Bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng"

Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Đức Chúa trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.

 
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus đã hiện ra trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 vị môn đệ, chỉ còn có Judas, người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình… Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và nhiều tội ác tày trời khác…
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống gương mặt, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas !
Được sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác : "Các ngươi đem hắn đi đi !"
Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci, khóc nức lên : "Ôi, ngài Da Vinci ! Hãy nhìn con ! Ngài không nhận ra con ư ?"
Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp : "Không ! ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma". Tên tử tù kêu lên : "Ngài Vinci… Hãy nhìn kỹ tôi ! Tôi chính là người mà bảy năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Jesus…"
Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jesus, chỉ sau hơn 2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình…

A real example of the story as it has been circulated:

The story of the painting, The Last Supper, is extremely interesting and instructive. The two incidents connected with it afford a most convincing lesson on the effects of right thinking or wrong thinking in the life of a boy or girl, or of a man or a woman.
The Last Supper was painted by Leonardo Da Vinci, a noted Italian artist; and the time engaged for its completion was seven years.
The figures representing the twelve Apostles and Christ himself were painted from living persons. The life-model for the painting of the figure of Jesus was chosen first.
When it was decided that Da Vinci would paint this great picture, hundreds and hundreds of young men were carefully viewed in an endeavor to find a face and personality exhibiting innocence and beauty, free from the scars and signs of dissipation caused by sin.
Finally, after weeks of laborious searching, a young man nineteen years of age was selected as a model for the portrayal of Christ. For six months, Da Vinci worked on the production of this leading character of his famous painting.
During the next six years, Da Vinci continued his labors on this sublime work of art. One by one fitting persons were chosen to represent each of the eleven Apostles; space being left for the painting of the figure representing Judas Iscariot as the final task of this masterpiece. This was the Apostle, you remember, who betrayed his Lord for thirty pieces of silver, worth in our present day, currency of $16.96.
For weeks, Da Vinci searched for a man with a hard callous face, with a countenance marked by scars of avarice, deceit, hypocrisy, and crime; a face that would delineate a character who would betray his best friend.
After many discouraging experiences in searching for the type of person required to represent Judas, word came to Da Vinci that a man whose appearance fully met his requirements had been found in a dungeon in Rome, sentenced to die for a life of crime and murder.
Da Vinci made the trip to Rome at once, and this man was brought out from his imprisonment in the dungeon and led out into the light of the sun. There Da Vinci saw before him a dark, swarthy man; his long, shaggy and unkempt hair sprawled over his face, which betrayed a character of viciousness and complete ruin. At last, the famous painter had found the person he wanted to represent the character of Judas in his painting.
By special permission from the king, this prisoner was carried to Milan where the picture was being painted; and for months he sat before Da Vinci at appointed hours each day as the gifted artist diligently continued his task of transmitting to his painting this base character in the picture representing the traitor and betrayer of our savior. As he finished his last stroke, he turned to the guards and said, "I have finished. You may take the prisoner away."
As the guards were leading their prisoner away, he suddenly broke loose from their control and rushed up to Da Vinci, crying as he did so, "O, Da Vinci, look at me! Do you not know who I am?"
Da Vinci, with the trained eyes of a great character student, carefully scrutinized the man upon whose face he had constantly gazed for six months and replied, "No, I have never seen you in my life until you were brought before me out of the dungeon in Rome."
Then, lifting his eyes toward heaven, the prisoner said, "Oh, God, have I fallen so low?" Then turning his face to the painter he cried, "Leonardo Da Vinci! Look at me again for I am the same man you painted just seven years ago as the figure of Christ."
This is the true story of the painting of The Last Supper that teaches so strongly the lesson of the effects of right or wrong thinking on the life of an individual. Here was a young man whose character was so pure, unspoiled by the sins of the world that he presented a countenance of innocence and beauty fit to be used for the painting of a representation of Christ. But within seven years, following the thoughts of sin and a life of crime, he was changed into a perfect picture of the most traitorous character ever known in the history of the world.


Sưu tầm