BBC: The HUMAN BODY (Cơ thể con người)


Với những công nghệ đồ họa máy tính, những kỹ thuật chụp ảnh tân tiến, những kỹ xảo quay chậm tuyệt diệu, chúng ta có thể khám phá mọi khía cạnh, mọi bộ phận trong cơ thể con người trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong cuộc sống : sinh ra, trưởng thành, rồi chết đi.


Bộ phim gồm 7 phần:

1.Life Story (Câu chuyện đời người)
2.An everyday miracle (Điều kỳ diệu mỗi ngày)
3.First Steps(Những bước đầu tiên)
4.Raging Teens (Tuổi teen biến động)
5.Brain Power(Sức mạnh bộ óc)
6.As Time goes by (Nhịp bước thời gian)
7.End of Life (Cõi đi về)

Năm 2001, BBC phát hành rộng rãi DVD 7 phần này + Bonus Hậu kỳ (Making of). Bộ phim đoạt ba giải BAFTA (The British Academy of Film & Television Arts-Viện Hàn lâm Nghệ thuật điện ảnh & Truyền hình Anh quốc.)
Dẫn chương trình là nhà khoa học-Nam tước Robert Winston, với mái tóc rối, cặp kính cận quá khổ đầy tôn kính, ông đã dẫn bước ta đi theo cùng những năm đầu đời của con trẻ. Hàng triệu năm tiến hóa để thích nghi & tồn tại, con người quá thông minh để kế thừa thế hệ trước mình, rút ngắn bài học sinh tồn: ĐI - NÓI - TƯ DUY, vỏn vẹn chỉ còn 04 năm.
Tiếc rằng dòng đời vội vã, khó có thể dừng lâu một điểm đến nào. Nếu được, xin vì chúng ta và con trẻ mời các bạn xem lại nhiều lần bộ phim này (rất thú vị). Để suy gẫm về cái sự mỏng manh-yếu đuối-diệu kỳ đầy bí ẩn (bởi chúng ta đang cố tìm hiểu lịch sử hàng triệu năm của con người ánh xạ qua đời người chỉ trăm năm) của con người.
Về mặt không gian, não người cổ đại có sức chứa khoảng 500cm³ (người hiện đại có 1200cm³) với 100 tỷ nơron thần kinh. Về mặt thời gian, nó có hai triệu rưỡi năm tiến hóa. Và tăng dần cả lượng lẫn chất (tăng 150 ngàn tế bào / thế hệ).
Bộ phim cho thấy sự tương tác giữa bộ ba: não bộ - tự nhiên - con người (tôi và chúng ta) theo hướng thích nghi để tồn tại.
Vậy so với không - thời gian vũ trụ thì não người quá nhỏ bé nhưng đã vượt lên chính mình để trở thành một linh vật của tự nhiên.
Vì là một bộ phim khoa học quảng bá đại chúng nên còn nhiều chuyện lớn chưa thể nói tới như: bệnh học về não, não và tuổi già, não của người tự kỷ, não và giấc mơ, não và triết học...
Tuy nhiên từ đây có thể suy gẫm một vài điều:
1.Vai trò của tiểu não và trực giác. Điều này áp dụng vào việc học tập, rèn luyện để có phản xạ chức năng và phản xạ tư duy. Giải thích cho vấn đề tâm lý học: trực giác của các thiên tài.
2.Sự chuyển đổi nhiệm vụ giữa tiểu não và võ não. Có phải là mối tương quan giữa vô thức và ý thức?
3.Qua hàng triệu năm, tương tác giữa não bộ với chính mình, với tha nhân, với tự nhiên, hình thành bản năng sống của con người: tham – sân – si. Nó đã là thuộc tính! (tốt lẫn xấu).
4.Nếu tự nhiên không chia não bộ làm 2 bán cầu não, mà n≠2 thì sao? Có lẽ lúc này tư duy mặc định của con người sẽ không còn là nhị nguyên nữa chăng? Mà tại sao phải n= 2? Có sinh vật nào với n≠2 ở trong vũ trụ không? Họ tư duy ra sao nhỉ?


***
Qua cách nói dễ hiểu, trực quan và sống động của giáo sư Winston, các em nhỏ trên 10 tuổi hoàn toàn có khả năng cảm thụ được loạt phim này. Ngoài ra khán giả cũng sẽ rất bất ngờ và thú vị với những câu nói hóm hỉnh, những thống kê ngộ nghĩnh (chẳng hạn trung bình một người trong cả đời tốn mất 3 năm rưỡi thời gian để ăn và ăn hết 160 kg sô cô la). Bên cạnh đó là những tình cảm xúc động khi chứng kiến cảnh quay những phút cuối cùng của Herbie -- một bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh ung thư.
                                         

                                                                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét