Người ta nói người trẻ sống cho tương lai, người già sống cho quá khứ… Điều này thể hiện rất rõ qua cách nói của cả hai giới; người trẻ luôn luôn bắt đầu bằng câu “Mai mốt…”, người già thì luôn “Hồi đó… ”, và nếu cứ căn cứ như thế thì có lẽ tôi già và thật sự già mất rồi. Bởi đơn giản tôi cũng thường nhớ về quá khứ và cũng hay bắt đầu bằng câu “Ngày xưa… ”.
Ngày còn bé đi học tôi thường hay bị mấy đứa trong lớp vừa lớn con, vừa nhiều tuổi hơn bắt nạt, gia đình của những đứa bạn tôi thường đông anh chị em và tuổi tụi nó suýt soát nhau nên khi đi học chúng thường có anh, chị em đi cùng. Chỉ riêng tôi là đi học một mình, vì là con một, ngày nào đi học tôi cũng có đến mấy đồng để mua quà trước cổng trường vào giờ ra chơi hay tan học, và dĩ nhiên trong số tiền mua quà bánh đó thì tụi bạn đã ăn hết hơn phân nửa, thế nhưng có nhiều lúc tôi hết tiền chúng lại sẵn sàng bắt nạt tôi.Đó cũng là một trong những lý do tại sao một đứa trẻ con như tôi lại chỉ chơi với toàn là người lớn, và chỉ chơi với thanh niên vì, bạn tôi là những chú lính trẻ ở đơn vị của ba tôi, những anh chàng mà trong một bài hát ngày xưa :... vừa rồi làng có truyền tin,
nói rằng nước non đang mong
đi quân dịch là thương nòi giống…
Những người bạn lớn đó của tôi được tôi gọi bằng chú. Chú Thành, chú Danh, chú Thao, chú Lê, chú Thu, chú Thanh… Đa số họ là người miền nam và miền bắc. Những người bạn này của tôi đi quân dịch nên thường là còn độc thân, còn trẻ và họ sống luôn trong đơn vị chứ không ở bên ngoài. Lúc đó ba tôi vừa từ Nha Trang chuyển lên Pleiku, chưa kịp mua hay thuê nhà ở bên ngoài, chúng tôi phải ở trong khu gia binh của đơn vị bố tôi gần một năm, và đó cũng là lý do tôi có những người bạn này.
Tình bạn của chúng tôi cũng ngộ nghĩnh và khác xa những mối quan hệ bình thường của trẻ con với trẻ con, hay người lớn với người lớn. Đơn vị ba tôi ở gần chợ và bến xe đò Pleiku (đã hơn năm mươi năm trôi qua nhưng những hình ảnh ngày ấy vẫn còn như in trong trí tưởng của tôi). Cạnh bến xe có những kiosque bán các món giải khát, và có cả những cô gái tiếp viên ngày đó còn mặc những chiếc áo dài eo thắt chặt bằng vải nylon. Đầu tháng có lương là các chú đưa tôi ra quán và dù đã ăn cơm ở nhà rồi, tôi cũng sẵn sàng chén sạch những món ăn mà các chú gọi cho tôi.Cuối tháng hết tiền thì cả mấy chú cháu chỉ uống vài chai lemonade. Lúc đó tôi sẽ là người bạn nhỏ vô cùng hào phóng khi tặng cho các chú mấy đồng để mua thuốc lá ruby, thậm chí có hôm tôi còn xin tiền ba để thanh toán luôn tiền nước ngọt cho các chú. Có lẽ tính cách tự nhiên của tôi cũng hình thành từ đó chăng.
Lớn lên, mặc dù chỉ học trường nữ nhưng bạn bè tôi đa số là con trai, và họ vẫn những người lớn hơn tôi ít là năm bảy tuổi trở lên (dĩ nhiên tôi cũng có bạn gái học cùng lóp chứ). Khi chơi với đám bạn, nhiều khi đưa nhau đi ăn uống cả đám con trai, tôi cũng chẳng ngại ngần gì khi móc hầu bao thanh toán, lắm lúc tụi nó trách tôi làm tụi nó quê, khi đi chơi mà để con gái trả tiền. Tôi thì chẳng nghĩ ngợi gì sâu xa, chỉ đơn giản, đứa nào có thì trả thế thôi, cũng chẳng nghĩ đến những chữ như “sòng phẳng hay lợi dụng” gì trong tình bạn của mình cả.
Gia đình tôi chỉ ở tạm trong khu gia binh một thời gian ngắn, sau đó bố mẹ tôi chuyển đến ngôi nhà ở đường Nguyễn Trường Tộ, tôi còn nhớ ngôi nhà đó mang số 18, và là một ngôi nhà có hai căn liền nhau, nền ciment, cửa trước là gỗ sơn màu xanh dương, ngôi nhà có gác, và cả một căn nhà sau thật rộng với khoảng giữa có những thùng phuy chứa nước; hàng xóm của nhà tôi là cô giáo Mun (cô là người Thượng và dạy ở trường tiểu học Pleiku).
Sở dĩ tôi nói dài dòng về ngôi nhà của chúng tôi như thế để nói đến lý do tại sao tôi quen chú Thái. Ngày đó đi quân dịch chỉ có 18 tháng nên lần lượt những người bạn của tôi được xuất ngũ về quê, cũng có dặn dò nhau giữ liên lạc; nhưng hồi đó tôi mới chỉ là đứa con nít học lớp ba, lớp tư gì đó; và rồi các bạn lớn của tôi về quê làm ăn, có gia đình vợ con chắc cũng chẳng có nhớ gì tới tôi nữa. Trẻ con cũng thường hay mau quên nên cũng chỉ thoáng buồn một chút rồi thôi.
Chú Thái lại là một trường hợp khác, chú là người Quảng Ngãi, chú đang đi học thì bị đi quân dịch, chú rất hiền và chăm học, hồi đó đi lính mà chú vẫn tự học thêm, tôi còn nhớ chú có cuốn truyện Kiều dày cộm mà má tôi thỉnh thoảng mượn để bói kiều (ba tôi thương chú hiền lành nên cho chú ra nhà tôi ở chung ngôi nhà để trống phía sau để chú có chỗ học hành, năm đó hình như chú đang học lớp đệ nhị, tôi cũng không rõ vì lúc đó còn nhỏ nên chẳng để ý gì).
Chú rất hiền và ít nói, ít khi đưa tôi đi ăn uống như mấy chú Thành, Danh mà chỉ hay kể chuyện ngày xưa, hay mua sách truyện cho tôi đọc; đó là những cuốn báo tuổi hoa, cả những cuốn truyện dày cộm của Victor Hugo như Les Miserable tôi cũng đã đọc từ năm học lớp ba vì là những cuốn sách của chú. Nhờ chú mà tôi có thú mê đọc sách cho đến tận sau này.
Hồi còn nhỏ, ba là người dạy tôi học vào mỗi buổi tối, nhưng sau Tết năm tôi học lớp nhì, ba tôi phải tham dự một khóa học tận Sài Gòn nên chuyện dạy tôi học mỗi tối do chú đảm nhận. Ngày đó lính hay bị cấm trại nên chiều nào chú cũng ghé trường đón tôi đi học về, ăn cơm sớm và dạy tôi học xong để chú còn phải về đơn vị trước 8 giờ mỗi tối.
Tình cảm của tôi và chú thật thân mật và quấn quýt nhưng như thế nào thì bây giờ mỗi khi có dịp nghĩ đến tôi mới phân vân nghĩ ngợi và phân tích, còn lúc đó, một đứa trẻ con, khi được ai đó chăm sóc yêu thương thì cứ an nhiên thụ hưởng thế thôi. Tôi không có anh chị em nào khác, ba tôi đi học xa, mẹ tôi rất thương yêu con, tôi muốn gì cũng có, nhưng bà cũng có tật đánh bài nên hầu như tôi chỉ có mình chú để chia sẻ những trò chơi, những tâm sự vui buồn của trẻ con mà tôi gặp phải ở trường học.
Nhưng không phải cuộc đời lúc nào cũng êm trôi theo ý mình. Năm 1963, sau khi hoàn thành khóa học, ba tôi không trở lại Pleiku mà thuyên chuyển đến nơi khác, trước khi chuyển đến nơi mới thì tôi và má phải về Sài Gòn cùng với ba.
Có lẽ cho đến suốt đời tôi không bao giờ quên được buổi chiều hôm ấy. Sau khi đưa tôi vào trường làm thủ tục xin nghỉ học và rút hồ sơ, tôi và chú đi lang thang hết cả thành phố Pleiku, cái thành phố nhỏ xíu nhưng chưa đi đã mỏi chân đó. Hai chú cháu tôi đi mòn cả lối, có những lúc tôi mệt, chú và tôi dừng lại ở ven đường, ngồi bệt xuống vỉa hè (thời đó đường xá còn vắng vẻ, chỉ thỉnh thoảng có vài chiếc GMC của lính chạy qua).
Tôi và chú lên nhà thờ lớn, qua rạp chiếu ciné Diệp Kính, vào quán ăn kem, chú mua tặng tôi bản nhạc Nhớ Một Chiều Xuân. Tôi còn nhớ bản nhạc đó có chụp hình nữ nghệ sĩ Kim Cương cười tươi như hoa. Chú ghi tên và KBC của chú vào đó và dặn tôi khi vào Sài Gòn nhớ viết thư cho chú. Tôi nhớ mãi phút giây ấy, ánh mắt chú thật buồn và như có nước, khi chú nắm tay tôi, nói :
– Bé đừng quên chú nhé bé Thu !
Tôi, đứa trẻ con vừa bước qua tuổi thứ chín của mình thì có biết gì là nỗi buồn ly biệt, tôi chỉ ngạc nhiên hỏi chú :
- Ủa… Sao tên chú chỉ có hai chữ Nguyễn Thái vậy ?
- Ừ… Người dân quê chú nghèo lắm, nghèo đến cả chữ lót cũng không có nữa, thế nên chú mới ráng học để thoát nghèo đó, bé nhớ học cho giỏi và đừng quên chú nhé, nhớ biên thư cho chú !
Lời hứa viết thư cho chú tôi không thực hiện được vì khi vào đến Sài Gòn mấy đứa em con dì tôi thấy bài hát có hình cô Kim Cương đẹp quá nên giành nhau lấy mất. Chúng giành giựt nhau đến độ rách toang cả bản nhạc, tôi cũng là trẻ con như chúng nên chỉ biết khóc, bắt đền bản nhạc khác chứ đâu có nhớ đến địa chỉ mà chú ghi cho tôi trên bản nhạc.
Sau này tôi hối hận mãi vì đã không viết thư cho chú, mà tôi cũng khờ khi không biết hỏi ba tôi về KBC của đơn vị cũ của ba. Trẻ con mà, làm sao mà nhớ những chuyện mà chỉ người lớn, chỉ những trái tim biết “nhúc nhích” vì yêu mới nhớ thôi.
Thế nhưng đã năm mươi năm trôi qua, không bao giờ tôi nguôi nhớ về chú; nhất là mỗi độ xuân về nỗi nhớ trong tôi lại cồn cào réo gọi, và mỗi khi nhớ chú là tôi lại nhớ đến bài hát chú đã tặng tôi hôm chia tay và thế là tôi lại lẩm nhẩm hát :
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
người còn buồn còn thương còn nhớ
nắng phai rồi em ơi
Chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm
một tình thương nơi phương trời cũ
Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm
buồn tìm về tình ai đằm thắm
giờ hun hút trời mây
Gia đình tôi chỉ ở tạm trong khu gia binh một thời gian ngắn, sau đó bố mẹ tôi chuyển đến ngôi nhà ở đường Nguyễn Trường Tộ, tôi còn nhớ ngôi nhà đó mang số 18, và là một ngôi nhà có hai căn liền nhau, nền ciment, cửa trước là gỗ sơn màu xanh dương, ngôi nhà có gác, và cả một căn nhà sau thật rộng với khoảng giữa có những thùng phuy chứa nước; hàng xóm của nhà tôi là cô giáo Mun (cô là người Thượng và dạy ở trường tiểu học Pleiku).
Sở dĩ tôi nói dài dòng về ngôi nhà của chúng tôi như thế để nói đến lý do tại sao tôi quen chú Thái. Ngày đó đi quân dịch chỉ có 18 tháng nên lần lượt những người bạn của tôi được xuất ngũ về quê, cũng có dặn dò nhau giữ liên lạc; nhưng hồi đó tôi mới chỉ là đứa con nít học lớp ba, lớp tư gì đó; và rồi các bạn lớn của tôi về quê làm ăn, có gia đình vợ con chắc cũng chẳng có nhớ gì tới tôi nữa. Trẻ con cũng thường hay mau quên nên cũng chỉ thoáng buồn một chút rồi thôi.
Chú Thái lại là một trường hợp khác, chú là người Quảng Ngãi, chú đang đi học thì bị đi quân dịch, chú rất hiền và chăm học, hồi đó đi lính mà chú vẫn tự học thêm, tôi còn nhớ chú có cuốn truyện Kiều dày cộm mà má tôi thỉnh thoảng mượn để bói kiều (ba tôi thương chú hiền lành nên cho chú ra nhà tôi ở chung ngôi nhà để trống phía sau để chú có chỗ học hành, năm đó hình như chú đang học lớp đệ nhị, tôi cũng không rõ vì lúc đó còn nhỏ nên chẳng để ý gì).
Chú rất hiền và ít nói, ít khi đưa tôi đi ăn uống như mấy chú Thành, Danh mà chỉ hay kể chuyện ngày xưa, hay mua sách truyện cho tôi đọc; đó là những cuốn báo tuổi hoa, cả những cuốn truyện dày cộm của Victor Hugo như Les Miserable tôi cũng đã đọc từ năm học lớp ba vì là những cuốn sách của chú. Nhờ chú mà tôi có thú mê đọc sách cho đến tận sau này.
Hồi còn nhỏ, ba là người dạy tôi học vào mỗi buổi tối, nhưng sau Tết năm tôi học lớp nhì, ba tôi phải tham dự một khóa học tận Sài Gòn nên chuyện dạy tôi học mỗi tối do chú đảm nhận. Ngày đó lính hay bị cấm trại nên chiều nào chú cũng ghé trường đón tôi đi học về, ăn cơm sớm và dạy tôi học xong để chú còn phải về đơn vị trước 8 giờ mỗi tối.
Tình cảm của tôi và chú thật thân mật và quấn quýt nhưng như thế nào thì bây giờ mỗi khi có dịp nghĩ đến tôi mới phân vân nghĩ ngợi và phân tích, còn lúc đó, một đứa trẻ con, khi được ai đó chăm sóc yêu thương thì cứ an nhiên thụ hưởng thế thôi. Tôi không có anh chị em nào khác, ba tôi đi học xa, mẹ tôi rất thương yêu con, tôi muốn gì cũng có, nhưng bà cũng có tật đánh bài nên hầu như tôi chỉ có mình chú để chia sẻ những trò chơi, những tâm sự vui buồn của trẻ con mà tôi gặp phải ở trường học.
Nhưng không phải cuộc đời lúc nào cũng êm trôi theo ý mình. Năm 1963, sau khi hoàn thành khóa học, ba tôi không trở lại Pleiku mà thuyên chuyển đến nơi khác, trước khi chuyển đến nơi mới thì tôi và má phải về Sài Gòn cùng với ba.
Có lẽ cho đến suốt đời tôi không bao giờ quên được buổi chiều hôm ấy. Sau khi đưa tôi vào trường làm thủ tục xin nghỉ học và rút hồ sơ, tôi và chú đi lang thang hết cả thành phố Pleiku, cái thành phố nhỏ xíu nhưng chưa đi đã mỏi chân đó. Hai chú cháu tôi đi mòn cả lối, có những lúc tôi mệt, chú và tôi dừng lại ở ven đường, ngồi bệt xuống vỉa hè (thời đó đường xá còn vắng vẻ, chỉ thỉnh thoảng có vài chiếc GMC của lính chạy qua).
Tôi và chú lên nhà thờ lớn, qua rạp chiếu ciné Diệp Kính, vào quán ăn kem, chú mua tặng tôi bản nhạc Nhớ Một Chiều Xuân. Tôi còn nhớ bản nhạc đó có chụp hình nữ nghệ sĩ Kim Cương cười tươi như hoa. Chú ghi tên và KBC của chú vào đó và dặn tôi khi vào Sài Gòn nhớ viết thư cho chú. Tôi nhớ mãi phút giây ấy, ánh mắt chú thật buồn và như có nước, khi chú nắm tay tôi, nói :
– Bé đừng quên chú nhé bé Thu !
Tôi, đứa trẻ con vừa bước qua tuổi thứ chín của mình thì có biết gì là nỗi buồn ly biệt, tôi chỉ ngạc nhiên hỏi chú :
- Ủa… Sao tên chú chỉ có hai chữ Nguyễn Thái vậy ?
- Ừ… Người dân quê chú nghèo lắm, nghèo đến cả chữ lót cũng không có nữa, thế nên chú mới ráng học để thoát nghèo đó, bé nhớ học cho giỏi và đừng quên chú nhé, nhớ biên thư cho chú !
Lời hứa viết thư cho chú tôi không thực hiện được vì khi vào đến Sài Gòn mấy đứa em con dì tôi thấy bài hát có hình cô Kim Cương đẹp quá nên giành nhau lấy mất. Chúng giành giựt nhau đến độ rách toang cả bản nhạc, tôi cũng là trẻ con như chúng nên chỉ biết khóc, bắt đền bản nhạc khác chứ đâu có nhớ đến địa chỉ mà chú ghi cho tôi trên bản nhạc.
Sau này tôi hối hận mãi vì đã không viết thư cho chú, mà tôi cũng khờ khi không biết hỏi ba tôi về KBC của đơn vị cũ của ba. Trẻ con mà, làm sao mà nhớ những chuyện mà chỉ người lớn, chỉ những trái tim biết “nhúc nhích” vì yêu mới nhớ thôi.
Thế nhưng đã năm mươi năm trôi qua, không bao giờ tôi nguôi nhớ về chú; nhất là mỗi độ xuân về nỗi nhớ trong tôi lại cồn cào réo gọi, và mỗi khi nhớ chú là tôi lại nhớ đến bài hát chú đã tặng tôi hôm chia tay và thế là tôi lại lẩm nhẩm hát :
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
người còn buồn còn thương còn nhớ
nắng phai rồi em ơi
Chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm
một tình thương nơi phương trời cũ
Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm
buồn tìm về tình ai đằm thắm
giờ hun hút trời mây
Bằng đó năm, tôi bôn ba qua nhiều nơi chốn, có những nơi tôi đã trở lại nhiều lần để thăm viếng như Qui Nhơn chẳng hạn; thậm chí có những nơi không phải là quê hương nhưng tôi cũng đã có lần trở lại vì lý do nào đó, ví dụ như Malaysia để tham dự hội nghị bảo vệ sự sống, hay thậm chí cả nước Úc xa xôi tôi cũng có vài lần qua lại. Chỉ riêng Pleiku tôi chưa một lần quay lại, tôi biết chắc chắn thành phố này đã chẳng còn như xưa, có quay lại thì cũng chẳng biết tìm đâu những hình ảnh cũ. Thôi thì cứ để thành phố kỷ niệm của tôi và chú còn mãi trong ký ức một thời yêu dấu.Chú ơi, không biết bây giờ chú ở đâu, chú còn sống hay đã ra người thiên cổ, cho đến tận bây giờ cháu cũng chưa một lần quên chú, cũng chưa một lần phân tích tình cảm của chú cháu mình là như thế nào. Nhưng cho đến bây giờ cháu vẫn biết rõ một điều là cháu rất thương mến chú và cháu mong có lần nào đó được gặp lại chú.
Chú ơi, nếu chú còn đâu đó bên đời, nếu đọc được những dòng chữ này thì liên lạc với cháu nghe. Ai biết chú Thái của tôi còn sống hay đã chết xin vui lòng liên lạc với tôi nghe.
Chú ơi, hôm nay cũng là ngày Valentine, một Valentine muộn màng trong đời chú cháu mình, tự dưng cháu muốn viết cho chú câu này quá chừng, cũng không biết như vậy là có đúng không hay là cháu chỉ võ đoán, nhưng nếu chú có đọc Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai thì cháu chắc chắn ngày đó tình cảm của chú dành cho cháu không chỉ đơn thuần của một ông chú dành cho cô cháu nhỏ. Thôi thì cháu cứ viết dù là muộn màng chú nhé !
“Will you be my Valentine ?” - Chú có đồng ý không ? Cháu cũng không rõ nhưng nếu còn sống bây giờ chú cũng ở tuổi “Thất thập cổ lai hy” rồi phải không ? Thôi kệ nha “ông già”, còn thở là còn yêu mà chú, mà cháu có yêu chú với tình yêu trai gái đâu mà e sợ chứ. Nếu có thì cũng là tình già, tình muộn mất rồi phải không... My Valentine !?
Phạm Thiên Thu
Chú ơi, hôm nay cũng là ngày Valentine, một Valentine muộn màng trong đời chú cháu mình, tự dưng cháu muốn viết cho chú câu này quá chừng, cũng không biết như vậy là có đúng không hay là cháu chỉ võ đoán, nhưng nếu chú có đọc Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai thì cháu chắc chắn ngày đó tình cảm của chú dành cho cháu không chỉ đơn thuần của một ông chú dành cho cô cháu nhỏ. Thôi thì cháu cứ viết dù là muộn màng chú nhé !
“Will you be my Valentine ?” - Chú có đồng ý không ? Cháu cũng không rõ nhưng nếu còn sống bây giờ chú cũng ở tuổi “Thất thập cổ lai hy” rồi phải không ? Thôi kệ nha “ông già”, còn thở là còn yêu mà chú, mà cháu có yêu chú với tình yêu trai gái đâu mà e sợ chứ. Nếu có thì cũng là tình già, tình muộn mất rồi phải không... My Valentine !?
Phạm Thiên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét