Vào thập kỷ 1980, sau khi Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy qua đời, dòng họ Trần Trinh chính thức khánh kiệt, những đứa con của Công tử Bạc Liêu rơi vào nghèo khổ, có người chạy xe ôm. Đúng 100 năm trước đó, dòng họ Trần Trinh cũng khởi đầu nghèo khó, ông Trần Trinh Trạch - ba của Trần Trinh Huy - là một cậu bé chăn trâu... Nhờ đâu mà từ một cậu bé chăn trâu để kiếm chén cơm thừa của chủ, Trần Trinh Trạch lại trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ, để rồi đứa con Trần Trinh Huy có sẵn một núi tiền để ăn chơi vô độ, nổi danh là Công tử Bạc Liêu?
“Đái ra quần” vì phải đi học
Trong lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ, những vùng gần sông biển như Gò Công, Mỹ Tho, Rạch Giá, Hà Tiên được khai khẩn từ rất sớm, trước cả thời nhà Nguyễn. Vùng đất Bạc Liêu mới được khai khẩn từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cha mẹ của ông Trần Trinh Trạch có mặt trong đoàn người từ miệt Gò Công tới khai khẩn vùng đất Bạc Liêu, được chính quyền thực dân đưa đến vùng đất Cái Dầy lập nghiệp bên một dòng kinh vừa mới được đào đắp.
Do đông con, hầu hết còn nhỏ, nên ba má ông Trạch không khai khẩn được nhiều ruộng. Rồi dịch bệnh xuất hiện trong vùng, mấy đứa con liên tục bị bệnh hoạn, họ phải đem cầm cố hết ruộng đất để cứu chữa các con, nên trở thành bần cố nông, không mảnh đất cắm dùi. Vừa lớn lên cậu bé Trạch phải đi ở đợ, chăn trâu ở nhà ông bá hộ trong vùng, hằng ngày được lưng bụng bằng vài chén cơm thừa, ấm lòng bằng manh áo rách của con chủ thải ra.
Sau 2 năm chăn trâu, có một việc tình cờ làm thay đổi số phận của cậu bé Trạch. Đó là vào năm 1881, chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch “khai hóa” vùng đất chúng vừa chiếm đóng. Năm ấy cậu bé Trạch lên 8 tuổi, một buổi sáng, khi cậu bé vừa mở cửa chuồng trâu, tháo dây vàm, định dắt trâu ra đồng như mọi khi thì ông bá hộ ngăn lại nói: “Thôi khỏi, mày buộc trâu vô chuồng lại đi, rồi lên nhà trên ông dạy việc”.
Cậu bé Trạch rụt rè làm theo, nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai quấy nên chủ mới không cho giữ trâu, kêu lên la rầy hay bị đuổi cũng nên. Cậu bé rón rén bước lên nhà trên, nơi mà suốt 2 năm làm mướn ở đây cậu chưa một lần dám đặt chân lên. Ông bá hộ thấy cậu bé đến thì chìa ngay bộ quần áo mới và nói: “Đây là bộ quần áo may cho mày, đi thay đồ đi!”. Thấy bộ đồ trắng tinh như đồ của các con ông bá hộ mặc hằng ngày, cậu bé Trạch ngạc nhiên đứng chết trân. Ông bá hộ nói: “Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!”.
Trong lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ, những vùng gần sông biển như Gò Công, Mỹ Tho, Rạch Giá, Hà Tiên được khai khẩn từ rất sớm, trước cả thời nhà Nguyễn. Vùng đất Bạc Liêu mới được khai khẩn từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cha mẹ của ông Trần Trinh Trạch có mặt trong đoàn người từ miệt Gò Công tới khai khẩn vùng đất Bạc Liêu, được chính quyền thực dân đưa đến vùng đất Cái Dầy lập nghiệp bên một dòng kinh vừa mới được đào đắp.
Do đông con, hầu hết còn nhỏ, nên ba má ông Trạch không khai khẩn được nhiều ruộng. Rồi dịch bệnh xuất hiện trong vùng, mấy đứa con liên tục bị bệnh hoạn, họ phải đem cầm cố hết ruộng đất để cứu chữa các con, nên trở thành bần cố nông, không mảnh đất cắm dùi. Vừa lớn lên cậu bé Trạch phải đi ở đợ, chăn trâu ở nhà ông bá hộ trong vùng, hằng ngày được lưng bụng bằng vài chén cơm thừa, ấm lòng bằng manh áo rách của con chủ thải ra.
Sau 2 năm chăn trâu, có một việc tình cờ làm thay đổi số phận của cậu bé Trạch. Đó là vào năm 1881, chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch “khai hóa” vùng đất chúng vừa chiếm đóng. Năm ấy cậu bé Trạch lên 8 tuổi, một buổi sáng, khi cậu bé vừa mở cửa chuồng trâu, tháo dây vàm, định dắt trâu ra đồng như mọi khi thì ông bá hộ ngăn lại nói: “Thôi khỏi, mày buộc trâu vô chuồng lại đi, rồi lên nhà trên ông dạy việc”.
Cậu bé Trạch rụt rè làm theo, nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai quấy nên chủ mới không cho giữ trâu, kêu lên la rầy hay bị đuổi cũng nên. Cậu bé rón rén bước lên nhà trên, nơi mà suốt 2 năm làm mướn ở đây cậu chưa một lần dám đặt chân lên. Ông bá hộ thấy cậu bé đến thì chìa ngay bộ quần áo mới và nói: “Đây là bộ quần áo may cho mày, đi thay đồ đi!”. Thấy bộ đồ trắng tinh như đồ của các con ông bá hộ mặc hằng ngày, cậu bé Trạch ngạc nhiên đứng chết trân. Ông bá hộ nói: “Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!”.
Đến đây, cậu bé Trạch không chỉ đứng chết trân, mà đái ra quần lúc nào không hay. Từ nhỏ tới lớn cậu chỉ biết ở đợ, chăn trâu, một chữ bẻ đôi cũng không đọc được. Còn cậu Hai con ông bá hộ trác tuổi với bé Trạch được học chữ thánh hiền, hằng ngày có thầy đồ tới dạy tận nhà. Bé Trạch quỳ xuống lạy ông bá hộ, vừa khóc: “Ông thương con cho con coi trâu, con không học được đâu ông ơi!”. Thời ấy nhiều người giàu có ở Nam Kỳ tuy buộc phải hợp tác với chính quyền thực dân, nhưng rất ghét Pháp. Họ không muốn cho con đi học trường Pháp, mà ở nhà mời thầy đồ tới dạy học chữ Nho. Để đối phó với chính quyền, ông bá hộ ở Cái Dầy mới nghĩ ra chuyện bắt đứa nhỏ ở đợ, chăn trâu đi học thế. Dù sợ đến đái ra quần, nhưng cậu bé Trạch rồi cũng phải đến trường theo ý chủ.
Ngày hôm sau, cậu bé Trạch được gia nhân chở bằng ghe đi đến trường huyện cách đó mấy chục cây số để đi học, sau khi bị ông bá hộ dọa: “Mày học mà không xong, tao đuổi việc, chết đói đó con”. Cứ tưởng đi học thế một hai ngày, chẳng dè ông bá hộ bắt cậu bé Trạch học hoài, ở nội trú luôn ngoài trường huyện. Sau mấy ngày vừa học vừa run, cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứa bé “sáng dạ”, học giỏi, được các thầy khen ngợi, ông bá hộ cũng lấy làm hài lòng. Cậu bé chăn trâu được học tới hết tiểu học, học cả tiếng Tây. Sự đi học nhờ lý do có một không hai ấy như là sự sắp đặt của số phận, để từ đó mà cậu bé chăn trâu vươn lên trở thành đại điền chủ giàu nhất xứ Nam Kỳ.
Nhà Lớn (gồm 2 tòa nhà) của Hội đồng Trần Trinh Trạch, nay là khách sạn Công Tử Bạc Liêu
Ngày hôm sau, cậu bé Trạch được gia nhân chở bằng ghe đi đến trường huyện cách đó mấy chục cây số để đi học, sau khi bị ông bá hộ dọa: “Mày học mà không xong, tao đuổi việc, chết đói đó con”. Cứ tưởng đi học thế một hai ngày, chẳng dè ông bá hộ bắt cậu bé Trạch học hoài, ở nội trú luôn ngoài trường huyện. Sau mấy ngày vừa học vừa run, cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứa bé “sáng dạ”, học giỏi, được các thầy khen ngợi, ông bá hộ cũng lấy làm hài lòng. Cậu bé chăn trâu được học tới hết tiểu học, học cả tiếng Tây. Sự đi học nhờ lý do có một không hai ấy như là sự sắp đặt của số phận, để từ đó mà cậu bé chăn trâu vươn lên trở thành đại điền chủ giàu nhất xứ Nam Kỳ.
Nhà Lớn (gồm 2 tòa nhà) của Hội đồng Trần Trinh Trạch, nay là khách sạn Công Tử Bạc Liêu