Kiểm tra microwave bị rò rỉ tia phóng xạ - MICROWAVE - Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?


Cách kiểm soát coi Microwave của các bạn có bị rò rỉ tia phóng xạ ra ngoài khi dùng không:

1.Rút điện Microwave ra khỏi ổ cắm.
2.Bỏ cell phone vào trong Microwave và đóng cửa lại.

3.Dùng một cell phone khác gọi số phone đã đặt trong Microwave
4.Nếu cell phone bên ngoài nhắn "Số phone mà bạn vừa gọi, không gọi tới được" hay là " nó đã ra ngoài khu vực mà phone có thể gọi tới" hay là"phone nó tự động tắt đi" ------> Microwave của bạn An Toàn
5.Nếu phone đặt trong Microwave mà có đèn sáng lên rồi có chuông kêu ----> Ra Sears hoặc Costco mua cái mới ngay, kẻo để lâu, sự rò rỉ phóng xạ có thể gây Cancer đấy...


Simple steps to check Microwave leakage
When was the last time you checked your microwave for radiation leakage? Yes, I did say radiation leakage, because any microwave can start leaking radiation any time, for whatever reasons. And such a leakage is hazardous to humans and pets in the house.
You don't need to call in experts or to send your microwave to the dealer's workshop for a leakage test. That's time consuming, inconvenient and costly. Here's how you can test your microwave for radiation leakage, right in your own house, at no cost. Just follow these simple steps.

1.   Switch-off and un-plug the microwave from the electrical socket.
2.   Place your mobile phone inside the microwave and shut the door.
3.   Using another mobile phone, dial the phone that's inside the microwave.
4.  If the outside phone says "the number you are dialling is not reachable, or is out of coverage area, or is switched off; then your microwave is safe.
5.  But if the phone inside the microwave lights up and rings, your microwave is leaking radiation.

Just throw away the damn thing and get a new one. (Believe me, the medical treatment of the side-effects of radiation leaks is costlier than the price of maybe 10 new microwaves.)

Remember, just because the door of your microwave appears to shut properly does not conclusively mean that it is not leaking radiation. Stay safe, and test your microwave regularly at frequent intervals; the frequency of testing depending on the extent of usage, and you are the best judge of that.


From: Van Tai Luong <maitai12@sbcglobal.net>
To: hàng trăm người nhận
 Sent: Saturday, August 17, 2013 9:32 AM
Subject: Fw: Fwd: Simple steps to check Microwave leakage

  
Thưa cách thử coi lò microwave có bị “rò rỉ” (chữ kỳ cục) tia sóng điện từ ra ngoài hay không bằng cách dùng cell phone bỏ vào lò khép cửa lò microwave lại rồi dùng cái phòn khác gọi. Nếu cái phone nằm trong reng lên thì là lò bị rỉ sóng ra ngoài.
Cách nầy để chơi thôi chớ không cho kết quả chắc chắn chi cả.
Cái võ của lò microwave được chế tạo ngăn sóng điện 2400 MHz. Trong khi cell phone dùng sóng từ 900 MHz tới 2200 MHz.
Tuy nhiên các bạn bỏ vào thùng thiết hay hộp trà hộp bánh kim loại thật kín thì sóng điện sẽ bị ngăn không cho vào bên trong hộp. Còn cái lò microwave phải đụt lổ nho nhỏ phía cửa để nhìn thấy bên trong là chuyện khác.
Nhưng cái quan trọng nhất không phải ở đó, mà là ờ sức mạnh của sóng vi ba. Cái lò microwave phát ra trung bình từ 800 Watts tới 1300Watts. Cái bàn ủi điện của các bạn đang xài khoảng 1200 Watts tối 1500Watts. Hai cái nầy mạnh ngang ngang nhau, các bạn thấy đó trong chút xíu thôi cái bàn ủi đủ sức nóng có thể gây cháy nhà nếu để quên. (May là bàn ủi ngày nay tự động cúp điện nếu không đụng tới nó trong một vài phút, và nhiệt độ được giới hạn không cho lên quá nóng). Vậy thì sao, thưa sóng điện từ của lò microwave mạnh hơn sóng điện từ phát ra từ trụ chuyển tiếp đến cái cell phone của các bạn khoảng năm bảy ngàn lần (tôi tính phỏng).
Vậy thì sao, thưa một chai nước nhựa bị lủng một lổ bằng sợi tóc, số lượng nước rỉ ra không đáng kể, một cái máy cắt kim loại dùng sức nước dưới áp xuất cực cao, cái lổ nhỏ bằng sợi tóc phóng ra tia nước đủ nhiều và mạnh đâm xuyên qua bàn tay các bạn như cây kim thép trong một giây. Nếu cái lổ đó lớn bằng sợi chỉ hay cọng chân nhang, nó được dùng để cắt kim loại có khi dầy năm mười ly nhẹ nhàng như chúng ta dùng dao cắt miếng phó mách hay miếng bơ.
Kết luận: Do vậy dù cho cái lò microwave ngăn được sóng điện từ từ tháp chuyển tiếp vào cell phone nằm bên trong thì không có nghĩa là nó đủ kín để ngăn được sóng điện từ quá mạnh phát ra từ lò microwave. Cho nên bày biểu bên trên chỉ có giá trị giởn chơi thôi, không chính xác và tin được. Nếu các bạn thử mà cái cell phone trong lò microwave cháy đèn và reng lên, thì cả nhà các bạn nên vào nhà thương thử coi “có sao” không. Cái lò microwave của các bạn đã bị “lủng lổ” to bằng cái chén, chớ không phải bằng cái mút đủa đâu.
Tuy vậy các bạn an tâm, lò microwave ngày nay ít khi bị rỉ tia sóng điện từ ra ngoài. Nhớ kiểm xem coi đồ ăn có dính vào thành cửa làm cửa đóng không kín hay không.
Một huyền thoại thâm căn cố đố ăn vào đầu một số người Việt Nam ta là thực phẩm  nấu bằng lò microwave ăn vào mất máu, mất sức khỏe có hại. Cho tới bây giờ thì huyền thoại nầy chỉ  đúng trong đầu quí vị hơi bịnh (cái đầu), chớ không đúng cho thực tế hàng ngày.

HCD


MICROWAVE - Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Tiện lợi cuả Microwave đã trở nên một thiết bị điện không thể thiếu trong đời sống ngày nay. Rõ ràng microwave là một trợ thủ đắc lực đứng ngay sau cái bếp lò (kitchen range) trong việc nấu nướng và hâm thức ăn nguội trong việc ẩm thưc hàng ngày của chúng ta.
Cách đây mấy hôm đọc một e-mail của người bạn, khuyên rằng hãy cất microwave đi vì nó tạo chất phóng xạ (radiation) dùng hằng ngày sẽ bị Cancer (Ung Thư). Tôi cũng đi vào trong những web site có tính thẩm định cao như USDA, FDA, Havard Medical School ,ect.. và học hỏi được những điều ích lợi, xin được chia xẻ với mọi người...

Microwave làm việc thế nào?

MW Dùng một loại sóng gọi là bức xạ điện từ (electromagnetic radiation). Sóng này làm những phân tử nước đang nằm sẵn ở thực phẩm di chuyển cực nhanh (vibration). Khi di chuyển nhanh như vậy, chúng tạo nên nhiệt năng có thể nấu chín thức ăn hoặc làm cho ấm lên cấp kỳ!!
Ðược tình cờ phát hiện bởi Dr. Spencer năm 1946. đến năm 1970 chiếc microwave đầu tiên ra mắt thị trường tiêu thụ và được đón nhận nhiệt liệt bởi người dân. Cũng như thế những chủ nhân ông đặt làm những microwave khổng lồ để đưa vào quy trình chế tạo thực phẩm nhằm giảm thiểu sự tiêu xài Gas và than đá.
Tất cả các loại Microwave có mặt trên thị trường đều phải đáp ứng những sát hạch nghiêm ngặt của cơ quan FDA Hoa Kỳ (Food and Drug Association) về an toàn và sức khoẻ cho người tiêu thụ. Sóng điện từ trên phát ra từ một ống Magnetron chiếu vào tấm kim loại đặc biệt bên trong Mw (ta có thể thấy miếng này hình chữ nhật nằm trong vách phải, hoặc trái tùy theo máy), sau đó đi xuyên qua các vật chất như giấy, nylon, thủy tinh, sành sứ v.v.. và được đồ ăn hấp thụ vào trong. Do vậy không có cơ sở để nói microwave nấu chín đồ ăn từ bên trong ra bên ngoài như phần đông lời đồn. Mà thực ra, Mw làm tăng nhiệt từ ngoài bề mặt của thức ăn và đi dần vào trong, khoảng từ 1 đến 2 inches. (bạn có thể kiểm chứng điều này khi lấy đồ ăn hoặc nước soup ra vẫn còn chỗ nóng chỗ lạnh, Phải không?- là vì số lượng "dầy" quá tia sóng thẩm thấu chưa đến trung tâm được).
OK! Nhưng còn chữ Radiation thì sao, có phải là PHÓNG XẠ không?
Phóng xạ có nhiều cấp. Phóng xạ cực mạnh như lò phản ứng nguyên tử. Thấp hơn, là phóng xạ của máy quang tuyến X-Ray. Thấp hơn nửa là Máy Radio dùng tần số mình hay nghe. Thấp nữa là ánh sáng mặt trời, tia cực tím.
Microwave dùng rất nhỏ lượng bức xạ ngang bằng với nghe Radio nên bạn có thể yên tâm.. Ðược chưa??
OK! Vậy thì vật dụng nào đựng hay đậy thức ăn cũng đều bỏ vào Mw VÔ TƯ được chăng?
Dứt khoát trả lời ngay với bạn rằng NO NO... NO!!
Nhiều người trong chúng ta không biết là nhiệt lượng đốt quá nóng có thể làm leak chemical (rò rỉ hoá chất) trong những chén tô, hộp nhựa, bình nhựa, nilon, film, khay thức ăn togo, nắp đậy... vào trong đồ ăn, khiến ta nuốt vào bụng những hoá chất gây bệnh về sau cho cơ thể!!
Hâm bình sữa cho em bé, ly cafe đã nguội trong ly giấy, gói xôi,, gói bánh, phần cơm gà cơm chiên bọc nylon từ tiệm food to go v.v... Có người còn bọc bắp, bọc khô mực... bằng plastic bỏ vào Mw cho lẹ... Nguy hiểm là đây!!
Lưu ý bạn tuyệt đối chỉ đựng hay đậy đồ ăn thức uống với những hộp, ly, bình, tô, dĩa có chữ Microwave Safe hoặcMicrowave Use trước khi có ý định cho vào Mw mà thôi. Uhmm...mất công quá nhỉ, nhưng đỡ phải gặp bác sĩ, đành mất công vậy!
Bạn nên bỏ đi những hộp nhựa, hộp giấy, những bao bì mua ở chợ, ở tiệm ăn..Những bao bì này tiện sử dụng thật đấy, nhưng là những bao bì cho phép chỉ sử dụng một lần, nếu không dùng hết phải để vào tủ lạnh- xin bạn lưu ý san ra hoặc chứa vào những bao bì có chữ Microwave Safe ở trên. Có thể san ra diã sành, dĩa hay tô thủy tinh, ly thủy tinh hoặc men sứ trắng tuỳ ý bạn. Lỡ người nhà làm biếng, cứ theo thói quen cũ hâm... đại chăng?
Dùng microwave safe plastic wrap để bọc thức ăn cho khỏi hôi tủ lạnh được không?
Ðược chứ! nhưng khi bỏ vào Mw để hâm thì lấy miếng film ra. Ðậy lại bằng một cái nắp an toàn dùng cho Mw có khe thóat hơi ở trên là tốt nhất. (Mách bạn một cái nắp đậy hiệu NORDIC Made in USA có bán tại Walmart và Target chừng $16.00 rất tiện) . Xin nhớ không để miếng film tiếp xúc trực tiếp vào đồ ăn, chất DEHA là nguyên nhân gây cancer đã tìm thấy. Xem đính kèm ở dưới.
"Ngại bỏ hai đồng rút cuộc bỏ hai ngàn", câu nói vui này ngẫm lại cũng có lý, nhất là cho sức khoẻ cuả chúng ta.
Bài viết này chỉ mang tính cách chia xẻ cũng tương tự như bài Tiết Kiệm Xăng vừa qua. Nếu thấy bổ ích xin forward cho bạn bè hoặc người thân. Chúc bạn nhiều sức khoẻ và khôn ngoan trong chuyện ăn uống hàng ngày..Nhé!
-----hết trích ----
Nên lưu ý hai hàng ----trích--- và -----hết trích ---- để phân biệt, đừng nghĩ những trích dẫn là do hcd tôi bày mà mang hại.
-------------------
 Những tài liệu tin được nói rằng plastic ngày nay an toàn khi bỏ vào lò microwave, tuy nhiên với tiêu chuẩn của Trung Hoa thì là tiêu chuẩn rừng, nên các bạn cũng cẩn thận một chút. Thực phẩm  Trung Hoa có khi ăn vào thụt lưởi nói chi là chai lọc hay giấy plastic gói thực phẩm. Plastic có thể là do Trung Hoa sản xuất dù cho hãng chánh nó có trụ sở bên Mỹ. Thí dụ như máy iPad, iPhone, iPod  là của hãng Mỹ, nhưng nơi sản xuất là Trung Hoa, không thấy ruột gan của nó do Mỹ sản xuất. Hèn chi kinh tế Mỹ vẫn ì ạch, công nhân Mỹ thất nghiệp dài dài.
Theo tôi các bạn cẩn thận chút xíu thì hay hơn lý do là plastic Trung Hoa sản xuất pha thêm cái chi trong đó chúng ta đâu có biết.
Một chuyện thứ hai nữa, nguy vô cùng, nhiều gia đình bị đầu đọc dài dài mà không hay biết.  Thưa đó là nồi “nhôm” nấu ăn. Tôi gặp và thấy nhiếu nồi nhôm bày bán và trong gia đình không phải được chế tạo bằng nhôm ròng, mà nó là tạp chất gồm có nhôm lẩn lộn với nhiều kim loại khác.
Nồi bằng nhôm ròng vô hại, nhưng đa số nồi nhôm bày bán tại Mỹ nầy và chắc chắn ở Việt Nam hiện giờ hầu như do Trung Hoa chế tạo. Nồi nầy thấy đã không phải nhôm ròng rồi, khi nấu ăn một ít lâu thì màu của nó sẽ trở thành đen  xám xám. Có khi lại nổ mặt lổ chổ. Kim loại lạ tan vào thực phẩm ăn mỗi ngày một ít thì tôi e tương lai không khá đâu.
Đa số bà con mình e sợ nồi tráng teflon (không dính) nhưng dưới mắt tôi thì xài nồi niêu teflon an toàn hơn là nồi nhôm mà không phải bằng nhôm. Teflon là chất rất bền không tan vào thực phẩm  nếu đừng nấu nó đến cái độ dầu sôi sùng sục. Ở nhiệt độ nước sôi (100 độ C hay trên một chút) thì Teflon là chất bền nên an toàn hơn.
Và đây là email thắc mắc về plastic và lò microwave:
----trích--- 
HCD