Chỉ có tình thương yêu mới xóa sạch lòng oán hận. Nếu trong lòng con đầy than trách hờn oán khôn nguôi thì trước tiên chính con là người hứng chịu những niềm khổ đau bất hạnh. Nó không chỉ là những nỗi khổ tinh thần mà còn ảnh hưởng đến những cơn đau thể xác, như căng thẳng thần kinh, rối loạn tim mạch, suy yếu lục phủ ngũ tạng... Vậy, khoan nói tới thương yêu ai khác, trước hết con phải biết thương yêu chính mình, đừng tiếp tục hành hạ bản thân, hãy rải tâm từ ái cho chính con, hãy lắng nghe và thông cảm với những nỗi đau trong con để giúp thân tâm mình được mát mẻ dịu dàng.
Ngày 15 – 08 - 2011
Thưa thầy,
Trong lúc lòng con nhiều than trách, oán thán thì con nhận được lời khuyên sau đây từ mẹ con. Mẹ con khuyên con nên biến những oán trách, ganh ghét thành tình yêu thương để được thanh thoát. Con xin thầy đọc bức thư của mẹ con và cho con biết, điều đó có thể không thưa thầy?
"Tình yêu thương là cứu cánh cho mọi bất hạnh, phải không con? Mẹ đang tin như vậy, mẹ đang thực hành điều đấy và đang thử trải nghiệm điều đấy có là sự thật, có thể thành sự thật hay không.
Vì sao mẹ lại chọn lựa cách duy trì và phát triển tình yêu thương để giải thoát đau khổ? Bởi mẹ thấy hạnh phúc khi trong lòng mình có tình yêu thương, yêu thương mọi người, yêu thương vạn vật... Mẹ thấy mọi thứ đều đẹp đẽ và đáng yêu, cuộc đời vì thế mà có nhiều ý nghĩa. Nếu trong lòng mẹ không có tình yêu thương thì ngay lúc đó đã có sự thù hận, oán ghét, ghen tị và căm hờn... đó chẳng phải là địa ngục ngay tại trần thế hay sao?
Nhưng như thế có phải là ảo tưởng, là tiểu thuyết, là tự kỷ ám thị hay không? Liệu như vậy có làm cho mẹ nhìn thấy pháp một cách sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay không? Như thế có làm cho mẹ bóp méo sự thật trong tâm trí mẹ hay không? Rất có thể. Vì vậy, phải học cách yêu thương.
Yêu thương không nên đến bằng ý chí, mặc dù thà có yêu thương từ ý chí còn hơn là không có tình yêu thương. Nhưng yêu thương đến từ trí tuệ mới là yêu thương chân chính. Trí tuệ ư, trí tuệ là sự "sáng suốt, định tĩnh, trong lành", là thấy chân pháp, là không có yêu ghét, vui buồn, phân biệt, là tâm thanh tịnh thấy vạn pháp đều thanh tịnh, là thấy nghiệp và quả của nghiệp - theo cách nói của thầy Viên Minh - rồi yêu thương sẽ nở hoa trên mảnh đất của trí tuệ.
Đó là về mặt lý thuyết, rồi còn phải thực hành để trải nghiệm. Không dễ gì để thực hiện điều đó, đặc biệt trong lúc lòng mình tràn ngập khổ đau, dễ bị tổn thương và thực hành tình yêu thương đối với người mà mình oán ghét, thù hận...
Nhưng liệu con có lựa chọn nào khác, ngoài tình yêu thương để có một cuộc sống hạnh phúc?"
Vì sao mẹ lại chọn lựa cách duy trì và phát triển tình yêu thương để giải thoát đau khổ? Bởi mẹ thấy hạnh phúc khi trong lòng mình có tình yêu thương, yêu thương mọi người, yêu thương vạn vật... Mẹ thấy mọi thứ đều đẹp đẽ và đáng yêu, cuộc đời vì thế mà có nhiều ý nghĩa. Nếu trong lòng mẹ không có tình yêu thương thì ngay lúc đó đã có sự thù hận, oán ghét, ghen tị và căm hờn... đó chẳng phải là địa ngục ngay tại trần thế hay sao?
Nhưng như thế có phải là ảo tưởng, là tiểu thuyết, là tự kỷ ám thị hay không? Liệu như vậy có làm cho mẹ nhìn thấy pháp một cách sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay không? Như thế có làm cho mẹ bóp méo sự thật trong tâm trí mẹ hay không? Rất có thể. Vì vậy, phải học cách yêu thương.
Yêu thương không nên đến bằng ý chí, mặc dù thà có yêu thương từ ý chí còn hơn là không có tình yêu thương. Nhưng yêu thương đến từ trí tuệ mới là yêu thương chân chính. Trí tuệ ư, trí tuệ là sự "sáng suốt, định tĩnh, trong lành", là thấy chân pháp, là không có yêu ghét, vui buồn, phân biệt, là tâm thanh tịnh thấy vạn pháp đều thanh tịnh, là thấy nghiệp và quả của nghiệp - theo cách nói của thầy Viên Minh - rồi yêu thương sẽ nở hoa trên mảnh đất của trí tuệ.
Đó là về mặt lý thuyết, rồi còn phải thực hành để trải nghiệm. Không dễ gì để thực hiện điều đó, đặc biệt trong lúc lòng mình tràn ngập khổ đau, dễ bị tổn thương và thực hành tình yêu thương đối với người mà mình oán ghét, thù hận...
Nhưng liệu con có lựa chọn nào khác, ngoài tình yêu thương để có một cuộc sống hạnh phúc?"
Con mong hồi âm của Thầy
Kính thư.
Con Ngọc Tâm
Kính thư.
Con Ngọc Tâm
Ngọc Tâm con,
Mẹ con nói rất đúng, chỉ có tình thương yêu mới xóa sạch lòng oán hận. Nếu trong lòng con đầy than trách hờn oán khôn nguôi thì trước tiên chính con là người hứng chịu những niềm khổ đau bất hạnh. Nó không chỉ là những nỗi khổ tinh thần mà còn ảnh hưởng đến những cơn đau thể xác, như căng thẳng thần kinh, rối loạn tim mạch, suy yếu lục phủ ngũ tạng... Vậy, khoan nói tới thương yêu ai khác, trước hết con phải biết thương yêu chính mình, đừng tiếp tục hành hạ bản thân, hãy rải tâm từ ái cho chính con, hãy lắng nghe và thông cảm với những nỗi đau trong con để giúp thân tâm mình được mát mẻ dịu dàng. Sự trầm tĩnh, nhẫn nại sẽ giúp tâm con nhẹ nhàng thanh thản và ngọt ngào hiền dịu.
Khi con cảm nhận được sự ngọt ngào của lòng yêu thương (tâm từ) với chính mình, không những con cảm thấy dễ chịu mà sự ngọt ngào ấy còn lan tỏa ra xung quanh, và môi trường con sống sẽ trở nên thật êm đềm thanh thản. Khi con và môi trường xung quanh thật an bình, hương thơm của đóa hoa thương yêu trong con sẽ tỏa rộng khắp nơi, và ngay lúc đó con sẽ ngạc nhiên không còn cảm thấy một chút buồn phiền, oán trách vì bất cứ điều gì. Con phát hiện ra rằng, “Sự bình yên của tâm hồn ngọt ngào hơn các lạc thú”. Khi lòng con an lạc, tự nhiên con mở rộng tâm hồn muốn chia sẻ niềm an lạc với mọi người, với muôn loài vạn vật, con sẽ thầm mong cho tất cả muôn loài được thanh bình an lạc như mình.
Hãy lắng nghe chính mình, hãy cảm nhận nỗi đau của lòng hận thù trong con, khi đó con sẽ cảm thông với nỗi đau của những người đang thù hận, rồi một tình yêu thương khác nở rộ trong con, đó là tấm lòng lân mẫn (tâm bi), không muốn ai khổ đau và cũng không muốn làm cho ai đau khổ.
Từ đó con bắt đầu nhận ra thế nào là hạnh phúc, một thứ hạnh phúc không đến từ bên ngoài, mà ngược lại nó lan tỏa ra bên ngoài khi đã nở rộ trong con. Chỉ khi con thật sự hạnh phúc như vậy con mới có thể vui với hạnh phúc của người khác, niềm vui đó (tâm hỷ) là mặt khác của một tâm hồn đã mở ra vô lượng. Và từ đó con không còn chấp trước, không còn ôm mối bận tâm nào trong lòng (tâm xả), cảm thấy tâm hồn nhẹ tênh như vừa buông đi hay trút hết biết bao phiền muộn ưu sầu.
Hãy nghe lời mẹ, hãy sống với một tâm hồn tràn đầy hạnh phúc và chia sẻ hạnh phúc với mọi người, dại gì tự trói buộc mình trong những buồn phiền than oán để rồi tự chuốc lấy khổ đau bất hạnh giữa cuộc đời vốn đã quá nhiều bất hạnh khổ đau. Hãy buông xuống đi con!
Thầy Viên Minh
Thư Thầy trò (30)
Tác giả: Viên Minh - Ngọc Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét