Cặp ngà, câu chuyện đầy máu và nước mắt của loài voi
Sau hàng nghìn năm bị đóng băng dưới lòng sông Siberia, chiếc ngà voi ma mút còn nguyên vẹn nguyên khối này được ‘chào đón’ trở lại thế giới trong niềm vui hân hoan của người thợ săn. Nó sẽ giúp anh ta có được một khoản thù lao rất khá.
Vài năm trước, những thợ săn ngà voi từ làng Yukagir tìm thấy xác ướp của bé voi ma mút này, đặt tên là Yuka, trong một vách băng. Từ đó, càng đông thanh niên trong làng đổ xô đi làm nghề này, giúp cho việc phát hiện thêm tàn tích voi ma mút nhanh hơn.
Vladimir Potapov đang khoe hộp sọ trắng toát có tuổi từ thời tiền sử của một con bò rừng. Phía sau anh ta là một đống xương các loại, bao gồm cả những chiếc sừng voi ma mút, thứ mà sau này sẽ giúp anh ta và bạn bè khấm khá hơn.
Thợ săn Lev Nikolaevich đang phác thảo lại chú voi ma mút trong lúc nghỉ ngơi. Trong tâm trí của người dân vùng Bắc Yakutiya, những chú voi ma mút đã chết từ lâu, nhưng cặp ngà vô cùng giá trị, đã đóng góp rất nhiều vào huyết mạch kinh tế của vùng.
Trên ảnh, các thợ săn đang vận chuyển ‘chiến lợi phẩm’ từ bờ biển phía Bắc Siberia về điểm tập kết, sau đó sẽ vận chuyển về thành phố theo sông Yana để bán. Chỉ cần một chiếc ngà thôi cũng có thể giúp họ và gia đình sống no đủ qua mùa đông, nhưng không phải không có ít người phải về tay không.
Vào cuối mùa hè ở Yakutiya, tại làng Kazachye, những thương lái sẽ cân đong từng chiếc ngà voi bên bờ hồ Bustakh. Tùy theo độ nguyên vẹn và kích thước mà mỗi cân ngà có giá từ 50 đến 250 đô la.
Ruslan Garipov và Petr Vanin đã đào được một hộp sọ voi ma mút trên một lãnh nguyên trên đảo Lyakhovskiy. Tuy hộp sọ có ít giá trị, nhưng ít ra họ cũng nung nấu hy vọng tìm được cặp ngà của chú voi đâu đó gần đấy.
Slava Dolbaev đang dùng giáo để đào những chiếc ngà voi lộ ra từ một vách đá ven biển. Tìm được ‘chiến lợi phẩm’ là một điều khó khăn, nhưng đào được chúng còn nguyên vẹn thậm chí còn mất thời gian hơn, có thể mất nhiều ngày. Sau khi lấy được, họ sẽ để lại đấy những chuỗi hạt hay trang sức bạc cùng dường cho những linh hồn quanh đấy.
Mikhail Milyutin mất đến vài ngày để đào nó ra khỏi vách đá đầy bùn đất. Nhưng kết quả đạt được thật mãn nguyện. Dựa vào kích thước, màu sắc tuyệt đẹp và độ nguyên vẹn hoàn hảo của nó, chắc chắn giá trị không dưới vài nghìn đô la.
Trong cái lạnh buốt như cắt da cắt thịt, Mikhail vẫn hả hê với ‘chiến lợi phẩm’ thứ hai của mình, mặc cho nước và bùn đất đã ngấm vào cơ thể anh suốt tuần qua.
Mikhail thong thả nhâm nhi trà và ngắm nhìn thành quả của anh thu hoạch sau một tuần, rất khá khẩm! Túp lều của anh cần phải nguy trang để tránh máy bay biên phòng của quân đội Nga tuần trên cao. Nếu không, rất có thể anh sẽ bị tịch thu hết toàn bộ ngà voi và mất luôn công việc.
Từ đây, chiếc ngà voi ma mút sẽ bắt đầu hành trình rời khỏi lớp băng vĩnh cửu để đến chợ đen. Ước tính, khoảng 90% số ngà thu được ở Siberia cuối cùng cũng sẽ cập cảng Trung Quốc theo cách này hay cách khác.
Một nghệ nhân chạm khắc ngà đang thể hiện cuộc di cư của những chú voi ma mút trên chính tàn tích của chúng. Nhu cầu rất cao của Trung Quốc khiến những thợ săn ở Nga tích cực tìm kiếm hơn. Một tác phẩm nghệ thuật như thế này có thể đạt giá trị 800 đô la mỗi cân.
Ở Trung Quốc, nghề chạm khắc ngà voi đã có lịch sử hàng nghìn năm qua. Mỗi tác phẩm tinh xảo và cầu kì như trên hình phải mất khoảng 5 năm để chế tác, nhưng cái giá hàng triệu đô la bán ra thì không uổng phí chút nào. Mặc dù đã có chính sách cung ứng ngà voi hợp pháp, nhưng rõ ràng nguồn hàng ngà voi phi pháp vẫn không giảm đi.
Tường Vy
Ảnh: National Geographic