Tại sao chim chóc bay đi mất khi ta đến gần chúng?

 Tại sao chim chóc bay đi mất khi ta đến gần chúng?
... Mới thoạt nghe mọi người đều nghĩ nó thật tầm thường nhưng thực sự mang tầm quan trọng rất sâu xa. Tôi cũng nghĩ như bạn là nếu ta đến gần mà chim không bay đi, để yên cho ta có thể sờ chúng, vuốt ve chúng thì thật là thú vị biết bao! Nhưng bạn có công nhận chúng ta là một giống dã man? Chúng ta giết hại chim chóc, hành hạ thú vật; chúng ta dùng lưới bắt rồi nhốt vô chuồng. Bạn hãy tưởng tượng, một chú két xinh đẹp bị giam cần trong chiếc lồng! Mỗi chiều, nó cứ kêu gọi tìm đàn và buồn bã nhìn những cánh chim khác đang bay lượn trong bầu trời bao la rộng mở!
Chúng ta làm những chuyện như vậy đối với loài chim, thử hỏi làm sao chúng không sợ hãi khi ta đến gần? Nhưng nếu bạn thử ngồi yên lặng ở một nơi vắng vẽ, nên nhớ là phải thật yên nhé! Chẳng bao lâu bạn sẽ thấy vài chú chim xà xuống tới gần gần bạn. Bạn sẽ có cơ hội quan sát chúng. Bạn sẽ thấy chúng có những động tác luôn luôn cảnh giác, những đôi chân bé xíu nhưng nhanh thoăn thoắt, những bộ lông đẹp đẽ. Nhưng muốn đạt được chuyện nầy bạn cần lòng nhẫn nại vô biên, cần một tình thương rộng lớn, và nhất là trong tâm bạn cần an nhiên tự tại, nghĩa là không có vẫn lên một nỗi sợ hãi nào. Vì dường như thú vật rất nhạy cảm với tâm trạng của ta. Nếu trong lòng bạn có nỗi bất an, thì nỗi bất an đó sẽ lây sang lũ chim, khiến chúng sợ hãi mà tìm cách bay đi xa. Bạn cố tìm cách ngồi yên dưới một gốc cây, không phải chỉ trong 2 hay 3 phút, vì chim chóc không đến làm quen với ta trong một thời gian ngắn ngủi như vậy. Mỗi ngày bạn cứ chịu khó đến ngồi yên ở một chổ giống nhau. Không bao lâu bạn sẽ khám phá ra một điều là tất cả mọi sự vật chung quanh bạn đều sống động. Ngọn cỏ lấp lánh dưới ánh mặt trời, những con chim không ngừng nhảy nhót, những đóa hoa lung linh muôn màu, hay một cánh diều bay bổng trên trời cao. Nhưng để thấy được tất cả những điều này, và cảm nhận hết những nguồn vui do sự thấy biết đó đem lại, bạn cần giữ tâm bạn ở trạng thái an bình, không sóng gió.

Krishnamurti