1) Cần có thời gian và không gian yên tĩnh
Mỗi một khả năng sáng tạo đều thường xuyên cần có không gian yên tĩnh. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày hoặc vài ngày trong tuần . Việc này cần phải trở thành một thói quen thường xuyên của bạn.
2) Chu trình của óc sáng tạo :
Đúng như các mùa trong năm và các chu trình chuẩn bị như trồng cây, chăm sóc, chờ đợi và thu hoạch thì chu trình của sự sáng tạo cũng vậy. Không phải lúc nào chúng ta cũng ở trong giai đoạn thu hoạch mà có lúc phải trải qua những gia đoạn giống như mùa đông im lìm trôi qua mà không có gì mới xảy ra vậy. Chúng ta phải hoàn thành chu trình này thì mới có thể đi vào giai đoạn trồng cây và đợi thu hoạch.
3) Biết chọn người cố vấn, bạn bè hay những người cùng thực hiện ước mơ một cách sáng suốt:
Đừng hi vọng người nào đấy cảm thấy hạnh phúc cho những ước mơ lớn hay thành công của bạn. Nếu bạn có một người để yêu quý, một hay hai người cảm thấy vui khi bạn thành công thì hãy cho rằng mình thật may mắn! Một số người có thể tạm ngưng hay làm hoãn kế hoạch cũng như ý tưởng của bạn ngay trước khi bạn tiến hành chúng, do đó hãy lựa chọn bạn làm việc thật cẩn thận. Hãy giữ lại những người có nhiều bạn bè nhưng khi cần làm việc sáng tạo hãy chọn những ai có trí óc, hướng dẫn họ phải chân thành và dứt khoát phải có tinh thần xây dựng.
4) Đam mê công việc:
Nhiều người cảm thấy có lỗi khi họ quá đam mê công việc. Điều này có nghĩa là có một số việc sẽ không được hoàn thành. Trong một nghiên cứu về phụ nữ và óc sáng tạo, nỗi lo ngại lớn nhất của họ là sẽ đánh mất hoặc làm suy yếu các mối quan hệ. Tuy nhiên con người vẫn cần phải kết giao với nhau. Điều này có nghĩa là trò chuyện với bạn bè, những người yêu quý hay trẻ con để bạn vẫn có thể nuôi dưỡng các mối quan hệ trong quá trình này.
5) Tạo ra những ranh giới rõ ràng:
“Tôi nói không với mọi thứ“ cũng có thể có nghĩa là “tôi nói có với những gì đem lại tôi cuộc sống“. Chúng ta cần những ranh giới rõ ràng để có thời gian và năng lượng cho sự sáng tạo.
6) Làm việc với tất cả năng lực của mình:
Nếu như bạn có ý định dùng 80 % nỗ lực của mình để biến điểm yếu thành điểm mạnh thì bạn có thể nâng tỉ lệ đó thêm 20% nữa. Nhưng nếu như bạn có ý định dùng 80 % nỗ lực của mình để cải thiện một phạm vi mạnh nào đó thì bạn có thể tăng sức mạnh của mình lên từ 100 đến 400 % nữa.
7) Sự lo ngại là bạn đồng hành của tính sáng tạo:
Hãy làm bạn với sự lo ngại. Trừ khi bạn chịu được rủi ro cao và mạo hiểm trong việc tìm kiếm cái tôi cá nhân , bạn chắc chắn sẽ phải trải qua sự lo ngại khi bạn dấn thân vào một lĩnh vực xa lạ. Sẽ rất tốt để tạm dừng, xem xét vấn đề và làm chậm lại. Tuy nhiên đừng để sự lo ngại này dừng bạn lại! Hãy đối diện nỗi sợ hãi và tiếp tục. Cách duy nhất để làm giảm sự lo ngại là tiến hành làm những việc mà chúng ta lo ngại nhất. Chúng ta luôn ở trong trạng thái bị khuấy động cảm xúc cao hơn bình thường khi chúng ta thử một cái gì mới. Hãy trông mong lỗi lo sợ, đánh giá chúng như là một sự thúc đẩy để tiến lên.
8) Chấm dứt việc phê phán bản thân:
Chúng ta có thể làm cho bản thân bị thất bại trước khi chúng ta bắt đầu làm bởi những suy nghĩ liên miên mà chúng ta phải đối diện. Khi bạn thử một vấn đề gì mới, hãy luôn giữ thái độ tích cực với hoạt động của mình. Dĩ nhiên bạn có thể nâng cấp và cải thiện nó nhưng bạn không thể làm cho bản thân mình sai để làm cho những thứ khác tốt hơn.
9) Hãy vượt qua chủ nghĩa cầu toàn:
Khi bạn phải làm một điều gì một cách hoàn hảo, bạn hiếm khi thử những gì mới hơn bởi vì bạn không thể làm chúng hoàn hảo ngay từ vài lần đầu. Dĩ nhiên là hãy làm mọi việc một cách hiệu quả nhưng đừng quá cầu toàn cho đến khi nó thật sự hoàn hảo. Đến lúc nó trở nên hoàn hảo thì điều hầu như chắc chắn là nó đã lỗi thời.
10) Hãy vui chơi, hài hước và ở trong tinh thần sảng khoái:
Sáng tạo bao gồm cả sự vui chơi, hài hước và tinh thần sảng khoái. Khi bạn mất hết khái niệm về thời gian và có năng lượng vô hạn hãy làm những gì mà mình thích, bạn sẽ thấy rằng mình đã đạt được khả năng sáng tạo cao nhất.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét