Dōgen sanh năm 1200 trong một gia đình quý tộc tại Kyoto, thân phụ của Dōgen là Kuga Michichika giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Từ nhỏ Dōgen đã tỏ ra rất thông minh. Mới 4 tuổi Dōgen đã biết đọc những bài thơ bằng chữ Hán, năm 9 tuổi đã đọc bản tiếng Hán cuốn Abhidharma (Thắng pháp). Cuộc đời khó khăn vì cha mất khi Dōgen mới lên 2, mẹ mất lúc 7 tuổi. Một người trong họ là Minamoto, một vị quan trong triều đình, đem Dōgen về nhận là con nuôi và tính dạy dỗ Dōgen theo con đường khoa bảng để sau này nối nghiệp. Nhưng vì hoàn cảnh mồ côi sớm đã gây xúc động mạnh khiến Dōgen thấy rõ lý vô thường nên quyết định xuất gia để tìm hiểu ý nghĩa về vấn đề sinh, tử. Đến năm 13 tuổi Dōgen xuất gia tại núi Hiei với thiền sư Kōen thuộc tông Thiên Thai, và được ban cho pháp danh là Buppō-bō Dōgen.
Trong khi tu tập Dōgen vẫn thắc mắc, nghi hoặc với vấn đề: theo các kinh điển thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, vậy tại sao phải khổ công tu hành để chứng đạt được Phật tánh và giác ngộ. Không tìm được sự giải đáp nơi vị trụ trì Kōen nên Dōgen rời đến thiền viện Mii-deraji với vị trụ trì là Kōin nhưng vị này cũng không giải đáp được và có khuyên Dōgen đến gặp thiền sư Myōan Eisai (Minh Am Vinh Tây) tại thiền viện Kenninji (Kiến nhân) ở Kyoto. Thiền sư Eisai (1141-1215), đã qua Trung hoa và đem tông Lâm Tế về truyền bá tại Nhật, được coi là vị tổ khai sáng Thiền tông tại Nhật.
Nhờ sự chỉ dạy của Esai nên Dōgen đã sáng hiểu phần nào nên quyết định ở lại theo học Eisai. Tiếc thay năm sau thì thiền sư Eisai qua đời. Dōgen tiếp tục ở lại thiền viện để theo học thiền sư Myōzen (1184-1225) là người kế thừa Eisai. Nơi đây Dōgen được chỉ dẫn tu tập theo pháp môn tông Lâm Tế và rời bỏ tông Thiên Thai.
Năm 1223 Dōgen lúc đó được 23 tuổi, theo thầy Myōzen qua Trung Hoa để tiếp tục tu học. Trước hết Dōgen đến tu viện Ching-te tại núi T’ien t’ung (Thiên Đồng) thọ giáo vị trụ trì Wu-chi, thuộc tông Lâm Tế. Ở đó Dōgen đã có nhiều tiến bộ trong sự học hỏi về Thiền tông, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn nên sau đó lại đi tham vấn nhiều thiền sư khác. Thất vọng về việc đi tìm học đã lâu mà chưa đem đến kết quả, Dōgen có ý định trở về Nhật thì tình cờ được biết là vị trụ trì ở T’ien t’ung đã qua đời và vị kế nghiệp là Ju-ching (Thiên Đồng Như Tịnh, Tendo Nyojo) (1163-1228), vị tổ thứ 13 tông Tào Động, rất nổi tiếng, nên Dōgen quay trở lại đó.
Thiền sư Ju-ching tổ chức thiền viện rất là nghiêm chỉnh, đặc biệt chú trọng vào việc ngồi thiền. Nương theo gương của sư phụ nên Dōgen ngồi thiền chăm chỉ ngày đêm. Nhờ sự chỉ dạy của Ju-ching nên đã đạt được ước vọng và chứng ngộ, nên trong các tác phẩm sau này Dōgen luôn ghi nhớ công ơn đó. Sau khi đã được chứng ngộ Dōgen vẫn còn ở lại đó để tiếp tục tu hành thêm 2 năm nữa.
Năm 1227 Dōgen quyết định trở về Nhật để truyền bá Thiền tông. Ju-ching chấp thuận việc đó và có tặng cho Dōgen chiếc áo cà sa của Fu-jung Tao ch’ueh (Phù dung Đạo giai) (1043-1118), một vị tổ tông Tào Động, và hai cuốn sách nổi tiếng của tông Tào Động: Pao ching San Mei (Hōkyō Zammai, Bảo cảnh Tam muội) và Wu wei Hsien chueh (Goi Kenketsu) (Goi: Động sơn ngũ vị) cùng một bức họa chân dung của mình. (Yokoi, tr. 32)
Sau khi trở về Nhật Dōgen trở lại thiền viện Kenninji. Ở đó được 3 năm Dōgen thất vọng thấy tình trạng tu hành của tăng đoàn quá suy thoái so với trước. Sư kể lại là thấy các tăng ở phòng riêng, đồ đạc sang trọng, quần áo là lượt, thích nói những danh từ hoa mỹ, còn thì quên cả nghi lễ, chánh pháp. Sư từ giã thiền viện Kenninji và dọn tới thiền viện An’yō-in.
Sau đó sư dọn tới thiền viện Kōshōji và lập thiền đường để huấn luyện tăng ni cùng các cư sĩ. Vì nhu cầu nên sư phải lập thiền đường để có chỗ huấn luyện nhưng sư vẫn luôn nhắc nhở là việc xây chùa lớn nguy nga không phải đương nhiên là dẫn tới giác ngộ. Dù ở trong một chòi nhỏ, dưới gốc cây mà có theo hiểu được lời Phật dạy và hành trì theo đúng pháp thì Phật giáo mới thịnh hành được. Trong buổi khai mạc thiền đường sư nói là qua Trung Hoa thì sư ngộ được là “mắt ngang, mũi dọc”, “tay không” khi trở về Nhật, sư không đem theo một cuốn kinh nào.
Trong thời gian ở thiền viện Kōshōji, Dōgen tiếp tục viết nhiều bài để giảng thêm về Thiền tông, mặc dầu số đệ tử càng ngày càng đông khiến sư không có nhiều thì giờ như trước. Ngoài ra tông phái của sư còn bị các tăng của tông Tendai (Thiên Thai), đang có nhiều thế lực lúc đó, vì ganh tị thấy tiếng tăm, ảnh hưởng của sư mỗi ngày gia tăng nên kiếm đủ cách để ngăn cản, phá rối tới mức là ra lệnh phá thiền viện Kōshōji.
Sư và một số đệ tử phải dời đến một ngôi thiền viện nhỏ là Yoshimine-dera. Nơi đây nhờ sự bảo trợ của quận trưởng Yoshishige có thế lực và rất sùng bái đạo Phật. Sau đó ông quận trưởng xây một ngôi thiền viện vĩnh viễn cho sư trụ trì, đó là thiền viện Daibutsu, mà sau đó được đổi tên là thiền viện Eiheiji (Vĩnh Bình, Eternal Peace) là một trong hai tổ đình của tông Tào Động và cũng là ngôi chùa Thiền tông được coi như lớn nhất của Nhật.
Sư mất năm 53 tuổi tại Kyoto vào ngày 28 tháng 8 năm 1253.
Năm 1223 Dōgen lúc đó được 23 tuổi, theo thầy Myōzen qua Trung Hoa để tiếp tục tu học. Trước hết Dōgen đến tu viện Ching-te tại núi T’ien t’ung (Thiên Đồng) thọ giáo vị trụ trì Wu-chi, thuộc tông Lâm Tế. Ở đó Dōgen đã có nhiều tiến bộ trong sự học hỏi về Thiền tông, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn nên sau đó lại đi tham vấn nhiều thiền sư khác. Thất vọng về việc đi tìm học đã lâu mà chưa đem đến kết quả, Dōgen có ý định trở về Nhật thì tình cờ được biết là vị trụ trì ở T’ien t’ung đã qua đời và vị kế nghiệp là Ju-ching (Thiên Đồng Như Tịnh, Tendo Nyojo) (1163-1228), vị tổ thứ 13 tông Tào Động, rất nổi tiếng, nên Dōgen quay trở lại đó.
Thiền sư Ju-ching tổ chức thiền viện rất là nghiêm chỉnh, đặc biệt chú trọng vào việc ngồi thiền. Nương theo gương của sư phụ nên Dōgen ngồi thiền chăm chỉ ngày đêm. Nhờ sự chỉ dạy của Ju-ching nên đã đạt được ước vọng và chứng ngộ, nên trong các tác phẩm sau này Dōgen luôn ghi nhớ công ơn đó. Sau khi đã được chứng ngộ Dōgen vẫn còn ở lại đó để tiếp tục tu hành thêm 2 năm nữa.
Năm 1227 Dōgen quyết định trở về Nhật để truyền bá Thiền tông. Ju-ching chấp thuận việc đó và có tặng cho Dōgen chiếc áo cà sa của Fu-jung Tao ch’ueh (Phù dung Đạo giai) (1043-1118), một vị tổ tông Tào Động, và hai cuốn sách nổi tiếng của tông Tào Động: Pao ching San Mei (Hōkyō Zammai, Bảo cảnh Tam muội) và Wu wei Hsien chueh (Goi Kenketsu) (Goi: Động sơn ngũ vị) cùng một bức họa chân dung của mình. (Yokoi, tr. 32)
Sau khi trở về Nhật Dōgen trở lại thiền viện Kenninji. Ở đó được 3 năm Dōgen thất vọng thấy tình trạng tu hành của tăng đoàn quá suy thoái so với trước. Sư kể lại là thấy các tăng ở phòng riêng, đồ đạc sang trọng, quần áo là lượt, thích nói những danh từ hoa mỹ, còn thì quên cả nghi lễ, chánh pháp. Sư từ giã thiền viện Kenninji và dọn tới thiền viện An’yō-in.
Sau đó sư dọn tới thiền viện Kōshōji và lập thiền đường để huấn luyện tăng ni cùng các cư sĩ. Vì nhu cầu nên sư phải lập thiền đường để có chỗ huấn luyện nhưng sư vẫn luôn nhắc nhở là việc xây chùa lớn nguy nga không phải đương nhiên là dẫn tới giác ngộ. Dù ở trong một chòi nhỏ, dưới gốc cây mà có theo hiểu được lời Phật dạy và hành trì theo đúng pháp thì Phật giáo mới thịnh hành được. Trong buổi khai mạc thiền đường sư nói là qua Trung Hoa thì sư ngộ được là “mắt ngang, mũi dọc”, “tay không” khi trở về Nhật, sư không đem theo một cuốn kinh nào.
Trong thời gian ở thiền viện Kōshōji, Dōgen tiếp tục viết nhiều bài để giảng thêm về Thiền tông, mặc dầu số đệ tử càng ngày càng đông khiến sư không có nhiều thì giờ như trước. Ngoài ra tông phái của sư còn bị các tăng của tông Tendai (Thiên Thai), đang có nhiều thế lực lúc đó, vì ganh tị thấy tiếng tăm, ảnh hưởng của sư mỗi ngày gia tăng nên kiếm đủ cách để ngăn cản, phá rối tới mức là ra lệnh phá thiền viện Kōshōji.
Sư và một số đệ tử phải dời đến một ngôi thiền viện nhỏ là Yoshimine-dera. Nơi đây nhờ sự bảo trợ của quận trưởng Yoshishige có thế lực và rất sùng bái đạo Phật. Sau đó ông quận trưởng xây một ngôi thiền viện vĩnh viễn cho sư trụ trì, đó là thiền viện Daibutsu, mà sau đó được đổi tên là thiền viện Eiheiji (Vĩnh Bình, Eternal Peace) là một trong hai tổ đình của tông Tào Động và cũng là ngôi chùa Thiền tông được coi như lớn nhất của Nhật.
Sư mất năm 53 tuổi tại Kyoto vào ngày 28 tháng 8 năm 1253.
Sưu tầm
Xin mời click vào xem phim: