Video và hình ảnh về cảnh lũ lụt miền Trung‏

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng bão số 11 kết hợp với không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có mưa rất to. Mưa lớn đã gây ngập lụt ở nhiều nơi. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 9h ngày 16/10 nhiều nơi trong tỉnh đã có thiệt hại lớn về người và tài sản.

Lũ tới nóc nhà


* 3 huyện miền núi của Hà Tĩnh bị nhấn chìm; hàng ngàn hộ dân ở nhiều huyện của Quảng Bình phải lên trần nhà trốn lũ * 10 người chết, 2 người mất tích, hàng ngàn nhà sập...




Gia đình 2 người bị chết do lốc xoáy ở Quảng Sơn, H.Quảng Trạch, Quảng Bình đưa quan tài người chết đi tránh lũ - Ảnh: Trường Giang
Hà Tĩnh: 3 người mất tích

Đến chiều qua, tại 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, mưa vẫn như trút, nước từ thượng nguồn các con sông ồ ạt đổ về, nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà trong biển nước, nhiều vùng bị chia cắt hoàn toàn. Tại ba xã Sơn Bằng, Sơn Thịnh, Sơn Mai (H.Hương Sơn), hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu. Sáng sớm cùng ngày, một trận lũ quét đã quét qua thôn Thượng Kim, xã Sơn Kim 2 khiến hơn 100 hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Đến 20 giờ hôm qua, ở H.Hương Sơn có 3 người bị lũ cuốn mất tích là ông Hồ Hữu Lành (trú xóm 7, xã Sơn Diệm), anh Nguyễn Văn Oanh (18 tuổi, trú xã Sơn Kim 2) và chị Nguyễn Thị Thiện (xã Sơn Kim 1).
Tại H.Vũ Quang, Phó chủ tịch huyện Bùi Việt Hùng cho biết đến tối qua đã có 10/12 xã bị ngập, trong đó có 6 xã đã bị cô lập. Nước lũ vẫn đang lên nhanh, cơ quan chức năng đã tổ chức sơ tán hơn 500 hộ dân đến nơi an toàn. Hồ Kẻ Gỗ xả lũ cũng đẩy nhiều xã thuộc H.Cẩm Xuyên vào cảnh ngập lụt.

Quảng Bình: 4 người chết, 1 người mất tích

Trên suốt hành trình gần 100 km từ TP.Đồng Hới lên H.Tuyên Hóa, hôm qua trời vẫn còn mưa xối xả. Tại H.Quảng Trạch, các xã vùng nam bị ngập nặng, đường liên xã lên các xã như Quảng Hòa, Quảng Trung... chìm trong nước. Tại xã Cảnh Hóa, nhiều nhà dân và trường học ngập sâu. Ở các xã Văn Hóa, Châu Hóa (H.Tuyên Hóa) người dân đều phải lên ở trên trần nhà chống chọi với nước lũ, trong khi chính quyền địa phương sử dụng đò nhỏ di chuyển trong các khu dân cư để kiểm tra tình hình. Trung tâm du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (H.Bố Trạch) đã bị cô lập hoàn toàn. Xã Hưng Trạch cũng bị cô lập trong lũ. Khoảng 7 giờ ngày 16.10, hai cô giáo dạy tiểu học là Nguyễn Thị Lộc (ở xã Lộc Ninh) và Nguyễn Thị Đinh Hương (cùng 38 tuổi, ở P.Đồng Sơn, TP.Đồng Hới) bị lũ cuốn trôi tại đập tràn Thanh Bình, đến chiều cùng ngày lực lượng chức năng mới tìm được thi thể 1 người. Một trường hợp chết do nước lũ cũng được ghi nhận tại H.Quảng Ninh là bà Hoàng Thị Tý (55 tuổi, xã Quảng Sơn).
Cũng tại xã Quảng Sơn, trận lốc xoáy vào rạng sáng qua đã làm 2 người chết, đó là ông Mai Xuân Phụ và Phan Xuân Sơn (cùng ở thôn Linh Cận Sơn) và 17 người bị thương. Trận lốc xoáy cũng khiến hàng chục ngôi nhà trong thôn bị tốc mái, các gia đình lâm cảnh màn trời chiếu đất. Chiều tối qua, PV Thanh Niên đã cố gắng tiếp cận xã này trong bốn bề nước lũ. Chúng tôi không cầm lòng được trước tình cảnh những ngôi nhà bị tốc mái, trên mưa dội, dưới thì nước lũ bủa vây. Gia đình 2 người bị chết đang ở vào hoàn cảnh rất oái ăm, họ phải nhờ bà con làng xóm khiêng quan tài người thân lội nước lũ đi lên chỗ cao hơn. Các lực lượng chức năng cố gắng triển khai phương tiện để ứng cứu các vùng bị lũ cô lập, nhưng mưa rất lớn, nước lên nhanh nên gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo nhanh của cơ quan chức năng cho biết mực nước các sông đã lên báo động 3. Đã có 4 người chết, 1 người mất tích, 27 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi...

Quảng Trị: Nhiều tuyến đê kè vỡ, nhà dân ngập

Tuy không có mưa lớn nhưng do lượng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập lụt nhiều vùng của Quảng Trị. Đặc biệt, nhiều tuyến đê kè dọc bờ sông, bờ biển bị vỡ... Tại mép sông Cửa Việt, xuất hiện hàng chục điểm sạt lở kéo dài 100 m trên tuyến kè chắn sóng dọc sông Hiếu thuộc KP.4 và KP.5 (thị trấn Cửa Việt, H.Gio Linh) do bị sóng đánh tan từ sáng 15.10. Trong khi đó, tại H.Triệu Phong, lũ đã gây ngập cục bộ 5 xã Triệu Ái, Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Thành, Triệu Giang với mức độ từ 0,7 đến 1 m. Tại thôn Tân Đức (xã Triệu Thành) có khoảng hơn 20 nhà dọc sông Thạch Hãn bị ngập nước khoảng 1 m.
Thừa Thiên-Huế: Đã có 2 người thiệt mạng là anh Nguyễn Văn Hậu (37 tuổi, trú tại xã Quảng An, H.Quảng Điền) bị lật ghe và Đào Hữu Phúc (18 tuổi, trú xã Phú Hồ, H.Phú Vang) bị sẩy chân và lũ cuốn trôi. Sáng qua, bộ đội biên phòng cũng đã vớt được thi thể em Nguyễn Văn Bảo (15 tuổi, trú ở thôn xã Lộc Tiến, H.Phú Lộc) ở khu vực biển Lăng Cô, đoạn gần cửa hầm đường sắt số 4. Riêng em Nguyễn Hoài Nam (13 tuổi), cùng bị sóng cuốn trôi với Bảo khi đi câu cá ở khu vực Bãi Bàng (xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc) vào chiều 13.10, đến chiều qua vẫn chưa tìm thấy thi thể. Thừa Thiên-Huế có 669 nhà bị tốc mái, 17 nhà bị sập, cùng nhiều héc ta rau màu, cây nông nghiệp bị hư hại...

Mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về khiến hàng ngàn căn nhà ở ba huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) chìm trong biển nước.


Nhà cửa bị ngập lụt

Chiều 16.10, có mặt tại ba huyện miền núi trên, PV Thanh Niên Online chứng kiến hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu trong nước. Cùng với đó là cảnh tượng người dân chạy lũ và di chuyển nhiều trâu, bò, vật dụng… đến nơi cao hơn.
Lúc 16 giờ, tại xã Hương Minh, H.Vũ Quang, có hơn 100 căn nhà ở các thôn 3, 4 và 5 bị nước lũ ngập đến nóc; đường sá bị chia cắt hoàn toàn, người dân buộc phải dùng thuyền thúng và thuyền vỏ nhôm để di chuyển.
Bà Nguyễn Thị Túy (trú thôn 4, xã Hương Minh), cho biết lúc 7 giờ sáng 16.10 mưa lớn như trút nước và nước lũ cứ thế cuồn cuồn đổ về, nhấn chìm toàn bộ nhà cửa, cây cối chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau đó.
Tại H.Hương Sơn, lúc 18 giờ, mưa vẫn như trút nước, nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về.
Theo thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Sơn, tính đến 16 giờ 30 hôm nay, trên địa bàn huyện này đã có 4.450 nhà dân bị ngập sâu trong nước lũ và tuyến đường 8A (đi qua địa bàn huyện) đã bị chia cắt.
Hiện cơ quan chức năng Hà Tĩnh đang vận động, hỗ trợ người dân ở ba huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê di tản đến nơi an toàn để hạn chế đến mức thấp nhấp những thiệt hại của mưa lũ.
Thanh Niên Online ghi lại cảnh ngập lụt kinh hoàng tại Hà Tĩnh vào chiều 16.10.


Người dân H.Vũ Quang phải dùng thuyền và bè để di chuyển



Đưa lợn ra khỏi khu vực bị ngập lụt

Gom củi trong mưa lũ

Chất lúa lên cao để tránh lũ

Dọn dẹp nhà cửa



Xót xa cảnh nhà dân bị lũ quét 16/10/2013 20:12


Sau đây là một số hình ảnh sáng nay tại huyện Minh Hóa:





















* Chiều nay 16.10, PV Thanh Niên Online đã tiếp cận nhiều vùng bị nước lũ cô lập, chia cắt tại Quảng Bình.


Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại tại Phong Nha, xã Sơn Trạch và thôn Thanh Sen, xã Phúc Trạch của huyện Bố Trạch.


















Bão đi qua, nhiều ngôi nhà ở Đà Nẵng bị đổ sập hoàn toàn.





Cầu quay sông Hàn cũng chịu thiệt hại khi nhiều tấm sắt ốp phía dưới thành cầu bị gió bão đánh tan hoang. Ít nhất có 6 điểm bị hư hại. Nước sông Hàn vẫn đang ở mức cao.








Cây lớn bật gốc ở hầu hết các tuyến đường.








Trong khi đó, sau bão, mưa lớn cùng thủy triều lên khiến nhiều nơi ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) ngập nặng, nhiều nơi nước đã tràn vào nhà. 






Một số nơi nước ngập sâu tới bụng...


Lũ bao vây tứ phía, dân kêu cứu trên nóc nhà



Nước ngập đến nóc nhà ở Quảng Bình.











Người dân lên mái nhà kêu cứu và tránh lũ.


Do ảnh hưởng của bão 11, tại Quảng Bình, từ đêm 15 rạng sáng 16/10, có mưa to. Hiện mực nước sông Gianh đang lên nhanh, dự báo sẽ đạt đỉnh lũ lịch sử các năm 2007 và 2010. Có 2 giáo viên bị lũ cuốn ở xã hưng Trạch, Bố TRạch và 3 người bị lốc xoáy cuốn chết ở xã quảng Sơn, Quảng Trạch. Trong ảnh: Tại các tuyến đường liên thôn của xã Tiến Hóa, người dân phải dùng đò nhỏ để di chuyển (ảnh báo Quảng Bình).


Cầu treo xã Hóa Thanh (huyện Minh Hóa) bị sập (ảnh báo Quảng Bình).


Một chiếc xe ô tô mắc kẹt trong lũ (ảnh báo Quảng Bình).






Sau bão số 11, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nay lại bị chìm trong lũ.


Hàng nghìn ngôi nhà, công sở, trường học bị ngập trong nước từ 0,5 - 1,5m.





Nhiều đoạn tỉnh lộ 15 bị ngập, sạt lở nặng.


Lực lượng chức năng Quảng Bình đưa quan tài của người chết giữa dòng nước.


Các cơ quan, trường học, ngân hàng, trụ sở ở Quảng Trạch đều đã đóng cửa.


Thị trấn Ba Đồn là nơi cao nhưng nước cũng đã tràn nhiều tuyến phố. Hình ảnh trước UBND thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch.


Quảng Trạch trắng xóa trong biển nước.


Hình ảnh ở xã Quảng Phong, huyện Quảng Trạch.


Tuyến đường giữa Quảng Trạch và Bố Trạch bị chia cắt.


Nước ngập vào nửa nhà ở xã Quảng Thanh, Quảng Trạch.





Nhà dân bị cô lập.


Quốc lộ 12A ở thị trấn Ba Đồn.






Nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng bão số 11 kết hợp với không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có mưa rất to. Mưa lớn đã gây ngập lụt ở nhiều nơi. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 9h ngày 16/10 nhiều nơi trong tỉnh đã có thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tại huyện Bố Trạch, kè chống sạt lở cấp bách sông Dinh, thuộc địa phận xã Nhân Trạch mặt đường bê tông đỉnh kè sụp xuống cuốn trôi hoàn toàn 30m kè. 2 cô giáo khi đi từ xã Liên Trạch qua xã Hưng Trạch đã bị lụt cuốn trôi.
Tại huyện Quảng Ninh, gió mạnh đã làm tốc mái 17 nhà (trong đó 1 nhà tốc mái hoàn toàn), 1 người bị thương nặng. Lũ lụt đã làm 4.500 nhà nhà dân bị ngập, các tuyến đường giao thông nông thôn bị ngập từ 30-50cm.
Tại huyện Quảng Trạch, lốc xoáy đã làm 387 nhà tốc mái và sập trong đó xã Quảng Sơn 300 nhà, xã Quảng Minh 7 nhà, xã Quảng Văn trên 80 nhà. Đã có 3 người chết do lốc xoáy là anh Phan Xuân Sơn, 48 tuổi; anh Mai Xuân Thụ, 43 tuổi và bà Ty, 55 tuổi và 26 người bị thương.
Tại huyện Tuyên Hóa, có 207 nhà bị lũ quét, 3.083 nhà bị ngập; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 28ha, 2 lồng cá bị trôi.
Tại huyện Minh Hóa, cầu treo tại xã Hóa Thanh bị đứt, đường giao thông liên huyện có 4 xã không đến được trụ sở UBND gồm Tân Hóa, Minh Hóa, Hóa Sơn, Xuân Hóa. Mưa lũ đã làm ngập 1.886 nhà (có 2 nhà tại Xuân Hóa bị cuốn trôi hoàn toàn).
Đường Hồ Chí Minh (đoạn Phú Nhiêu) ngập 3m, Quốc lộ 12A (đoạn qua Đức Hóa) ngập 0,6m, thị trấn Quy Đạt ngập 1m, Quốc lộ 12A (đoạn Khe Ve) ngập 0,7m, cầu Cha Lo 3 ngập 2m, đường 15 (ngầm Bùng, ngầm Vĩnh Tuy) ngập 2m, tắc đường, đường 16 (đoạn Bang, Khe Sứt, khe Chu Kê) bị tắc đường, đường sắt đoạn qua xã Văn Hóa bị ngập, tắc; đường sắt từ ga Lệ Sơn-Đồng Lê có 3 vị trí bị sạt lở nền đường nặng, khả năng khắc phục còn lâu dài; Quốc lộ 15 đoạn Km458+400 bị sạt lở mái taluy dương khoảng 750m3. 

(theo báo Quảng Bình)

"Nhìn miền Trung, lòng ngậm ngùi,
Chợt tay gõ phím viết về miền Trung.
Thương cho số phận bần cùng,
Nào là tránh bão, nào là miếng ăn.
Ông trời ông có thấu chăng,
Miền Trung tôi đó, ôi sao chẳng lành.
Mong sao Wutip qua nhanh,
Để quê hương được an lành, ấm no." 


(Nguyễn Vạn Phúc) 

ST

                                            

Hùn phước cứu trợ đồng bào bị bão lụt tại miền Trung
...Trước tình cảnh tang thương này, Ban Từ thiện Phật giáo Nguyên thủy Thừa Thiên Huế tha thiết kêu gọi chư tôn đức Tăng Ni, chư thiện nam tín nữ Phật tử trong nước và tại hải ngoại chung sức chung lòng hùn góp tịnh tài cứu giúp đồng bào chúng ta trong cơn nguy khốn, tai trời ách nước. Chúng tôi sẽ tổ chức các đoàn cứu trợ về các địa phương tận tay trao quà cho bà con.
Phương danh chư tôn đức và quý Phật tử hùn phước sẽ được cập nhật thường xuyên trên 
website: trungtamhotong.org
Kính chúc chư tôn đức và quý Phật tử vạn sự cát tường.
Trưởng Ban Điều hành
Phật giáo Nguyên thủy Thừa Thiên Huế,
Liên hệ hùn phước:

Thượng tọa Pháp Tông
Điện thoại: 0976214876
Gởi tịnh tài hoặc chuyển khoản qua ngân hàng:
Chủ tài khoản: Nguyễn Văn Thông
Số tài khoản: 040001651252
Ngân hàng SACOMBANK chi nhánh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, tp. Huế.