Sau khi Beethoven qua đời được vài năm, một nhà thơ người Đức, Ludwig Rellstab, đã so sánh những giai điệu mượt mà trong phần đầu của bài nhạc sonata ấy với ánh trăng trên mặt hồ Lucerne, Thụy Sỹ. Và từ đó bản nhạc này đã được mọi người biết đến dưới cái tên Moonlight Sonata, Sonata ánh trăng.
Và cũng có nhiều giai thoại về sự ra đời của bài sonata này.
Nữ bá tước Guicciardi
Một giai thoại là lúc ấy Beethoven đang sống ở thành phố Vienna, nước Áo. Để mưu sinh, ngoài việc sáng tác, Beethoven còn dạy nhạc cho con gái của các nhà quý tộc.
Beethoven xấu trai nhưng lại mang một trái tim nghệ sĩ và đa tình. Ông đem lòng yêu thương một người học trò của mình là nữ bá tước Julie Guicciardi. Cô thiếu nữ dường như cũng biết tình cảm của Beethoven dành cho mình, nhưng cô chỉ im lặng, khiến Beethoven càng thêm hy vọng.
Một hôm, Beethoven lấy can đảm và ngỏ lời với Julie dưới vòm hoa nhà cô vào một buổi tối sau khi dạy xong. Nhưng cô đã từ chối tình cảm của ông.
Đêm hôm đó Beethoven đã lang thang một mình trong thành Vienna. Ông đứng trên cây cầu bắt ngang trên dòng sông Danube. Trăng đêm ấy rất sáng. Beethoven như tỉnh giấc khi một mình đứng yên trong một không gian tĩnh lặng ngập tràn ánh trăng lấp lánh trên dòng sông Danube huyền ảo. Và ông đã viết bài sonata ấy tặng cho Julie Guicciardi.
Một cô gái nhà nghèo
Và cũng có một giai thoại khác về xuất xứ của bài nhạc này. Một buổi tối mùa đông, Beethoven cùng đi dạo với một người bạn. Thành phố nhỏ với những con đường lát đá như huyền ảo dưới ánh trăng thật sáng. Đang đi, hai người bổng nghe thoáng có tiếng đàn piano thanh thoát vang ra từ hướng một ngôi nhà nhỏ, trong một xóm tối tăm và nghèo nàn. Beethoven dừng lại, lắng nghe một hồi rồi nói với người bạn, "Bài ấy là một bài nhạc sonata của tôi. Người nhạc sĩ nào đang chơi bài ấy cũng khá giỏi đó!"
Đột nhiên tiếng đàn im bặt và có giọng nói của một người con gái trẻ, "Em không chơi nữa đâu. Bài nhạc tuyệt hay mà em không thể nào diễn đạt được. Em ước gì mình được một lần đi nghe buổi hòa nhạc do ông Beethoven trình diễn!" Một giọng nam của người anh nói với em gái mình, "Em cũng biết là chuyện đó sẽ không bao giờ có thể xảy ra. Chúng mình nghèo quá mà. Tiền có đâu mà lấy đi xem!"
Và cũng có nhiều giai thoại về sự ra đời của bài sonata này.
Nữ bá tước Guicciardi
Một giai thoại là lúc ấy Beethoven đang sống ở thành phố Vienna, nước Áo. Để mưu sinh, ngoài việc sáng tác, Beethoven còn dạy nhạc cho con gái của các nhà quý tộc.
Beethoven xấu trai nhưng lại mang một trái tim nghệ sĩ và đa tình. Ông đem lòng yêu thương một người học trò của mình là nữ bá tước Julie Guicciardi. Cô thiếu nữ dường như cũng biết tình cảm của Beethoven dành cho mình, nhưng cô chỉ im lặng, khiến Beethoven càng thêm hy vọng.
Một hôm, Beethoven lấy can đảm và ngỏ lời với Julie dưới vòm hoa nhà cô vào một buổi tối sau khi dạy xong. Nhưng cô đã từ chối tình cảm của ông.
Đêm hôm đó Beethoven đã lang thang một mình trong thành Vienna. Ông đứng trên cây cầu bắt ngang trên dòng sông Danube. Trăng đêm ấy rất sáng. Beethoven như tỉnh giấc khi một mình đứng yên trong một không gian tĩnh lặng ngập tràn ánh trăng lấp lánh trên dòng sông Danube huyền ảo. Và ông đã viết bài sonata ấy tặng cho Julie Guicciardi.
Một cô gái nhà nghèo
Và cũng có một giai thoại khác về xuất xứ của bài nhạc này. Một buổi tối mùa đông, Beethoven cùng đi dạo với một người bạn. Thành phố nhỏ với những con đường lát đá như huyền ảo dưới ánh trăng thật sáng. Đang đi, hai người bổng nghe thoáng có tiếng đàn piano thanh thoát vang ra từ hướng một ngôi nhà nhỏ, trong một xóm tối tăm và nghèo nàn. Beethoven dừng lại, lắng nghe một hồi rồi nói với người bạn, "Bài ấy là một bài nhạc sonata của tôi. Người nhạc sĩ nào đang chơi bài ấy cũng khá giỏi đó!"
Đột nhiên tiếng đàn im bặt và có giọng nói của một người con gái trẻ, "Em không chơi nữa đâu. Bài nhạc tuyệt hay mà em không thể nào diễn đạt được. Em ước gì mình được một lần đi nghe buổi hòa nhạc do ông Beethoven trình diễn!" Một giọng nam của người anh nói với em gái mình, "Em cũng biết là chuyện đó sẽ không bao giờ có thể xảy ra. Chúng mình nghèo quá mà. Tiền có đâu mà lấy đi xem!"
Beethoven quay sang nói với người bạn mình, "Tôi sẽ xin vào và chơi nhạc cho họ nghe. Người con gái ấy là một nhạc sĩ rất có tài." Nói xong ông đến gỏ cửa và xin vào. Căn phòng bên trong nhỏ và tăm tối, trên bàn chỉ có một ngọn nến nhỏ cháy leo lét. Người con gái dáng xanh xao và gầy yếu ngồi bên chiếc piano, người anh trẻ ngồi làm việc ở chiếc bàn gần bên.
"Xin lỗi anh," Beethoven nói, "Ta đi ngang qua đây và nghe tiếng piano đàn rất hay. Ta cũng là một nhạc sĩ. Ta muốn được chơi vài bài để tặng mọi người có được không?"
Người anh ngại ngùng nói, "Chiếc piano của chúng tôi quá cũ, và mình cũng không có một tập nhạc nào cho ông chơi." Beethoven ngạc nhiên, "Không có tập nhạc? Thế làm sao em của anh lại có thể..." Ông dừng lại vì chợt khám phá ra rằng người con gái ấy bị mù. Người con gái hổ thẹn đáp, "Cháu chỉ lắng nghe người ta tập nhạc mỗi ngày rồi cứ bắt chước theo. Cháu yêu nhạc lắm."
Beethoven nghe vậy, bước đến bên chiếc piano ngồi xuống và ông bắt đầu chơi. Ông đàn theo ngẩu hứng của mình, những ngón tay tự tuôn theo cảm xúc trào dâng của một người nhạc sĩ thiên tài. Tiếng nhạc rơi từng nốt, lúc nhẹ nhàng thanh thản như ánh trăng, lúc lại dào dạt, mênh mông như dòng sông Danube. Tiếng đàn nhẹ bổng bay cao vượt lên trên mọi vất vả, lo toan, muộn phiền của cuộc sống, không còn những mảnh đời khổ lụy, không có số phận bi thương, không còn những nỗi tuyệt vọng. Tất cả bây giờ là một thế giới lung linh, kỳ ảo như trong một trang truyện cổ tích thần tiên. Ánh trăng như đọng lại rơi xuống trong không gian tĩnh lặng thành những giọt sáng.
Hai anh em lặng yên say mê lắng nghe tiếng đàn huyền diệu của Beethoven. Bài nhạc vừa dứt, người con gái thốt lên, "Ông đàn hay quá! Bài nhạc thật tuyệt vời! Thưa ngài, ông là ai?" "Cô hãy nghe bài này!" Beethoven chơi một trong những bài sonata của mình. Người con gái thốt lên mừng rở, "Cháu biết rồi! Ông là ngài Beethoven. Cháu sung sướng quá đi thôi!"
Lúc ấy ngọn nến trên bàn cũng cháy hết và tắt ngúm. Người bạn của Beethoven bước đến cửa sổ và vén chiếc màn ra, ánh trăng ngoài sân lùa vào ngập tràn căn phòng nhỏ. Beethoven tiếp tục chơi một bài nhạc khác với tất cả tâm hồn mình, những nốt nhạc tuông chảy nhẹ nhàng, mượt mà và trong sáng như ánh trăng. Và rồi ông dừng lại.
"Cháu thành thật cám ơn lòng tốt của ông," người con gái mù nói, "Xin ông lại ghé qua chơi với chúng cháu." "Ta sẽ trở lại thăm và dạy cho cô chơi đàn," Beethoven đáp.
Beethoven giả từ ra về. Trên đường đi ông quay sang nói với người bạn, "Tôi cần về nhà ngay bây giờ để ghi chép lại bài sonata mới ấy."
Mặt nước không xao
Giai thoại nào cũng hay phải không bạn. Những tác phẩm lớn lại thường có những câu truyện cũng huyền thoại như chính nó. Và có lẽ những giai thoại ấy chỉ muốn nói rằng, giữa những hệ lụy, khổ đau của cuộc sống lại thường làm phát sinh nên những tác phẩm, những sáng tạo lớn. Khổ đau không làm mờ nhạt đi những cái hay và chân thật của cuộc đời, mà nhiều khi lại còn giúp ta nhìn lại những cái đẹp của cuộc sống và làm chúng được tỏ sáng thêm hơn. Như những ánh trăng rơi trên một mặt hồ lặng trong và chưa từng một lần bị xao động,
Trúc ảnh tảo giai trần bất động.
Nguyệt xuyên hải để thủy vô ngân
Bóng trúc quét sân trần chẳng động
Vầng trăng xuyên biển nước không xao
Nguyễn Duy Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét