Làm Người Khó


Ngày xưa, nhà hiền triết có một không hai phương Đông – Khổng Tử đã nói một câu chí lý. Vị nhân nan, làm người thì khó !
Lời nói này ngàn xưa cho đến bây giờ luôn luôn được coi như là một khuôn vàng thước ngọc, một định luật bất dịch trong kiếp sống con người. Đã sinh ra làm người tự nhiên vấn đề đạo đức đã khép chặt vào đời sống, con người tự dính liền vào bản ngã thiên nhiên. Vấn đề đạo đức trở thành một vấn đề tối yếu cho riêng mỗi con người. Không thể vì một lý do này hay một lý do khác con người có thể đặt cho mình một giới hạn của đạo đức, cuộc sống con người cũng không thể tách rời ra khỏi hai tiếng đơn sơ ấy. 

Đạo đức từ ngày ấy đã làm thành một cột trụ để kiến tạo cuộc đời. Chúng ta không có quyền từ chối, không chấp nhận đạo đức nữa, nó đã trở thành một khuôn thước tinh thần nếu chúng ta ngày nào còn đón nhận cuộc sống là ngày ấy còn phải chấp nhận giá trị của luân lý cổ nhân.


Giá trị của đạo đức là như thế.
Trở lại phạm vi giới hạn của cuộc đời, chúng ta có thể tự tìm lấy cho mình một hy vọng trong tương lai cũng như chính mình sẽ có thể tự đào sẵn một ngôi huyệt để hủy diệt cuộc đời nếu có hoặc không đạo đức.
Trên bình diện xử thế, đạo đức làm thành một cái gạch nối liền giữa người này và người khác, giữa gia đình này và gia đình khác cũng như làm nổi bật cá tính mỗi người trong nghệ thuật xử thế.
Đối với cá nhân, cuộc sống tinh thần của con người có làm cho người khác kính trọng hay không đều do nghệ thuật xử thế mà ra.

Một nhà hiền triết khác đã nói:
“Khôn cũng chết.
Dại cũng chết.
Duy chỉ có biết thì sống !”


Chính con người có tạo được thành công cho tương lai không là do sự hiểu biết. Đối với cuộc sống cơ năng hiện hữu với một xã hội bon chen luôn luôn lọc lừa tráo trở thì “cái biết” lại càng thêm quan trọng. Trong xã hội đã có biết bao nhiêu người khôn ngoan bản lĩnh, tài sức có thừa thế mà vẫn chết, vẫn thất bại chua cay; chỉ có những con người luôn luôn biết hướng thiện, biết thực lực của mình và ý kiến của người mà họ đã tạo được thành công. Đối với họ, sự thành công không phải là một chuyện thiên nan vạn nan mà là dễ dàng, nhưng cái dễ dàng ấy không phải ai cũng tạo được mà thực sự chỉ có ai “biết” mới thành công.
Làm bất cứ chuyện gì, con người luôn luôn suy nghĩ đắn đo. Thế nhưng! Có một điều tai hại là suy nghĩ đắn đo nhưng không phải làm như vậy là đã thành công mà vẫn luôn luôn thất bại.

Vậy làm thế nào để tránh?
Nguyên nhân nào đã giúp họ thành công?

Liều thuốc duy nhất giúp họ tránh khỏi thất bại và đem lại thành công là do nghệ thuật xử thế ...

...VÀ 
Thực tại của cuộc đời là đáng nói và ghi nhận. ..


Trích "Tinh hoa xử thế" - Lâm Ngữ Đường
Theo hanhphucgiadinh.vn


                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét