TỪ HIỆN SINH ĐẾN ĐẢN SINH


phat dan sanh 2Có những bước chân thật lầm lũi, lầm lũi đến mức độ từ khi đến cho tới khi đi đều không tác tạo một âm ba nào, tưởng chừng như không là một hiện hữu! Nhưng cũng có những bước chân qua đi rồi mà vẫn còn vang dội mãi đến ngàn sau, tưởng chừng như muôn ngàn hiện hữu.
Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinhtrọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động. Dòng hiện sinh của nó là những cung bậc hòa điệu với giao hưởng khúc thiên thu của vũ trụ.

“Người nằm xuống cho ngàn năm vang bóngTa bước qua từ ngữ rụng hai lầnTờ sa mạc như bôi phong tẩy địaTrút linh hồn dường như thể như thân” (Bùi Giáng)
Nhưng, hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là gì? Ta là ai?
Rõ ràng là một trò đùa lẩn quẩn! Hỏi tức là hỏi về một cái gì. Sự kiện này có nghĩa là có ít nhất hai sự thể hiện hữuhiện hữu với chủ thể tính và khách thể tính. Hỏi tức là vươn tới một cái gì, tìm tòi một cái gì, chờ đợi một cái gì - một cái gì như là đối tượng. Sự kiện này có nghĩa là chủ thể tính hỏi còn mông muội về đối tượng được hỏi. Từ những sự kiện trên, người ta có thể thấy được rằng đặt tra vấn - Hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là gì? Ta là Ai? – là một tra vấn về những tra vấn, hay nói cách khác, là một câu hỏi được hỏi về những câu hỏi. Đây là một bế tắc, một bế tắc không thể vượt qua bằng những tra vấn có tính cách ước lệ.
Trong ý nghĩa đó, ngày nào mà một hiện hữu chưa làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinhtrọn vẹn của nó thì ngày đó cuộc đời vẫn còn là một tra vấn, một câu hỏi, một sự lầm lũi phong kín! Đạo Phật gọi tình trạng đó là vô minh, là một cơn đại mộng.
“Xử thế nhược đại mộngHồ vi lao kỳ sinh” (Lý Bạch)Trần gian là giấc mộng dàiLàm chi cho mệt một đời phù sinh.
Hay như trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa:
“Nhất thiết hữu vi phápNhư mộng, huyễn, bào ảnh,Như lộ, diệc như điễn;Ưng tác như thị quán”.
Hãy quán sát tất cả các pháp có tạo tác đều như giấc mộng, không thực, bọt nước, sương, điện chớp.
Là một tra vấn, một cuộc hành trình lầm lũi, một cơn đại mộngkiếp người như là lữ hành mù lòa, quờ quạng trong đêm tối, như là cánh bèo trôi giạt theo dòng thác lũ vô minh, nghiệp lực! Chúng ta không biết mình là gì, không biết mình là ai! Chúng ta vay mượn kiến thức, vay mượn ngữ ngôn của thế giới ước lệ, vay mượn vai trò diễn viên trên sân khấu cuộc đời để thao tác, để múa may quay cuồng một thời rồi ra đi, rồi trở lại. Đâu là chỗ khởi đầu? Đâu là nơi chung cuộc? Không biết! Chúng ta không biết gì về mình, không biết gì về người.
Tại sao chúng ta phải hiện hữu, thay vì không?
Trong cơn đại mộng này, trong cuộc hành trình lầm lũi này, chúng ta thường trực cưu mangnhững lo âu sợ hãi, những vui buồn phiền muộn, những bất an xáo trộnChúng ta vay mượn danh ngôn của thế giới ước lệ để biến chúng thành sự thỏa mãn tạm thời hay mối đe dọa thường xuyên đối với chúng taChúng ta đặt ra những quy ước, những phạm trù cho phương cách tư duylý luận và hành động để buộc trói mình, để áp đặt lên tha nhânCuối cùng tất cả đều không có lối thoát. Huyễn sinh vì vậy đã thành phù sinh.
“Thảo nào khi mới chôn nhau, Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra ! Khóc vì nỗi thiết tha sự thế, Ai bày trò bãi bể nương dâu, Trắng răng đến thuở bạc đầu, Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần. Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc, Lớp cùng thông thiêu đốt buồng gan, Bệnh trần đòi đoạn tâm canLửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da. Gót danh lợi bùn pha sắc xám, Mặt phong trần nắng rám mùi dâu, Nghĩ thân phù thế mà đau, Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”.     
(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán Ngâm Khúc)
Giờ đây cuộc hành trình lầm lũi đã lạc sâu vào mê cung tăm tối, cơn đại mộng đã thành cơn ác mộng.
Cũng có thể sự thực không như vậy. Tại sao ta phải tra vấn về mình, tra vấn về hiện hữu, tra vấn về con người? Tại sao ta phải áp đặt những tra vấn lên một thực tại đang sống, đang có mặt sờ sờ ra đó? Ta đang có mặt, có nghĩa là ta đang hiển hiện với ý nghĩa hiện sinh. Tại sao ta phải chối bỏ mình, chối bỏ một hiện hữu đang hiện thực? Không! Ta đang sống có nghĩa là ta đang hiện hữu và ta phải sống trọn vẹn với những gì ta đang có. Ta có quyền buồn, vui, phiền muộn. Ta có quyền say sưa hưởng thụ. Làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn không phải là sống trọn vẹn với giây phút hiện tiền mà ta đang hiện hữu đó sao?
Nhưng có một sự thật mà ta không thể chối cãi. Đó là sau những cơn say, sau những phút giây cuồng nhiệt, ta thấy mình trống rỗng, ta thấy mình mất thăng bằng trên nhịp sống bình thường, như thể ta bị đánh rơi xuống vực thẳm. Trong những trạng thái đó, thế giới chung quanh ta bỗng trở nên xa lạ, cô liêu và quạnh quẽ khác thường. Ta nghe được sự thiếu vắng mênh mông trong thân phận một kiếp người. Thì ra ta chưa hề hiện hữu một cách thường trực và thực tại. Tại sao? Ta là gì? Con người là gì? Ta có thực sự hiện sinhkhông?
Lại những câu hỏi về những câu hỏi!
Lúc con người chìm sâu trong sự cô đơn, trống vắng là lúc nó đối mặt với chính nó thực sự. Nhưng chúng ta sợ hãi sự cô đơnsợ hãi sự trống vắng. Chúng ta tìm mọi cách để trốn chạy. Chúng ta khát khao muốn tìm lại mình, nhưng bằng phương thức trốn chạy, nên chúng ta vĩnh viễn không biết mình là gì. Sự khát khao muốn tìm lại mình và muốn biết mìnhlà gì chính là nỗi khát khao muôn thuở của con người, của hiện hữu. Nó còn có thể được coi như là mục tiêu tối thượng của đời sống. Vì mọi tra vấn, mọi khúc mắc, mọi vấn đề của con người, của cuộc đời đều được giải tỏa khi chúng ta làm hiển hiện một cách trọn vẹn ý nghĩa hiện sinh của mình.
Sự Đản Sinh của đức Phật là đánh dấu cho một triêu dương của nhân loại, của vạn hữutrên khai lộ của sự thức giác và làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Và cuộc đời của Ngài đã là hình ảnh linh hiện của ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Trong đó, tri kiến như thật về thực tại là một trong những thông điệp mà ngài đã trao lại cho nhân loạiTri kiến như thật về thực tại nghĩa là thực tại như thế nào thì thấy biết như thế đó. Chúng ta đã vay mượn quá nhiều danh ngôn của thế giới ước lệ, những gì chúng ta có về tư duylý luận và hành động đều là vay mượn, không có gì đích thực là của chính chúng ta. Rồi hãy lắng nghe thực tạibằng cả tính mệnh của mình:
“Trên tất cả, chàng học từ nó cách lắng nghe, lắng nghe với trái tim bình lặng, với chờ đợi, mở lòng, không cảm xúc, không ham muốn, không phán đoán, không quan điểm.” (Hermann Hesse, Siddhartha)
Lắng nghe thực tại trọn vẹncon người sẽ giao cảm và hiểu được thực tại. Hiểu được thực tại cũng có nghĩa là hiểu được mình. Hiểu được mình là hiểu được Như-Lai.
“Nhược dĩ sắc kiến ngãDĩ âm thanh cầu ngãThị nhơn hành tà đạoBất năng kiến Như Lai”.(Kinh Kim Cang)
Nếu dùng hình sắc tướng để thấy Phật, dùng âm thanh để cầu Phật, thì người đó đã làm sai, không thể thấy được Phật.
Không từ hình danh sắc tướng mà thấy được Như Lai, vì Như Lai là vô tướngVô tướngthì sinh mà không sinh, diệt mà không diệt, tức là đệ nhất nghĩa đế, là thực tại.
“Như lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ.” (Kinh Kim CangNhư lai là không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu.
Đến mà không từ đâu, đi mà chẳng về đâu, tức là đã làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinhtuyệt đối.
Trong ý nghĩa đó, Đản Sinh không chỉ là sự ra đời của một bậc vĩ nhân cách đây trên hai ngàn sáu trăm bốn mươi mốt năm về trước. Đản sinh là triêu dương bừng sáng lên ý nghĩahiện sinh tuyệt đối của vạn hữu qua mọi thời đại.

Huỳnh Kim Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét