Bé Cường 2 tuổi, là cậu con trai duy nhất trong gia đình. Một hôm đang chơi trong sân nhà, đột nhiên em bị chảy máu mũi và chạy đến bên mẹ nhờ giúp đỡ. Người mẹ liền bảo em ngửa cổ và dùng giấy vệ sinh chặn lỗ mũi lại.
Nhưng không ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, bé Cường kêu khó thở, ngột ngạt, sau đó em thở nhanh bằng miệng rồi ngất tại chỗ.
Người mẹ nhìn thấy tình trạng của con trai không ổn, cô liền vội tháo bỏ giấy vệ sinh và ôm con đưa lên viện cấp cứu. Bác sĩ kiểm tra cho em đã trả lời rằng: “Đã quá trễ để cứu bé Cường. Em qua đời rồi.”
Sau đó bác sĩ cho biết, khi chảy máu cam mà làm động tác ngửa cổ lên, máu rất dễ chảy vào phổi và gây ngạt thở. Nếu như gặp ngoại thương mà chảy máu, nếu làm vậy, rất có thể do tủy hàm bị tổn thương khiến chảy máu. Nếu trường hợp này chặn không cho máu chảy ra ngoài, nó sẽ chảy ngược lên não và gây nhiễm trùng nội sọ.
Dưới đây là 6 điểm lưu ý trong cách xử lý khi gặp tình huống chảy máu cam.
1. Chườm lạnh
Khi thấy bé nhà mình bị chảy máu cam, cha mẹ nên chườm túi nước đá hoặc khăn bông ướp lạnh lên trán và cổ, hoặc súc miệng bằng nước lạnh. Làm vậy sẽ khiến cho mạch máu co lại và làm giảm hiện tượng chảy máu.
2. Lấy hai ngón tay ép chặt hai bên cánh mũi
Khi gặp phải trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép chặt hai cánh mũi 5-10 phút. Lúc này trẻ thở bằng miệng. Nếu xác định được hiện tượng này là chảy máu cam, cha mẹ vừa đồng thời ép chặt cánh mũi, đồng thời cho bé nhà mình ngồi xuống và đầu hơi cúi về trước để máu trong miệng được nhổ ra.
Nhiều người rất dễ suy nghĩ đến dùng giấy vệ sinh để cầm máu trong trường hợp này. Tuy nhiên, đây lại không phải là phương pháp tốt. Tùy tiện lấy giấy vệ sinh nhét vào lỗ mũi cũng dễ khiến nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, cha mẹ cũng tuyệt đối không để bé nhà mình ngửa cổ lên. Vì đây là một phương pháp sai lầm. Nếu làm vậy, có thể khiến cho trẻ bị sặc. Máu chảy xuống miệng.máu sẽ chảy xuống cổ gây buồn nôn và kích thích mạch máu co thắt dẫn đến máu chảy nhiều hơn.
3. Kịp thời đưa đến bệnh viện
Nếu áp dụng hai phương pháp trên mà máu không cầm được, thậm chí sắc mặt chuyển sang sắc thái tái nhợt và ra mồ hôi lạnh, cha mẹ nên nhanh đưa bé đến bệnh viện. Nếu bé nhà mình chảy máu cam nhiều lần, cũng cần đưa bé đến bệnh viện khám để kiểm tra xem liệu bé có phải bị viêm mũi, viêm xoang hoặc có khối u ở mũi hay không.
4. Chú ý chế độ ăn uống
Bé bị chảy máu cam không nên cho ăn đồ ăn có tính nóng. Nên cho bé ăn đồ ăn có tính mát, giàu protein, vitamin và sắt, như uống sữa bò, nước gạo, nước trái cây… Người bị chảy máu cam có thể ăn một số thức ăn lỏng, như cháo, mì, tránh uống rượu và ăn thực phẩm cay và cứng. Người hay bị chảy máu cam nên ăn rau tươi và trái cây.
5. Bổ sung nước
Vào mùa khô, rất nhiều người thường bị chảy máu cam. Uống thêm nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, trong nhà đặt thêm bình dưỡng khí để tăng cường độ ẩm không khí.
6. Không cho trẻ ngoáy lỗ mũi tùy tiện
Một số trẻ thường tùy tiện ngoáy mũi, hành động này dễ kích thích niêm mạc mũi gây nên hiện tượng chảy máu cam.
Chảy máu cam, nhìn bề ngoài là chuyện nhỏ nhưng kỳ thực, nếu không cẩn thận, bệnh trạng này cũng có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, chúng ta cũng cần thận trọng ngay cả khi triệu chứng phản ánh của bệnh dù rất nhỏ. Đừng tùy tiện nhét giấy vào lỗ mũi để cầm máu mà nên chọn cách phù hợp nhất theo những gợi ý trên đây, vừa nhanh cầm máu mà lại an toàn.
Dương Tràng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét