1. Sự thật kỳ lạ về tên gọi
Nguồn gốc của từ “Ouija” xuất phát từ từ “oui” trong tiếng Pháp và “ja” trong tiếng Đức, nghĩa là “vâng”, “phải”, “có”. Nhưng theo Robert Murch điều đó không chính xác. Robert Murch là nhà sưu tầm, sử học gia và chuyên gia về Ouija. Ông nói rằng khi Charles Kennard (sinh năm 1857) cùng chị gái mình đang chơi gọi hồn vào năm 1891, lúc hai chị em hỏi nên đặt tên cho trò chơi này là gì thì miếng cơ gỗ đã chỉ vào các chữ cái là O U I J A. Từ đó Ouija là tên chính thức của nó, một từ trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “chúc may mắn”.
2. Xem bộ phim “Quỷ ám”, cả nước Mỹ sợ trò chơi gọi hồn
Bộ phim "Quỷ ám" năm 1973 là thể loại phim kinh dị do Mỹ sản xuất kể về một bé gái 12 tuổi tên Regan MacNeil. Sau khi chơi cầu cơ, em đã bị ám ảnh về ma quỷ. Kể từ lúc dân Mỹ có quyền sử dụng bảng Ouija cho đến khi bộ phim ra mắt, nó đã trở thành nỗi sợ hãi lây lan khắp đại chúng. Bộ phim mô tả đúng bản chất rùng rợn nhất của việc gọi hồn và được gắn mác là cửa ngõ vào địa ngục thông qua công cụ của ma quỷ.
Cho đến ngày nay, một số người vẫn không tin là có ma quỷ nhưng cũng tập tành chơi theo nhóm, còn các nhà Thiên Chúa giáo và huyền học gia khuyên rằng không nên cầu cơ vì thực sự nó có liên quan đến hồn ma bóng quế. Một thời gian ngắn sau khi "Quỷ ám" công chiếu, nhiều người thật sự đã bị ám ảnh bởi Ouija làm cho doanh số mặt hàng này giảm mạnh, nhưng những tranh cãi, tò mò sau đó lại thu hút những người mua mới.
3. Những quy tắc dễ bị bỏ qua
Do hầu hết những người mới chơi đều rất háo hức nên khi bắt đầu họ thường không quan tâm đến các quy tắc. Đây là nguyên nhân gây ra những hậu quả kỳ quái đối với người không chấp hành hoặc bỏ qua quy tắc nhất định nào đó. Ba trong số các quy tắc quan trọng được khuyến cáo đó là:
- Không chơi trò này ở nghĩa trang hay nơi có người chết.
- Không bao giờ chơi trò này một mình.
- Và không bao giờ nói về Thiên Chúa.
4. Ban đầu bàn cầu cơ giúp kết nối những bạn bè khác giới
Ban đầu bàn cầu cơ được bán rộng rãi trên toàn nước Mỹ kể từ năm 1891. Nó được xem là một trò chơi thú vị để thu hút các thành viên khác giới cùng chơi, nhấn mạnh về yếu tố thần bí. Kịch bản để quảng cáo trò chơi cầu cơ trên báo là những diễn viên ăn mặc đẹp, sống trong gia đình và môi trường xã hội hạnh phúc, vui vẻ. Họ sẽ nói các từ khóa về trò chơi này như “bí ẩn”, “tuyệt vời”, “kết quả gây kinh ngạc”, “giải đáp cho bất kỳ câu hỏi nào”... để chiêu dụ khách mua hàng.
5. Lý giải việc di chuyển miếng cơ trong vô thức
Những người tham gia chơi cầu cơ sẽ đặt tay của mình lên miếng cơ và hỏi vài câu hỏi. Thông qua nghi thức thức thần bí nào đó, họ cho rằng đã gặp người cõi âm và các ngón tay trên miếng cơ trỏ đến những chữ cái trên bàn Ouija trong vô thức được ngầm hiểu như thông điệp truyền tải từ người cõi âm.
Các câu hỏi thường là những câu trắc nghiệm mà người chơi đã biết câu trả lời, họ muốn kiểm tra linh hồn có thực sự ở đó hay không. Nhưng thực ra não của chúng ta đang chỉ đạo cho miếng planchette di chuyển đến câu trả lời mà bạn đang suy nghĩ trong đầu, nhưng lại khiến chúng ta cảm giác như miếng cơ đang tự di chuyển chứ không có ai tác động vào.
Thêm vào đó mọi người thường rỉ tai nhau rằng để trò chơi thành công nên chơi trong một phòng tối, kín và chỉ thắp vài ngọn nến. Chính vì điều đó lại càng tăng thêm sự huyền bí và nhập tâm hơn.6. Cha đẻ của bàn cầu cơ được khắc bàn Ouija lên bia mộ năm 2007
Luật sư kiêm nhà phát minh Elijah Bond đã sáng chế ra bảng Ouija vào cuối thập niên 1890. Lúc đó nó từng được gọi là bảng linh hồn trong khoảng vài năm. Rồi năm 1891, Bond được cấp bằng sáng chế sau khi chứng minh chức năng của bảng Ouija cho một người chỉ huy.
Sau đó Bond mướn một người đàn ông tên là William Fuld, người này đã làm việc cho Bond nhưng hắn đã lấy luôn công nghệ sản xuất bàn cầu cơ. Đến năm 1901, Fuld bắt đầu sản xuất các bảng cầu cơ với cái tên “Ouija”. Còn Bond thì không bao giờ được công nhận đã sáng chế ra trò chơi huyền bí này khi còn sống cả. Đến năm 2007 khi Robert Murch biết rõ về câu chuyện này, ông quyết định vinh danh Bond bằng cách khắc luôn bàn cầu cơ lên bia mộ của Bond tại một nghĩa trang trên núi ở Baltimore, Maryland (Mỹ).
7. Cái chết kỳ quái của người chủ nhà máy sản xuất trò chơi gọi hồn
Trở lại với William Fuld, sau khi đã học được bí kíp sản xuất bàn cầu cơ của Bond và bán ra thị trường hơn một thập kỷ, Fuld đã xây dựng một nhà máy ba tầng với diện tích hơn 10.973 m2 ở Baltimore. Fuld rất lạc quan, phấn chấn với cơ hội làm ăn lớn.
Nhưng thật không thể ngờ trong lúc theo dõi quá trình xây dựng ông đã rơi từ mái nhà máy xuống đất, xương toàn thân vỡ nát, chấn thương nặng nề. Ông đã qua đời trong ngày hôm đó tại một bệnh viện địa phương. Bác sĩ chuẩn đoán ông ta bị một xương sườn gãy đâm vào tim.
8. Xuất bản sách nhờ bàn cầu cơ
Năm 1917, tiểu thuyết gia Emily Grant Hutchings tuyên bố rằng cuốn sách "Jap Herron" của cô đã được viết bằng giọng nói của nhà văn Mark Twain qua bàn cầu cơ. Cô bắt đầu nhận tin nhắn của ông trong vòng 2 năm trước khi cuốn sách được xuất bản. 13 năm trước đó, lúc bắt đầu viết cuốn sách, Emily có nhờ sự giúp đỡ của bảng Ouija. Cô cũng cho biết là mình đã giao tiếp với Mark Twain qua thư, chủ yếu là cần lời khuyên của ông cho việc biên soạn.
Nguồn: http://bestie.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét