CHẠY TRỐN CÁI BÓNG




Ta hoài chạy trốn bóng mình

Nên đà bao kiếp gập ghềnh cõi mê.. 


“Chạy Trốn Cái Bóng” là một câu chuyện của Trang Tử, một hiền triết đại lão người Hoa của thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Nhiều chuyện của Trang Tử rất ư là khôi hài nhưng đồng thời vạch rõ những cái nhìn thâm sâu vào tình trạng của con người. Câu chuyện sau đây chỉ là một ví dụ như thế.
“ Một thuở nọ có một người đàn ông bị quấy rất nhiều bởi sự thấy cái bóng của chính mình và thấy rất khó chịu bởi các bước chân của mình đến độ ông ta quyết định loại bỏ cả hai thứ ấy. Phương pháp thoát ra của ông là chạy trốn chúng, vì thế ông đứng lên và chạy. Nhưng cứ mỗi lần ông đặt chân xuống thì lại có một bước chân khác và cái bóng của ông không khó khăn gì để theo kịp. Ông đỗ tội cho sự thất bại của mình là không chạy nhanh thật đầy đủ. Vì thế ông chạy càng lúc càng nhanh cho đến cuối cùng ông ngã lăng ra chết. Người đàn ông này không nhận thức được rằng nếu ông chỉ cần tìm ra một bóng mát nào đó thì cái bóng của ông sẽ biến mất, và nếu ông ngồi xuống một cách yên lặng thì sẽ không có bước chân nào nữa.”
Câu chuyện này minh họa một cách rất khôi hài sự kiện rằng tất cả mọi chiến thuật của chúng ta nhằm tìm sự thanh tịnh bằng cách bỏ chạy trốn mọi chuyện đều không hữu hiệu. Thiền định nghĩa là tìm ra cái chỗ có bóng mát, yên lặng ở đó chúng ta không còn phải bỏ chạy trốn nhữn cái bóng và những bước chân nữa. Thanh tịnh chỉ có thể đạt được bằng “sự chọn lấy một chỗ để ngồi.”


Thích Tánh Tuệ
Trích dịch từ sách “The Meditation Year” của Jane Hope