quý. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp thì sao? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người”
Bà Năm cười chán nản, và chê nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà vê cô Lam:
“Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen đủi, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Hà ha ha ...”
“Nhưng tổng hợp tất cả lại, thì nhìn rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên thì thu hút và hấp dẫn hon đẹp. Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, thì kênh kiệu, vác cái mặt lên, đòi hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưỏng đâu có cái đẹp, là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô nầy làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bên.”
Bà Năm há miệng ra vì ngạc nhiên, nhìn ông con trai của bà chòng chọc. Bà nói:
“Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó? Thôi, anh đã khôn đến vậy, thì mẹ chịu thua.”
“Thì ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thê.”
Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong lòng bà.
Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố tình làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô.
Bà còn nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau nầy khó nuôi con. Đàn bà vòng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn. Lam vẫn vui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không đám đem Lam về thăm nhà thường xuyên.
Ông Năm khuyên vợ rằng:
“Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, thì càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu xuôi chèo thuận mái quá, thì cũng không bền. Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau nầy có hậu quá không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn.”
Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong lòng bà. Có lẽ tại vì Tâm nghe lời cô nầy răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đã dành hết yêu thưong cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà. Ông Năm nói rằng, việc chi mà ganh tị tình thưong ? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu. Cứ cái vòng luẩn quẩn quay đi quay lại mãi, không được gì, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn. Dân Á đông, thì mẹ chông nàng dâu lục đục. Dân Âu Mỹ, thì mẹ vợ và con rể không ưa nhau. Có cà ngàn câu chuyện chế diễu bà mẹ vợ do các ông viêt ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông nầy là người đàn ông sung sướng nhất, vì ông không có một bà mẹ vợ.
Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái tình si dành cho cô nầy. Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đep hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến. Bà Năm cán răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà, bót nồng nàn, tử tế như xưa.
Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ. Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn. Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy, thì vui hơn là tách biệt ra. Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột.
Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dậu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phái hầu ha thêm một “cô nương” nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đình là được. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp cho ông bà việc gì, bà Năm nói nhỏ với chồng: “Cô dâu nầy, ưa làm màu lắm.” Ông chồng bà trả lời: “Thà có đứa con dâu làm màu, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì.”
Nhiều buổi sáng rất sớm, bà nám nghe tiếng thở phì phò, tiếng huỳnh huỵch ngoài phòng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm trò khỉ. Một lần bà hé cứa nhìn xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục. Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thế dục bao giờ, nay vì vợ mà tập. Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thận mình theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt. Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, Và cả ông Năm cũng tham gia. Trong phòng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong vòng hai mươi phút trước khi ăn điếm tâm và đi làm việc. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ vòng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyến.
Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà tình mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kế từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.
Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lức, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, rướn cong, mặn, có tiêu ớt. Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn nầy của người nhà quê. Nhung cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê. Sử sách có chép rõ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đưòng.
Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối. Thời gian đẩu, cô phụ làm các việc lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Có cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được gì nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thưong. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu. Nhìn thấy cô con dâu vui vẻ, hát hò trong khi làm bếp, bà cũng vui lây. Thì ra, cô làm với tấm lòng, với sự chia xẻ, chứ không phái miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ót, nhanh như các anh đầu bếp tàu chiếu trên truyền hình. Thỉnh thoáng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cá nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lãnh trách nhiệm nấu các món nầy. Cô nấu phở, bún bò, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm. Cà nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế nầy, thì đi tiệm làm gì. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hon. Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng.
Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đòi hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh. Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:
“Dì Chính báo rằng, nếu mình ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, thì cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít thì lo, khách đông thì khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm còn cực hon. Dì Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cánh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà dì thì quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ dì. Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gổ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, thì hãy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên ha, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng rồi quyết định.”
Nghe con dâu nói, bà sợ hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa.
Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, xuống phố mua hàng với cô. Vì hàng hạ giá, chỉ còn một hôm nữa là hết hạn. Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uống lắm. Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo nầy, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói:
“Tiền nầy do anh Tâm làm ra, mẹ có quyên xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền nầy.” Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà.
Mỗi năm đến ngày sinh nhật của bà, ông Năm đưa cả gia đình ra tiệm ăn gần nhà. Như để trả nợ quỷ thần, để bà khỏi cằn nhằn, than vãn, kêu rêu. Vì ông nghĩ rằng, sinh ra là khổ, sao lại phải mừng. Thắp cho bà mấy cây nến to, mỗi cây tương trưng cho năm mười tuổi, không dám thắp nhiều như đám cháy rừng, sợ bà buồn. Năm nay cô con dâu xin được tổ chức sinh nhật cho mẹ chồng.
Chính tay cô làm cái bánh lớn. Trang hoàng nhà cửa, và viết thiệp mời bà con. Thức ăn do cô đặt tại các tiệm mang về. Bà con đông đảo tham dự, cười nói, vui tươi.
Khoảng thời gian giữa tiệc, có tiếng gõ cửa, một cô vũ công múa bụng xuất hiện. Ðầu cô cài lông công, mang sắc phục sặc sỡ theo lối Trung đông, toàn người lóng lánh như có dát kim cương. Tiếng nhạc trối lên eo éo, thanh sắc, cao. Cô vũ công uốn người, lắc mông, bụng chuyển động xoay tròn không ngừng. Ông Năm chăm chú, ngồi há hốc miệng ra mà xem, đến nỗi một giải nước bọt bò ra từ miệng ông lúc nào mà ông không hay.
Bà Năm thấy vậy, tức mình phát vào lưng ông một cái thật mạnh, ông giật mình hốt hoảng quay qua nhìn bà, và cười cầu tài. Tối đó, bà Năm giận chồng, và giận luôn cá cô con dâu, bày trò bậy bạ.
Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, rủ bà lên San Francisco chơi. Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ phố tàu. Khi đã mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dãy bàn dọn trên lề đưòng cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nhìn thiên hạ qua lại. Cô con dâu nói:
“Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư giãn. Nhìn cái tất bật của thiên hạ, thây cái nhàn nhã của mình, rồi biết quý cái hạnh phúc đon sơ mà mình đang có.”
Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:
“Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui, khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con mình rủ nhau đi xem chóp bóng, khuya mới về, để cho các ông ớ nhà chờ, và đói một bữa chơi. Như vậy, các ông mới biết quý cái không khí ấm áp của bữa cơm bình thường mỗi ngày trong gia đình.”
Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Ðến sở khỏi phái tốn tiền mua cà phê bên góc đường.
Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cá nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đã cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.
Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạnthân để tâm sự khi vui buồn. Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui vẻ, hạnh phúc và thưong yêu nhau hơn. Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa.
Một hôm đã khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thẩy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nhìn. Trăng vầng vặc trái ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thẩy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngửa, chân gác lên ghê. Bà nghe tiếng thì thầm:
“Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?”
Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:
“Thương yêu và thông cảm. Ðem hết tấm lòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm lòng. Nhờ em biết thưong yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thưong yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó, vợ chồng mình hòa thuận hon, thưong yêu nhau hon, và lâu bên hơn, hạnh phúc hơn.”
Bà Năm len lén trở lại phòng, chép miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời mà còn ngu dại, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt./.
Trích trong "Hương cố nhân"
Tràm Cà Mau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét