|
Vừa đặt chân đến tỉnh Nongkhai ở Đông Bắc Thái Lan, anh bạn hướng dẫn viên du lịch đã đề nghị chúng tôi nếm thử món nem nướng nức tiếng của nơi này. Ai ngờ vào quán, ngoài món ăn ngon chúng tôi còn được thưởng thức câu chuyện về nghị lực sống và tình yêu quê hương của một tỉ phú Việt kiều.
Ngồi trước mặt chúng tôi là bà lão gần 80 tóc trắng như cước, nụ cười hiền hậu và vẫn giữ được giọng Việt chuẩn. Đó là bà Lương Thị Vỵ, chủ nhà hàng Daeng Namnuang nổi tiếng ở Nongkhai.
Ngồi trước mặt chúng tôi là bà lão gần 80 tóc trắng như cước, nụ cười hiền hậu và vẫn giữ được giọng Việt chuẩn. Đó là bà Lương Thị Vỵ, chủ nhà hàng Daeng Namnuang nổi tiếng ở Nongkhai.
Bà Lương Thị Vỵ với món “namnuang”nổi tiếng. |
Bà kể, ngày ấy cô bé Vỵ quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng cha mẹ đặt chân đến đất Thái khi mới 13 tuổi. Hành trang gia đình đem theo là cách nấu một số món Huế như bún, nem lụi, bánh cuốn... Ngày ngày cha mẹ cô dậy từ sáng sớm để chuẩn bị rồi rong ruổi trên khắp các nẻo đường của Nongkhai bán cho người Thái. Cuộc sống đầy cơ cực nhưng niềm vui luôn tràn ngập trong ngôi nhà bé nhỏ nằm nép mình bên dòng MeKong. Niềm vui tồn tại không được bao lâu thì cha mẹ lần lượt qua đời, để cô bé Vỵ đang vào tuổi thiếu nữ bơ vơ giữa xứ lạ. Từ ấy, Vỵ phải bươn chải một mình giữa dòng đời để kiếm sống. Ở tuổi dễ sa ngã khi không có nơi bấu víu, thay vì sống dựa vào người khác để an nhàn thì bà chọn cuộc sống vất vả với gánh hàng ăn nhưng tâm hồn được thư thái. Với “gia tài” là gánh bún chả, nem nướng mà cha mẹ để lại, ngày ngày bà quảy gánh mưu sinh.
Nhận thấy người Thái đặc biệt ưa thích món nem nướng Việt, hàng ngày bà ghi nhớ yêu cầu của khách rồi mày mò sáng chế sáu món nem nướng phù hợp khẩu vị người Thái. Bà tìm tòi thêm các loại rau, pha chế gia vị, nước chấm cho hợp với người bản xứ. Gánh hàng rong của cô thiếu nữ Vỵ ngày càng đông khách và trở nên nổi tiếng. Thay vì phải rong ruổi khắp các nẻo đường, gánh nem bà Vỵ chỉ cần đặt một chỗ cố định đã nườm nượp khách.
Cô thiếu nữ Lương Thị Vỵ tần tảo, khéo léo trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng người Việt bấy giờ ở tỉnh Nongkhai. Nhiều chàng trai Việt kiều và cả dân bản địa đem lòng yêu mến cô. Trong số ấy, bà chọn trao gửi trái tim mình cho ông Hồ Văn Tuân – một chàng trai hiền lành cũng là người Thừa Thiên – Huế.
Sau khi kết hôn, hàng nem nướng của bà Vỵ càng đắt khách và cần thêm người phụ giúp, ông Tuân tự nguyện từ bỏ công việc công nhân để phụ giúp vợ. Chính ông đã đi qua nhiều ngả đường của Nongkhai để tìm ra vị trí ưng ý mở một quán nem nướng nhỏ cho vợ có chỗ bán ổn định. Với tài nghệ của bà Vỵ kết hợp khả năng điều hành của ông Tuân, từ một gánh hàng nhỏ rồi một gian quán nhỏ, vợ chồng bà Vỵ mở được nhà hàng sang trọng với quy mô hàng ngàn mét vuông, kèm theo một nhà hàng nổi trên sông MeKong với tên gọi Daeng Namnuang, mỗi ngày phục vụ hàng ngàn lượt khách Thái và du khách quốc tế đến thưởng thức món nem nướng Việt. Đến nay, thương hiệu này đã được gia đình bà Vỵ phát triển thành chuỗi nhà hàng với ba cơ sở ở Nongkhai, Udon và Chiang Mai. Đặc biệt, mỗi tuần nem nướng Việt đều có mặt trong thực đơn hoàng gia Thái Lan để phục vụ nhà vua và các hoàng thân.
Gia tài của mẹ là nghị lực sống
Vợ chồng bà Vỵ sinh được tám người con. Bà lấy tên người con gái đầu là Daeng – theo tiếng Thái là đỏ, may mắn, hạnh phúc kết hợp với phiên âm “nem nướng” theo tiếng Thái để đặt tên cho nhà hàng của mình.
Lớn lên không người thân, với bà Vỵ, con cái là báu vật của cuộc đời. Khi các con lớn khôn thì công việc kinh doanh của bà đã thành công nên hầu như các con không nhìn thấy hết được sự khó nhọc của cha mẹ. Bà tâm niệm: “Tình yêu thương của mẹ cha là bệ đỡ cho các con, nhưng sự thành công của các con là do nỗ lực mỗi người”. Hai ông bà buộc các con tự tìm cho mình hướng đi chứ không sống bám vào thành công của cha mẹ. Bà tự hào là đến nay các con đều lớn khôn và thành đạt, thành những cử nhân giáo dục, kỹ sư, có ba người con nối nghiệp bà điều hành chuỗi nhà hàng Daeng Namnuang.
Sinh ra và lớn lên ở đất nước Thái Lan, nhưng các con bà Vỵ luôn được dạy hướng về nguồn cội. Những câu chuyện rời rạc về quê hương còn đọng lại trong tâm trí luôn được ông bà chắp nối thành những câu chuyện đẹp để các con khắc ghi ngay từ ấu thơ.
Ngày ông Tuân mất, tất cả các con đồng lòng đưa di hài cha về quê hương ở làng Hoà Viện (xã Phong Hoà, huyện Phong Điền) an táng. “Năm nào đại gia đình tôi cũng tổ chức về quê tảo mộ, vừa để thăm quê hương, cho con cháu thế hệ thứ hai, ba trong đại gia đình biết được cội nguồn, hiểu hơn về cuộc sống đồng bào mình và tìm cách giúp đỡ những gia đình nghèo khó ở đây”, bà Vỵ chia sẻ. Bà Vỵ cho biết năm vừa rồi, thông qua lãnh sự quán Việt Nam tại Đông Bắc Thái Lan, bà đã tặng mấy chục chiếc xe lăn cho người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Bà và gia đình sẽ tiếp tục các kế hoạch thiện nguyện của mình ở quê nhà.
Chuỗi nhà hàng Daeng Namnuang của bà Lương Thị Vỵ đã được báo chí Thái Lan vinh danh là nhà hàng thành công nhất của người Việt trên đất Thái. Công việc kinh doanh phát đạt là niềm tự hào của cuộc đời bà, nhưng “Gia tài lớn nhất tôi để lại cho con cháu không phải là khối tài sản to lớn mà chính là cách tôi vượt qua những khó khăn, nghiệt ngã của cuộc đời, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu dành cho mọi người xung quanh”, bà cụ Việt kiều 80 tuổi nhẹ nhàng chia sẻ.
bài và ảnh: Minh Hạnh
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Nhận thấy người Thái đặc biệt ưa thích món nem nướng Việt, hàng ngày bà ghi nhớ yêu cầu của khách rồi mày mò sáng chế sáu món nem nướng phù hợp khẩu vị người Thái. Bà tìm tòi thêm các loại rau, pha chế gia vị, nước chấm cho hợp với người bản xứ. Gánh hàng rong của cô thiếu nữ Vỵ ngày càng đông khách và trở nên nổi tiếng. Thay vì phải rong ruổi khắp các nẻo đường, gánh nem bà Vỵ chỉ cần đặt một chỗ cố định đã nườm nượp khách.
Cô thiếu nữ Lương Thị Vỵ tần tảo, khéo léo trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng người Việt bấy giờ ở tỉnh Nongkhai. Nhiều chàng trai Việt kiều và cả dân bản địa đem lòng yêu mến cô. Trong số ấy, bà chọn trao gửi trái tim mình cho ông Hồ Văn Tuân – một chàng trai hiền lành cũng là người Thừa Thiên – Huế.
Sau khi kết hôn, hàng nem nướng của bà Vỵ càng đắt khách và cần thêm người phụ giúp, ông Tuân tự nguyện từ bỏ công việc công nhân để phụ giúp vợ. Chính ông đã đi qua nhiều ngả đường của Nongkhai để tìm ra vị trí ưng ý mở một quán nem nướng nhỏ cho vợ có chỗ bán ổn định. Với tài nghệ của bà Vỵ kết hợp khả năng điều hành của ông Tuân, từ một gánh hàng nhỏ rồi một gian quán nhỏ, vợ chồng bà Vỵ mở được nhà hàng sang trọng với quy mô hàng ngàn mét vuông, kèm theo một nhà hàng nổi trên sông MeKong với tên gọi Daeng Namnuang, mỗi ngày phục vụ hàng ngàn lượt khách Thái và du khách quốc tế đến thưởng thức món nem nướng Việt. Đến nay, thương hiệu này đã được gia đình bà Vỵ phát triển thành chuỗi nhà hàng với ba cơ sở ở Nongkhai, Udon và Chiang Mai. Đặc biệt, mỗi tuần nem nướng Việt đều có mặt trong thực đơn hoàng gia Thái Lan để phục vụ nhà vua và các hoàng thân.
Gia tài của mẹ là nghị lực sống
Vợ chồng bà Vỵ sinh được tám người con. Bà lấy tên người con gái đầu là Daeng – theo tiếng Thái là đỏ, may mắn, hạnh phúc kết hợp với phiên âm “nem nướng” theo tiếng Thái để đặt tên cho nhà hàng của mình.
Lớn lên không người thân, với bà Vỵ, con cái là báu vật của cuộc đời. Khi các con lớn khôn thì công việc kinh doanh của bà đã thành công nên hầu như các con không nhìn thấy hết được sự khó nhọc của cha mẹ. Bà tâm niệm: “Tình yêu thương của mẹ cha là bệ đỡ cho các con, nhưng sự thành công của các con là do nỗ lực mỗi người”. Hai ông bà buộc các con tự tìm cho mình hướng đi chứ không sống bám vào thành công của cha mẹ. Bà tự hào là đến nay các con đều lớn khôn và thành đạt, thành những cử nhân giáo dục, kỹ sư, có ba người con nối nghiệp bà điều hành chuỗi nhà hàng Daeng Namnuang.
Sinh ra và lớn lên ở đất nước Thái Lan, nhưng các con bà Vỵ luôn được dạy hướng về nguồn cội. Những câu chuyện rời rạc về quê hương còn đọng lại trong tâm trí luôn được ông bà chắp nối thành những câu chuyện đẹp để các con khắc ghi ngay từ ấu thơ.
Ngày ông Tuân mất, tất cả các con đồng lòng đưa di hài cha về quê hương ở làng Hoà Viện (xã Phong Hoà, huyện Phong Điền) an táng. “Năm nào đại gia đình tôi cũng tổ chức về quê tảo mộ, vừa để thăm quê hương, cho con cháu thế hệ thứ hai, ba trong đại gia đình biết được cội nguồn, hiểu hơn về cuộc sống đồng bào mình và tìm cách giúp đỡ những gia đình nghèo khó ở đây”, bà Vỵ chia sẻ. Bà Vỵ cho biết năm vừa rồi, thông qua lãnh sự quán Việt Nam tại Đông Bắc Thái Lan, bà đã tặng mấy chục chiếc xe lăn cho người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Bà và gia đình sẽ tiếp tục các kế hoạch thiện nguyện của mình ở quê nhà.
Chuỗi nhà hàng Daeng Namnuang của bà Lương Thị Vỵ đã được báo chí Thái Lan vinh danh là nhà hàng thành công nhất của người Việt trên đất Thái. Công việc kinh doanh phát đạt là niềm tự hào của cuộc đời bà, nhưng “Gia tài lớn nhất tôi để lại cho con cháu không phải là khối tài sản to lớn mà chính là cách tôi vượt qua những khó khăn, nghiệt ngã của cuộc đời, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu dành cho mọi người xung quanh”, bà cụ Việt kiều 80 tuổi nhẹ nhàng chia sẻ.
|
Theo Sài Gòn Tiếp Thị