Khai quật kim tự tháp cổ, tình cờ phát hiện nền văn minh tiền sử niên đại 15.000 năm

Một cuộc khai quật kim tự tháp cổ đại đã tình cờ làm lộ diện khu tàn tích rộng lớn, cùng một nền văn minh Nam Mỹ tiên tiến và phức tạp tồn tại cách đây 15.000 năm ở Peru. Phát hiện này một lần nữa có thể khiến lịch sử nhân loại phải viết lại.

văn minh 15.000 năm, Peru, kim tự tháp,
Một mảnh của chiếc rổ và giỏ được đan một cách tinh xảo có niên đại hơn 10.000 năm. (Ảnh: Đại học Florida Atlantic)
Một nhóm chuyên gia đã thực hiện cuộc khám phá vùng bờ biển Peru, là nơi có kim tự tháp cổ xưa nhất Nam Mỹ.
Hàng ngàn đồ cổ được tìm thấy, trong đó có những chiếc rổ tinh xảo đan bằng tay cho thấy người cổ xưa ở nơi đây biết suy nghĩ tư duy tiến bộ và sống thành cộng đồng xã hội phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Dân cư ở đây biết dùng nhiều loại nguồn thực phẩm khác nhau, làm họ trở thành xã hội lớn mạnh cách đây 15.000 năm.
Các nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Atlantic ở bang Florida (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng xác nhận cách đây khoảng 15.000 năm, một nền văn minh tiến bộ và phức tạp đã tồn tại ở Peru. Nền văn minh đó có tổ chức xã hội chặt chẽ và lâu đời nhất khu vực.
Bài viết nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tiến bộ Khoa học, dựa vào phát hiện hàng trăm ngàn đồ tạo tác được tìm thấy từ năm 2007 đến năm 2017 ở Huaca Prieta, một địa danh khảo cổ học trên bờ biển Peru, là nơi sở hữu kim tự tháp lớn nhất và cổ nhất Nam Mỹ, gọi là Đền thờ gò Huaca Prieta.
Thử nghiệm cacbon phóng xạ cho thấy con người đã sống ở đây cách đây khoảng 15.000 năm đến 8.000 năm, nhưng không liên tục.

văn minh 15.000 năm, Peru, kim tự tháp,
Các công cụ bằng đá dùng để cắt và cạo được tìm thấy tại các khu khảo cổ. Các nhà nghiên cứu ước tính chúng có niên đại 13.500 đến 15.000 năm tuổi.(Ảnh: Ancient – Code)
Những bằng chứng khảo cổ về nguồn thực phẩm, công cụ đá, rổ đan và vải dệt đã cho thấy sự phát triển, trình độ kiến thức và kỹ thuật tiên tiến của những người đầu tiên sống ở đây. Nhờ đó mà họ biết khai thác tài nguyên biển và trên mặt đất.
Ví dụ như, các nhà khảo cổ phát hiện ra những lưỡi câu cho thấy cư dân xa xưa đã biết câu cá ở những độ sâu khác nhau. Do đó, họ còn biết đóng tàu thuyền chịu được sóng to gió lớn.
Hơn nữa, họ biết kết hợp khai thác biển và trồng hoa màu, như: Cây bách tán lá hợp, cây bơ và cây bí ngòi… để có cuộc sống no đủ. Vải dệt và rổ đan phức tạp cho thấy người cổ xưa biết cách tổ chức sản xuất và sản phẩm thủ công của họ tinh xảo hơn nhu cầu của thời đó.
James M. Adovasio, đồng tác giả của nghiên cứu nói, cư dân của nền văn minh này có một khả năng đáng kể khi biết sử dụng các loại tài nguyên, thực phẩm khác nhau, điều này khiến họ trở thành một xã hội lớn mạnh và chiếm ưu thế trong khoảng 15.000 năm trước.
Nhiều vật liệu và món đồ khai quật được phản ánh sự phức tạp trong xã hội tiến bộ và mong muốn của con người, của cộng đồng. Tất cả những món đồ tạo tác đều bộc lộ mối quan hệ xã hội phức tạp của người cổ đại và ẩn chứa thông điệp xã hội.
Phát hiện trên, cùng vô số khám phá về các nền văn minh cổ xưa có niên đại lên đến hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn năm trên toàn cầu cho thấy, trước nền văn minh của chúng ta hiện nay, đã có nhiều nền văn minh tiên tiến khác từng tồn tại và bị diệt vong. Vậy nền văn minh của chúng ta ngày nay liệu có nằm ngoài quy luật tự nhiên ấy?
TinhHoa tổng hợp
Văn minh nhân loại từng diệt vong nhiều lần trước đó và chúng ta cũng không phải ngoại lệ?

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Antidote, nhà nghiên cứu từng được nhiều giải thưởng lớn Graham Hancock đã chia sẻ nhiều thông tin về quá khứ bí ẩn của nền văn minh cổ đại từng tồn tại trên Trái đất và bị diệt vong. Qua đó ông cũng gửi thông điệp tới mọi người rằng :”Hãy sớm thức tỉnh trước khi quá muộn”.

văn minh cổ đại, trái đất, Göbekli Tepe, diệt vong, Atlantis,
Nhà nghiên cứu Graham Hancock. (Ảnh: Internet)
Những nền văn minh này còn lưu lại dấu tích của sự phồn vinh một thuở của chúng mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy gần đây.
Ông Graham đã mô tả ti mỉ về những gì mà chúng ta tìm thấy nhưng khó lý giải như cấu trúc cự thạch Göbekli Tepe và Gunung Padang, nguồn công năng ẩn giấu tiếp sức cho người cổ đại, nhiều giai đoạn phồn thịnh rồi tuyệt chủng của toàn bộ những nền văn minh trên Trái đất và nhiều hơn thế. Những gì ông Graham trình bày đã giúp chắp nối những manh mối để có thể giải đáp nhiều bằng chứng khảo cổ đầy bí ẩn đằng sau sự biến mất của các thời kỳ hoàng kim trên Trái đất.
văn minh cổ đại, trái đất, Göbekli Tepe, diệt vong, Atlantis,
Cấu trúc cự thạch Göbekli Tepe.
Trên thực tế, những gì ông Graham đang đề cập tới được không ít nhà địa chất và khảo cổ học hưởng ứng. Từng có một số công trình khảo cổ địa chất học phát hiện rằng phía Tây Java có thể là quê hương của một nền văn minh rất phát triển niên đại từ 9.000 đến 20.000 năm trước. Nếu đó là sự thật, lịch sử chính thống cần được viết lại và chúng ta có thể lần ra manh mối về những nền văn minh cổ xưa cực kỳ hiện đại và quyền năng.
Một trong những bằng chứng nữa phải kể đến là ngôi đền Göbeklitepe, nằm trên đỉnh của một mỏm thuộc một dãy núi khoảng 15 km (9,3 mi) phía đông bắc thị trấn Şanlıurfa (trước kia là Urfa / Edessa) phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này đang được các nhà khảo cổ học Đức và Thổ Nhĩ Kỳ khai quật và được cho là tác phẩm của con người vào năm 9.000 TCN, tức là 11.000 năm trước. Tuy nhiên theo Wikipedia, có một điều khó hiểu là các chuyên gia không hề tìm thấy một công cụ nào xung quanh ngôi đền này để giúp xây dựng lên nó. Vì vậy nguồn gốc ngôi đền cho đến nay vẫn là một bí ẩn.
Bí ẩn đó chỉ có thể giải đáp bằng tiến bộ khoa học vượt bậc cách chúng ta 11.000 năm trước. Một di tích khảo cổ tương tự là Nevali Cori ở đông nam Anatolia Thổ Nhĩ Kỳ, nơi niên đại ít nhất 12.000 năm và có trước bất kỳ nền văn minh nào từng được phát hiện trên Trái đất hàng ngàn năm. Điều khó hiểu của địa điểm này nằm ở chỗ khi được phát hiện, nó dường như bị cố ý chôn vùi trong cát vì lý do chưa thể biết.
Tất cả những di chỉ khảo cổ niên đại hơn chục ngàn năm cho thấy sự phát triển vượt bậc về trình độ thuở xa xưa ấy đang dần cung cấp cho chúng ta bằng chứng về những thông điệp từ quá khứ xa xôi: Trước nền văn minh hiện nay rất có thể từng tồn tại nhiều nền văn minh cực kỳ tiên tiến nhưng đều bị diệt vong.
Từng làm việc cho The Economist, là tác giả được ưa thích trên toàn cầu với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Magicians of the Gods,” “Fingerprints of the Gods,” “The Message of the Sphinx,” “Underworld: The Mysterious Origins of Civilization,” và “War God” series, ông Graham sẽ chia sẻ với chúng ta những gì mà mình biết được cũng như mối lo ngại về tương lai sắp tới của toàn Trái đất: Nguy cơ tái diễn những gì từng xảy ra trong lịch sử từ thảm họa thiên nhiên trên diện rộng đe dọa tính mạng của cả một nền văn minh. Lịch sử dòng chính thống mà chúng ta đang được học, chưa chắc đã đúng!
văn minh cổ đại, trái đất, Göbekli Tepe, diệt vong, Atlantis,
Thành cổ Atlantis của Plato
Tôi chỉ muốn nói về một đề tài duy nhất mà các bạn sắp được nghe sau đây. Hãy nhớ về câu chuyện thành cổ Atlantis của Plato và bài học mà con người hiện nay nên để tâm. Atlantis từng là một nền văn minh vĩ đại của những con người thông thái. Trước đó họ sống nhân hậu, rộng lượng và tương trợ lẫn nhau, người người đều tín ngưỡng, tin vào Thần linh để làm theo những điều đúng đắn. Tuy nhiên, cho đến một ngày nọ, xã hội ấy dần biến đổi, con người trở nên kiêu căng ngạo mạn, ích kỷ tự tư, cách đối xử với đồng loại trở nên hung bạo và tàn nhẫn hơn. Nền văn minh thịnh vượng một thuở đó đã bị vấy bẩn bởi lối sống tồi tệ của con người, và chính điều này đã quyết định số phận của họ, những người từng quá tự tin vào sức mạnh và trí tuệ của bản thân mà quên mất rằng Mẹ Thiên Nhiên mới là người quyết định tất cả.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy những công trình vượt tầm tri thức nhân loại hiện giờ, và hẳn không ít lần chúng ta tự hỏi, đó là sản phẩm của ai? Những công trình ấy tồn tại cách đây hàng chục ngàn năm, thậm chí hàng trăm ngàn năm và cho đến giờ con người vẫn không tài nào hiểu được cách thức để sao y lại một bản như thế.
Nền văn minh lần này của chúng ta nhìn bề ngoài tưởng chừng như đã phát triển lắm rồi, với những siêu dự án, công trình phô bày sức mạnh của trí tuệ tưởng chừng quá đỉnh cao. Nhưng có lẽ chúng ta đã quá đề cao bản thân, đã quá tự cao tự đại về những gì mình sở hữu mà quên đi khía cạnh tâm linh và tinh thần trong đời sống của mỗi người.
Con người hiện nay chỉ chăm chăm chú tâm tới lợi ích kinh tế, tới những khoản lợi nhuận cho bản thân mà không để tâm tới bao bài học quý báu từ lịch sử. Những gì mà triết gia Plato vĩ đại từ xa xưa từng tâm đắc và giáo huấn con người là vô cùng quý báu hiện giờ để chúng ta để tâm hơn là tiền bạc, công danh và quyền lực. Chỉ khi nào xã hội phát triển và thịnh vượng dựa trên nền tảng đạo đức, nền văn minh đó mới bền lâu.
Chúng ta tưởng rằng có thể khắc phục bao sự cố từ thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, bão lốc bằng trình độ phát triển hiện giờ, có thật như vậy không? Thực tế đã chứng minh tất cả, chúng ta không thể, chừng nào còn tiếp tục chạy theo lợi nhuận để tàn phá môi trường, chừng nào trong tâm mỗi cá nhân còn ôm mối hận thù sắc tộc, còn tranh đấu với nhau vì những lợi ích tưởng là to lớn mà cuối cùng hóa ra vô nghĩa…tất cả những thứ đó sẽ trở thành mối hiểm họa khôn lường cho toàn nhân loại. Lựa chọn nằm trong tay của chúng ta, của một cộng đồng và cũng của mỗi cá nhân. Hãy sớm thức tỉnh trước khi quá muộn, bởi vì tôi có một cảm nhận chắc chắn rằng, những người cổ đại đi trước chúng ta họ cũng phạm lỗi lầm tương tự và đó chính là lý do vì sao họ diệt vong”.
Hãy suy ngẫm về những thông điệp này bằng trí tuệ và linh cảm trong tâm bạn, thay vì thờ ơ lãnh đạo hoặc bài xích chê bai. Chúng ta hãy nhìn lại thời gian qua, hãy xem Mẹ Thiên nhiên đã và đang nhắn nhủ gì với toàn nhân loại, chỉ như thế mới ngộ ra được chân lý về luật nhân quả: Con người không thể sống ung dung tự tại mãi được khi đạo đức xã hội ngày càng suy đồi và tàn phá thiên nhiên.
Theo minhbao.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét