Truyền bá Phật pháp bằng nghề khắc dấu từ gôm


Với một con dao trên tay phải và một cục gôm 4 cm2 được phủ bằng một mẫu hình bằng giấy trên tay trái, Kojun Asada bắt đầu khắc.
Bằng thao tác di chuyển con dao tới lui với những chuyển động nhỏ trên cục gôm, thầy đã tạo ra một con dấu làm từ gôm với hình ảnh của một vị Phật mỉm cười chỉ trong 5 phút (ảnh).
Asada, một nhà sư tại chùa Gokurakuji ở Ojiya, đã đi khắp đất nước, đang tổ chức một phân xưởng Phật giáo kết hợp với việc khắc con dấu trên gôm và giảng pháp. Thầy hy vọng việc làm này sẽ thu hút nhiều người xa lạ đến với Phật giáo.Asada bắt đầu học khắc con dấu từ gôm 7 năm trước đây, khi đó thầy đang chuẩn bị cho sự kiện làm túi sinh thái cho một hội chợ tự do được tổ chức tại sân chùa.
Thầy đã mua khá nhiều gôm và bắt đầu khắc. Asada đã trau dồi kỹ năng của mình bằng cách đọc một cuốn sách hướng dẫn của Tomoko Tsukui, một nghệ sĩ khắc dấu từ gôm ở Atami, thuộc tỉnh Shizuoka.
Thầy bắt đầu dạy khắc dấu từ gôm tại các sự kiện địa phương và làm con dấu theo yêu cầu của người tham gia.
Vào cuối tháng Giêng năm ngoái, khi đang là một tình nguyện viên cung cấp phẩm vật cứu trợ và tháo dỡ những ngôi nhà bị thiên tai ở Watari, tỉnh Miyagi, bị tàn phá bởi trận động đất ở phía Đông Nhật Bản năm 2011, thầy đã tranh thủ thời gian để làm những con dấu gôm cho những người còn sống sót.
Những con dấu gôm đã giúp những người sống sót cởi mở tâm trí và giải phóng cảm xúc của họ và họ bắt đầu nói về những thảm họa 11-3-2011.
"Những gì chúng tôi làm chỉ là chuyện nhỏ, nhưng những câu chuyện của họ lại đến từ sâu bên trong - một cái gì đó mà tôi không thể nghe khi hỏi họ: "Bạn có bất kỳ khó khăn hay lo lắng nào không?", Asada cho biết. Thầy đã bị thuyết phục rằng việc khắc dấu gôm có thể giúp mọi người kết nối với nhau, thầy nói.
Khi gặp Tomoko Tsukui vào mùa hè năm ngoái, thầy đã đề nghị cùng nhau tổ chức một phân xưởng kết hợp việc khắc gôm của bà với việc thuyết giảng Phật pháp của thầy và người nghệ sĩ này đã đồng ý tham gia.
Họ đã thành lập một bộ đôi được gọi là "Shogyo Mujos" (Tất cả các pháp đều huyễn hóa và vô thường), xuất phát từ một thuật ngữ Phật giáo.
Các lớp học đầu tiên được tổ chức tại Asakusa (Tokyo) và các quận thuộc Kamiyacho vào tháng 12, tiếp theo đó là các khóa ở Kyoto, Osaka và Hyogo vào tháng 3. Mỗi lớp với khoảng 30 người, hầu hết trong số họ là phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30.
Ở mỗi buổi học, người tham gia sẽ khắc một tượng Phật theo thiết kế của Tsukui.
Sau khi lớp học nghề của Tsukui kết thúc, thầy Asada bắt đầu nói về giáo huấn của Đức Phật một cách điềm tĩnh, bằng những thuật giản đơn.
"Thậm chí nếu khi bạn sử dụng cùng một hình mẫu, các công trình của bạn cũng có một vài sai biệt với nhau", thầy nói. "Không có tác phẩm nào tốt hơn hay kém hơn. Các tác phẩm của mọi người đều như nhau".
Một người tham gia cho biết: "Tôi cảm thấy điềm tĩnh như thể đang sao chép kinh điển vậy”.
Một người khác thêm vào: "Tôi ước gì có thể bỏ nhiều thời gian hơn để nghe thuyết pháp".

Văn Công Hưng 
(Theo The Asashi Shimbun)