Cách làm Bánh Trung Thu - Nước tro tàu

Tết Trung thu gần đến rồi, xin giới thiệu đến các bạn, cách làm các loại bánh trung thu tại nhà.


Cách Làm Bánh Trung Thu ( Bánh Nướng )


1. Cách nấu nước đường

(Nước đường nên nấu càng sớm càng tốt, thậm chí, năm nay nấu cho năm sau.).

(A)

1kg đường
600ml nước nóng
2 lát chanh

(B)

200gr đường
50ml nước

Thực hiện

• Cho nguyên liệu (B) vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun lửa trung bình
• Trong một nồi khác, đun sôi 600ml nước
• Trong qúa trình đun đường caramel, các bạn chú ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHUẤY nhé, chỉ cầm vào 2 quai nồi, lắc qua lắc lại thôi nhé, nếu ko sẽ bị hiện tượng lại đường.
• Khi đường chuyển qua màu caramel đậm thì đổ 600ml nước sôi vào nồi caramel ( chú ý không bỏng nhé, vì lúc này hơi nước bốc lên rất mạnh và có thể bắn nước ra ngoài nữa), cho thêm 1kg đường và 2 lát chanh vào. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun khoảng 45~60 phút, tới khi nước sánh lại
• Khi nguội, cho vào chai, để dành tới khi cần dùng




2. Nhân

  a. Nhân thập cẩm



b. Nhân đậu xanh, đậu đỏ


 Nhân đậu xanh

• 200gr đậu xanh xát vỏ
• 150gr đường (thêm bớt tùy khẩu vị. Với lượng đường này là vừa ngọt)
• 100~120gr oil
• 1tbsp bột bánh dẻo
• 1 1/2 tbsp bột trà xanh

Nhân đậu đỏ

• 350gr đậu đỏ
• 250gr đường
• 150gr dầu ăn
• 1 thìa canh bột bánh dẻo


Đậu ngâm nước khoảng 4h cho mềm. Vo sạch, bỏ vỏ, đổ nước vào nấu như nấu cơm. Lưu ý cho hơi nhiều nước, để đậu khi chín, hơi nát thì nghiền mới mịn.
 Đậu chín nát. Dùng thìa gỗ ngoáy đều trên bếp, lúc nóng để đậu nhuyễn ra. Tiếp tục cho vào máy xanh, xay cho thật mịn, nhuyễn. (cẩn thận khéo cháy máy nha). Cho bột trà xanh vào trộn đều. Tắt máy
 Cho nhân lên chảo, xào lửa trung bình, cho đường vào.
 Dầu ăn cho vào làm 3 lần. Sau mỗi lần cho dầu, đảo đều tới khi nhân hơi se lại, hết dầu thì lại cho tiếp. Lưu ý đảo luôn tay. Lúc này thấy nhân nhạt thì có thể cho thêm đường. Tiếp tục xào tới khi nhân khô và ráo, xờ không dính tay. Cho bột bánh dẻo vào, đảo đều. Tắt bếp và để nhân thật nguội.
 Chia nhân thành các viên nhỏ, tùy theo cỡ khuôn, cứ 2 phần nhân, 1 phần vỏ.


3. Cách làm vỏ bánh và hoàn tất


Nguyên liệu:( cho 20 bánh 63-65gr)

• 200gr nước đường làm bánh nướng từ ct trên
• 1tsp nước tro tầu
• 1/4tsp baking soda
• 50gr peanut oil (cooking oil cũng ok)
• 320gr bột mỳ

Phết bánh (trộn đều)

• 1 lòng đỏ trứng
• 1 thìa café nước

Cách làm:


1. Trộn lẫn nước đường, nước tro tầu, baking soda và dầu ăn vào một tô nhỏ. Để nghỉ 4 tiếng.
2. Trộn đều hỗn hợp nước đường và bột cho trộn đều, tới khi bột mịn mặt là được, không nên trộn lâu, dễ bị dai bột.Bọc kín miệng bowl bột, để bột nghỉ 30 phút.
3. Chia bột thành các viên nhỏ, theo kích cỡ của khuôn. ( với bánh nướng thì tỷ lệ là 2 phần nhân ( đã bao gồm cả trứng) : 1 phần vỏ)
4. Ấn dẹt bột ra, cho nhân vào giữa ( nhân đa có trứng - nếu bạn thk trứng muối, ko có cũng ko sao ), vê bột lên sao cho bột phủ kín nhân, nhớ năm chặt để trứng muối, nhân và vỏ ôm chặt nhau ^^
5. Phủ bột áo ra ngoài viên bột, cho viên bột vào khuôn, ấn mạnh để tọa hoa văn rõ nét. Dùng tăm xăm mấy lỗ nhỏ trên bánh để khi nướng ko bị phồng bánh, mất hoa văn

Bánh đóng khuôn chưa nướng

6. Cho bánh vào lò ở 200*C, nướng từ 5-10' ( tuy vào size bánh to hay nhỏ ) thì bỏ ra, xịt nước lên bánh để làm nguội bớt. Khoảng 10' sau thì cho bánh vào lò, nướng tiếp 5-10' nữa --> bỏ ra xịt nước , để nguội khoảng 5' thì quết trứng . Sau đó cho vào nướng thêm 5-10' là ok.
7. Cho bánh ra rack cho đến khi nguội thì đóng bao kín, kèm túi chống ẩm. Bánh ăn ngon nhất là sau 3-5 ngày. Bánh để được 5-7 ngoài ở nhiệt độ phòng. Muốn để lâu hơn bạn nên cho vào tủ lạnh. Bỏ ra ngoài 30-40' trước khi ăn cho bánh mềm



Cách Làm Bánh Dẻo Nhân Đậu Xanh Và Trà Xanh Ngon - Lành

Bánh Dẻo Trung Thu


Nguyên liệu: (Cho 10- 12 cái bánh)

1) Vỏ bánh:
- 600grs bột bánh dẻo loại đặc biệt (bột bánh dẻo
loại ngon được làm bằng nếp trên sàng, rang chín
rồi xay mịn như phấn thoa mặt)
- 500grs đường loại trắng tinh thượng hạng.
- 1 thìa canh nước hoa bưởi.
- 450 ml nước.
2) Nhân bánh: có thể chia làm 2 loại nhân

*Nhân thập cẩm

- 200grs đậu xanh cà.
- 200grs đường cát.
- 100grs mứt bí xắt vuông nhỏ như hạt lựu. (có bán sẵn ở hàng phụ liệu làm bánh)
- 100grs hạt dưa bóc vỏ. (có bán sẵn)
- 100grs mứt sen trần. (có bán sẵn)

*Nhân đậu xanh trứng

- 300grs đậu xanh cà.
- 300grs đường.
- 12 trứng muối.
- 1/2 chén rượu trắng.
- 1 nhánh gừng nhỏ.
- 12 cái hộp nhựa trong để chuyên đựng bánh dẻo.

Cách làm:

Bạn nấu nước đường từ ngày hôm trước để đến ngày hôm sau mới bắt đầu làm.Cứ 500grs đường trắng nấu với 450ml nước cho sôi đều lên và nhắc xuống đổ vào lọ thủy tinh.

*Chuẩn bị nhân thập cẩm

Đậu ngâm 1 đêm, đãi vỏ và đem nấu với một ít sâm sấp nước, nấu thật khéo sao cho đậu nhừ và chín bằng hơi nóng nhiều hơn là bằng nước thì đậu sẽ dẻo, ráo, không nên dùng loại đậu đã đãi vỏ sẵn sẽ không còn mùi thơm.Khi đậu đã chín bạn bắc nồi đậu xuống, dùng muỗng cán dài đánh nhuyễn đậu lúc còn nóng, bạn cho đường vào đánh tiếp (100grs đậu xanh sống cần 90grs đường). Sau đó bạn bắc nồi đậu lên bếp lửa nho nhỏ, đảo nồi đậu luôn tay bằng đũa cả, cho tới khi thấy nặng tay, đậu ráo và đứng ngọn thì cho chút vanille và nhắc xuống, lúc này đậu đã có một mầu vàng sẫm tự nhiên rất đẹp, bạn đợi cho đậu nguội hẳn rồi mới làm tiếp.
- Hạt dưa đem sàng sẩy sạch rồi cho vào nồi rang vàng.
- Mứt sen xắt làm tư mỗi hạt.
- Nếu bạn thích làm thêm hạt điều thì tách đôi hạt điều lau bụi ở giữa rồi xắt nhỏ tùy thích.
Cho tất cả mứt bí, hạt sen, hạt điều, hạt dưa vào nồi đậu xanh trộn đều các loại, lấy cân chia mỗi phần nhân khoảng 80grs vo tròn.

*Chuẩn bị nhân đậu xanh trứng

- Đậu xanh cũng làm như cách trên.
- Gừng đem giã vắt lấy nước trộn với rượu trắng, đập 12 trứng muối, lấy lòng đỏ đem ngâm vào nước rượu gừng chừng 10' sau đó vớt ra đem hấp cách thủy cho lòng đỏ chín.
Khi đậu và trứng muối đã nguội hằn thì lấy cân chia mỗi phần khoảng 6 đến 70grs đậu, cho lòng đỏ trứng vào giữa và vo tròn từng viên nhân.

*Trộn bột, gói nhân:

Nước đường trong veo bạn đã nấu từ ngày hôm trước, để thau nhựa lên cân, chế vào thau 90grs nước đường, cho vào 1/3 thìa cafe nước hoa bưởi, bạn đừng cho nước hoa bưởi nhiều quá sẽ gây nồng hắc, chỉ cho thoảng nhẹ mùi hoa bưởi là vừa. Bạn cân sẵn bột vào chén, mỗi chén 70grs, để rây lên phía trên thau nước đường, đổ bột vào rây lắc nhẹ cho bột xuống hết dưới thau, dùng cây trộn bột khuấy đều cho bột và nước đường quyện dẻo lại.
Bàn cán bánh bạn đã chuẩn bị sẵn, rây lót bàn một khoảng bột áo, lấy đồ vét bột cho khối bột ra bàn chỗ bột áo, rắc lên mặt thêm một chút bột để chày cán bột không bị dính, bạn cán nhanh tay, gấp miếng bột lại rồi cho thật đều, cuối cùng bạn cán miếng bột dày khoảng 3 ly, cắt đôi miếng bột, mỗi miếng bạn cho vào giữa 1 viên nhân, giáp mí lại vo tròn và tiếp tục trộn bột rồi gói nhân cho đến hết nước đường.

*Ra bánh:

- Khuôn rây nhẹ một lớp bột mỏng đều, cho viên bột vào giữa khuôn, phần giáp mí để lên trên, dùng tay ấn mạnh viên bột xuống khuôn để có hoa văn sắc cạnh trên mặt bánh, ấn đều các góc để bánh được đứng và có cạnh đẹp. Chuẩn bị một mâm Inox sạch, úp khuôn bánh xuống mâm, lần lượt gỡ khuôn ra, tiếp tục in bánh khác cho đến hết.
Nếu khuôn có chỗ bị dính bột, bị sát phải xử lý ngay bằng cách bóc sạch chỗ bột bị dính và trước mỗi lần cho nhân vào in thì đều rây nhẹ một lớp bột mỏng, bạn nhớ nếu rây nhiều bột quá bánh sẽ không trong mà các hoa văn của bánh cũng không sắc nét vì bột đã che lấp.
Làm xong bạn để bánh trong mâm sau 24 tiếng cho bánh trở trong dần, sau đó đem xếp vào hộp và dùng trong vòng 3 tuần.

Yêu cầu kỹ thuật :

Bánh có màu trắng trong, hoa văn sắc nét, vỏ bánh ăn dai, dẻo, nhân ráo, có mùi thơm đặc trưng và nhẹ nhàng. Mỗi dịp Lễ Trung Thu, Bánh Dẻo thông thường thưởng thức kèm chung với Bánh Nướng Trung Thu. Chúc bạn thành công mỹ mãn để cùng người thân đón ánh trăng rằm trung thu một cách thú vị và hạnh phúc nhất !


* Bột bánh dẻo chính là bột nếp rang chín


Cách làm bánh trung thu rau câu




Cách làm bánh trung thu heo con




Cách làm bánh Mochi


Nguyên liệu

* Vỏ bánh
110gram bột gạo nếp (glutinous flour/ sticky rice flour)
20gram bột gạo tẻ (rice flour)
60gram nước cốt lá dứa – xay từ 9-10 cái lá dứa (lá nếp – pandan leaves)
120gram nước cốt dừa (coconut milk) (có thể thay bằng sữa tươi không đường)
10gram dầu ăn (dầu thực vật, không dùng dầu Olive)
45gram đường
1.5 thìa café bột nếp rang chín + 1.5 thìa cafe đường xay (để làm bột áo – xem thêm chú thích trong phần Cách làm)

Ghi chú: nếu không có bột gạo tẻ có thể dùng hoàn toàn bột gạo nếp. Không thay bột nếp bằng các loại bột như bột mì, bột năng, bột ngô hoặc bột làm bánh dẻo.

* Nhân bánh
50gram đậu xanh (mung bean/ yellow bean) đã cà sạch vỏ
20gram nước cốt dừa (coconut milk)
5gram dầu ăn
20-25gram đường (tùy khẩu vị)
Có thể trộn thêm dừa tươi bào sợi hoặc hạt sen hấp chín mềm, tùy ý thích
Dụng cụ
Chõ hấp đậu xanh hoặc nồi để nấu đậu xanh
Âu trộn
Phới lồng đánh trứng
Lò vi sóng & 1 bát to chịu nhiệt dùng cho lò vi sóng
Thìa hoặc đũa cứng
Giấy nến (giấy nướng bánh) – không bắt buộc
Nilon bọc đồ ăn hoặc 1 vài miếng nilon sạch

Cách làm

1. Làm nhân bánh

* Cách 1:

- Đậu xanh ngâm nước ấm qua đêm cho mềm. Đồ (hấp) chín rồi xay nhuyễn. Cho đậu vào chảo, trộn thêm nước cốt dừa, dầu ăn và đường, sên nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc lại, dẻo và không dính chảo.

* Cách 2 (mình dùng cách này do quên không ngâm đậu )

- Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước gấp 3. Vặn lửa to đun sôi.

- Đợi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, đồng thời cho vào nồi 1 nhúm baking soda (không bắt buộc, nhưng baking soda (muối nở) sẽ giúp đậu chín mềm nhừ nhanh hơn). Đun lửa nhỏ & mở vung (vì rất dễ trào). Nếu trong quá trình đun nếu có dấu hiệu cạn nước thì cho thêm nước.

- Sau khoảng 20 – 25 phút đậu sẽ chín mềm. Dùng phới lồng đánh trứng đánh cho đậu thật tơi & nhuyễn, ta sẽ có hỗn hợp hơi giống với chè đậu xanh (chí mà phù)



- Cho nước cốt dừa, đường và dầu ăn vào nồi. Đun lửa vừa, vừa đun vừa quấy đến khi nước bay hơi gần hết, hỗn hợp đậu dẻo, quấy nặng tay. Cho ra bát để nguội (nên phủ khăn hoặc một miếng nilon lên trên, tránh để đậu bị quá khô) (hình 3)

2. Làm vỏ bánh

- Làm nước cốt lá dứa bằng cách rửa sạch khoảng 9-10 cái lá dứa (lá nếp), cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy xay, thêm khoảng 2-3 thìa canh nước rồi xay nhuyễn. Sau đó các bạn dùng vải sạch vắt lấy nước cốt. Công thức này sử dụng 60gram nước cốt lá dứa, nếu còn dư thì cất đi để làm bánh khác hoặc cho vào ngăn đá để đông lạnh nhé.



* Cách 1 (nấu bằng lò vi sóng)

- Rây bột nếp, bột gạo, đường vào âu. Cho nước cốt dừa, nước lá dứa và dầu ăn vào. Dùng phới lồng đánh trứng quấy đều đến khi bột tan hết (hình 6-7). Lọc lại bột qua rây để loại ra các vụn bột bị vón cục (hình 8). Cho hỗn hợp vào bát thủy tinh chịu nhiệt dùng cho lò vi sóng.



- Để bát vào lò vi sóng, bật nút nấu trong khoảng 4 phút. Nếu có nilon bọc thức ăn loại dành riêng cho lò vi sóng thì nên dùng, sẽ giúp mặt bánh đỡ khô hơn.

* Lưu ý:

- Trong quá trình nấu không nhất thiết phải quấy bột. Nhưng từ phút thứ 3 trở đi, khoảng 45 giây các bạn nên kiểm tra một lần. Nếu cần thì có thể quấy cho bột chín đều và tránh nấu quá tay. Bát bột rất nóng nên cẩn thận kẻo bỏng nhé.

- Tùy theo mức độ mạnh yếu của lò vi sóng mà thời gian nấu bột có thể thay đổi. Mình làm hết gần 4 phút. Như mình làm thì trong 2 phút đầu bột từ từ đặc sánh lại. Từ phút thứ 3 thì bột dẻo và dính hơn, quấy nặng tay hơn. Trong 30 giây cuối có thể thấy bột có dấu hiệu “sôi” lục bục (bột phồng lên và “thở” phì phò ).

Hỗn hợp bột chín sẽ dẻo và rất dính (như trong hình dưới), nếm thử thấy hoàn toàn không còn vị của bột sống, rất thơm, ăn dẻo hơi giống kiểu cốm xào hoặc vỏ bánh cốm (ngon cực ).
2012-09-221


- Đổ bột ra giấy nướng bánh (hình 11). Để bột nguội bớt. Thực tế thì nhiều công thức sử dụng bột áo tại bước này, tuy nhiên mình không muốn có quá nhiều bột áo bám vào bánh nên dùng giấy nướng bánh, hoàn toàn không dính và rất sạch sẽ, tiện lợi. Nếu không có giấy nướng bánh thì các bạn đổ bột ra mặt phẳng có phủ sẵn bột áo (cách làm bột áo ở phần 3).

* Cách 2 (nấu bằng nồi):

- Nếu nhà không có lò vi sóng, các bạn thêm 20gram nước vào hỗn hợp, trộn đều, lọc qua rây cho vào nồi.

- Quấy bột ở lửa nhỏ đến khi bột chín như hình phía trên. Cách này vất vả hơn vì thời gian có thể sẽ lâu hơn và phải quấy liên tục, tránh để bột bị vón cục, khê hay cháy. Nếu trong quá trình nấu bột có dấu hiệu vón cục thì các bạn có thể bắc nồi ra khỏi bếp, quấy nhanh và mạnh tay cho bột mịn trở lại rồi nấu tiếp đến khi bột chín.

3. Nặn bánh

- Làm bột áo bằng cách trộn đều 1.5 thìa café bột nếp rang + 1.5 thìa café đường xay (icing sugar). Các bạn có thể tự làm bột nếp rang bằng cách cho bột nếp lên chảo, rang ở lửa vừa đến khi bột hơi chuyển màu vàng ngà, hoặc cũng có thể dùng bột làm bánh dẻo. Ở bên này thì mình mua gói bột nếp rang sẵn (cooked ground rice) – bán trong chợ châu Á. Đường xay (icing sugar) nếu không có thì bỏ qua.

- Khi bột còn hơi ấm ấm thì dùng dao sắc chia bột thành 10 phần (mỗi phần khoảng 27-29gram), chia nhân thành 10 phần (18-19gram). Bột còn hơi ấm nặn sẽ dễ hơn là bột nguội hoàn toàn.



- Chuẩn bị một miếng giấy bóng kính rộng, cho viên bột vào giữa, dùng mép miếng giấy hoặc 1 tấm giấy bóng kính khác để ép cho viên bột dẹt ra (hình 13). Cho nhân đậu vào giữa. Gói lại & vê tròn. Lăn viên bột qua bột áo trộn sẵn, phủi cho sạch bột dính ở ngoài. Làm đến khi hết bột và nhân.

* Mình dùng giấy bóng kính là để tránh cho bột khỏi dính vào tay, khó nặn hình. Nhưng thực ra bột này không dính lắm vì có dầu ăn trong thành phần. Mình nặn tay không cũng vẫn thấy ổn, miễn các bạn thao tác nhanh một chút là được. Hoặc các bạn cũng có thể xoa ít bột áo vào tay để nặn bánh, nhưng cách này mình không thích dùng lắm vẫn vì lí do là không muốn quá nhiều bột áo dính vào vỏ bánh.

- Bánh nặn xong bọc hoặc đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát, . Theo các sách hướng dẫn thì không nên để tủ lạnh do bánh sẽ bị cứng, nhưng mình thấy để tủ lạnh khoảng 30 phút làm bột rắn hơn, ăn cảm giác dẻo kiểu hơi giòn giòn, nếu bạn nào thích bánh kiểu này thì cũng có thể thử xem sao

Bên trong bánh sẽ như thế này – mình thích ăn vỏ hơn nhân nên làm ít nhân, các bạn có thể làm nhiều nhân hơn tùy thích nhé.


(ST)

_______________________________

Nước tro tàu



Tôi có thắc mắc về vấn đề này xin ông chỉ giúp, số là bà xã tôi chuẩn bị làm bánh Trung Thu trong công thức thì phải có nước tro Tàu thì bánh mới mềm và dai. ra shop Tàu hỏi mua thì họ đưa cho 1 chai bằng plastic trên đó có ghi như thề này: Lye Water
Thành phần gồm có chất Potassium carbonate và có ghi trên chai là poison tránh không uống. theo công thức làm bánh Trung Thu thì với 700 g bột phải để vào 10 g nước "tro Tàu" đặc biệt này, theo ông thì với liều lượng như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào cho sức khỏe của người dùng? xin ông chỉ giúp thành thật cám ơn.

Dc E mail của tôI; Sơn thanh Lư
plummer578@gmail.com
Thưa anh,
Theo tài liệu dưới đây của chánh phủ Úc thì nó thế nầy (chữ nghiêng đen)
Lye water
Lye water is a caustic liquid used in cooking. It can cause serious corrosive burns to the throat, oesophagus and stomach if swallowed.
It is often sold in attractive bottles similar to soft drink containers, although it is in fact a poison. This poses a serious risk to children.

Nước tro Tàu là dung dịch kiềm (theo anh viết thì nó là potassium carbonate (CO3_K2) muối potassium nhưng vì gốc CO3 rất yếu nên khi tan trong nước nó có tánh kiềm (K_OH) . Chất kiềm nói chung thì tác dụng lên da, lên cổ họng lên thành bao từ. Tuy nhiên ở đây tôi tin là nó loãng nên chẳng có sao cả.
Nếu muối potassium carbonate ròng thì khi ăn bánh, chúng ta đem thêm một số lượng potassium (K) vào cơ thể. Potassium có nhiều trong chuối, cũng cần cho cơ thể, như dư thì có hại. Trừ vài trường hợp thí dụ như bịnh thận thì có khi bác sĩ bảo cữ potassium. Nó cũng giống truòng hợp người cao máu hay tim mạch thì bác sĩ cũng bảo cữ muối (Na=sodium) vậy.
Nhưng, cái nhưng nầy nguy quá, chắc chi Trung Hoa xài loại muối potassium dùng cho thực phẩm  (ròng) có khi nó mang muối kỹ nghệ pha ra, thì trong đó có nhiều tạp chất có khi có hại. Nhưng với liều lượng như mô tả, và tôi cho là không nhiều đến độ có hại, lý do là lâu lâu chúng ta mới ăn bánh trung thu.
Ngoài ra thì bánh ú tro (bánh nếp trong suốt vì ngâm nước tro Tàu) ăn hoài chắc hại hơn. Loại bánh ú nhỏ xíu cúng cô hồn đó. Nhưng tiệm bánh ngày nay bán hà rầm.
Anh đọc thêm phần dưới đây về nước tro Tàu:
What is lye water and what is it used for?
Lye water is an ingredient used in Asian cooking such as making cakes, cooking noodles). It is usually added as part of the recipe in small amounts (table spoon volumes). The product has also been used in soap making and as a cleaning agent.
Why is there a health concern?
Lye water is a strongly alkaline (caustic) solution which can cause serious injury in the form of corrosive burns, especially to the throat, oesophagus and stomach if swallowed.
SA Health is aware of cases of ingestion of lye water that have occurred in Queensland and Victoria. These cases resulted in serious injury and hospitalisation of two children due to mouth, throat and stomach burns. There have been no cases reported in South Australia.
It has come to the attention of SA Health that lye water is available in some stores such as Asian groceries and markets in South Australia. Lye water is usually packaged in attractive bottles, similar to soft drink containers (see photo).
Lye water is in fact a poison, under the Controlled Substances Act, 1984. As such, it requires specific packaging and labelling.
Although warnings are printed on bottles of lye water, to date these have been found to be inadequate in terms of the requirements under the Act.
Another requirement of the Act is that strongly alkaline substances such as lye water must not be stored in a beverage container and must comply with retail requirements for Schedule 5 and 6 poisons.
What action has been taken by SA Health?
SA Health is taking a pro-active approach and advising the general public of the dangers of lye water by:
  • issuing a press release, informing the public of the health risk of lye water if not used appropriately
  • working with of local Council Environmental Health Officers in the removal of lye water from sale
  • working with the Office of Consumer & Business Affairs in warning the public, particularly ethnic groups of the hazard
  • alerting national consumer and importation authorities•advising other State, Territory & Commonwealth health authorities of the action being taken in

-----hết trích ---- chữ in nhiêng màu đen trên là của chánh phủ Úc

HCD