Cũng chỉ vì sử dụng email không nghĩ tới hậu quả mà mới đây một vị tướng lãnh quyền thế của Hoa Kỳ đã phải đột ngột từ chức.
Email viết tắt từ chữ electronic mail, thư điện tử.
Thay vì gửi bằng sở bưu điện, thì ngày nay thư từ tài liệu thường được gửi qua hệ thống internet, vừa nhanh vừa đỡ tốn kém. Và trên nguyên tắc email cũng kín đáo, không ai đọc lén được vì phải có chìa khóa riêng. Nhưng bây giờ tin tặc cũng có cách xâm phạm, quấy rầy.
Ông Tướng đã có gia đình với hai mặt con, lại đem lòng thương yêu một nữ lưu viết hồi ký cho mình. Đôi bên trao đổi tâm tình qua email. Họ không gửi trực tiếp cho nhau để tránh bị đọc trộm cũng như tang chứng “trên bộc trong dâu” mà gửi vào một hộp thư. Chàng nàng có mật mã riêng vào đọc. Chẳng khác chi gián điệp dấu tin ở một gốc cây rồi đồng bọn tới lấy. Thật là kín đáo.
Nhưng chẳng may nội tình bị lộ vì tình nương lại viết thư “hăm dọa” một phu nhân bạn của gia đình ông Tướng, vì ghen bóng ghen gió. Phu nhân thông báo cho cơ quan an ninh. Cơ quan an ninh bèn điều tra. Và “Cái xẩy nẩy cái ung”: Họ phanh phui ra mối tình ngoài hôn nhân của hai người. Ông Tướng thú nhận và từ chức. Vì ngoại tình của một nhân vật quyền uy là chuyện rất nhạy cảm với nền an ninh quốc gia, dễ bị blackmail. Ông Tướng giã từ “trị quốc”, về “tề gia”, lo đối phó với vợ hiền đầu gối tay ấp đã 38 năm…
Chưa hết, vị tướng lãnh kế vị ông trong việc điều quân khiển tướng tại chiến trường sắp được thăng chức cũng lại bị “hỏi thăm” vì FBI có bằng chứng là ông đã có mấy chục ngàn email trao đổi không thích hợp với cùng vị phu nhân bạn của ông Tướng Tình báo.
Từ scandal này, có hai bài học được rút ra.
Đã có gia đình mà lại “làm nhớn” thì đừng có mà léng phéng “Chán Cơm, ăn Phở ”. Cơm nguội ăn với dưa khú dù sao cũng vẫn an toàn. Vả lại, dù trong dù đục, “ao nhà” vẫn numberone.
Đừng tưởng lấy một nickname ma, ghi danh một email rồi tha hồ chuyển gửi khen chê mạ lỵ thiên hạ “vung tì vít”, cho là không ai biết. Vì tại Hoa Kỳ, với đạo luật Electronic Communications Privacy Act 1986, chỉ cần một lệnh của tòa án là FBI có quyền yêu cầu trang chủ Google, Yahoo… cung cấp các message, nếu họ nghi nội dung có tính cách đe dọa, phỉ bang, vi phạm pháp luật.
Để bảo vệ người dân với kẻ bất lương.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Email viết tắt từ chữ electronic mail, thư điện tử.
Thay vì gửi bằng sở bưu điện, thì ngày nay thư từ tài liệu thường được gửi qua hệ thống internet, vừa nhanh vừa đỡ tốn kém. Và trên nguyên tắc email cũng kín đáo, không ai đọc lén được vì phải có chìa khóa riêng. Nhưng bây giờ tin tặc cũng có cách xâm phạm, quấy rầy.
Ông Tướng đã có gia đình với hai mặt con, lại đem lòng thương yêu một nữ lưu viết hồi ký cho mình. Đôi bên trao đổi tâm tình qua email. Họ không gửi trực tiếp cho nhau để tránh bị đọc trộm cũng như tang chứng “trên bộc trong dâu” mà gửi vào một hộp thư. Chàng nàng có mật mã riêng vào đọc. Chẳng khác chi gián điệp dấu tin ở một gốc cây rồi đồng bọn tới lấy. Thật là kín đáo.
Nhưng chẳng may nội tình bị lộ vì tình nương lại viết thư “hăm dọa” một phu nhân bạn của gia đình ông Tướng, vì ghen bóng ghen gió. Phu nhân thông báo cho cơ quan an ninh. Cơ quan an ninh bèn điều tra. Và “Cái xẩy nẩy cái ung”: Họ phanh phui ra mối tình ngoài hôn nhân của hai người. Ông Tướng thú nhận và từ chức. Vì ngoại tình của một nhân vật quyền uy là chuyện rất nhạy cảm với nền an ninh quốc gia, dễ bị blackmail. Ông Tướng giã từ “trị quốc”, về “tề gia”, lo đối phó với vợ hiền đầu gối tay ấp đã 38 năm…
Chưa hết, vị tướng lãnh kế vị ông trong việc điều quân khiển tướng tại chiến trường sắp được thăng chức cũng lại bị “hỏi thăm” vì FBI có bằng chứng là ông đã có mấy chục ngàn email trao đổi không thích hợp với cùng vị phu nhân bạn của ông Tướng Tình báo.
Từ scandal này, có hai bài học được rút ra.
Đã có gia đình mà lại “làm nhớn” thì đừng có mà léng phéng “Chán Cơm, ăn Phở ”. Cơm nguội ăn với dưa khú dù sao cũng vẫn an toàn. Vả lại, dù trong dù đục, “ao nhà” vẫn numberone.
Đừng tưởng lấy một nickname ma, ghi danh một email rồi tha hồ chuyển gửi khen chê mạ lỵ thiên hạ “vung tì vít”, cho là không ai biết. Vì tại Hoa Kỳ, với đạo luật Electronic Communications Privacy Act 1986, chỉ cần một lệnh của tòa án là FBI có quyền yêu cầu trang chủ Google, Yahoo… cung cấp các message, nếu họ nghi nội dung có tính cách đe dọa, phỉ bang, vi phạm pháp luật.
Để bảo vệ người dân với kẻ bất lương.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức