1. “Bố/mẹ rất tự hào về con!”
Nhà tâm lý học Carl Pickhardt giải thích rằng câu nói tưởng chừng như rất bình thường này lại không được khuyến khích vì nó khiến trẻ cảm thấy áp lực hơn với trách nhiệm của bản thân.
Vì thế, thay vào đó, khi con đạt thành tích tốt hay làm tốt một việc gì đó thì bố mẹ nên nói: “Chúc mừng con”.
2. “Con giỏi quá!”
Cho trẻ thấy sự ghi nhận những nỗ lực của con là một điều rất tốt. Nhưng thay vì chỉ nói một câu khen ngợi chung chung như “Con giỏi quá”, thì bố mẹ nên khen ngợi trẻ cụ thể hơn, khen ngợi cách mà trẻ đã đạt được những thành tích đó.
Ví dụ, khi con đạt điểm cao, thì cách khen ngợi con thích hợp sẽ là: “Ôi, con được điểm cao rồi này, chắc hẳn con đã học rất chăm chỉ”. Những câu nói như thế này sẽ khuyến khích con làm việc chăm chỉ là làm tốt hơn.
Khen con cũng cần lưu ý khen cho đúng cách để con không bị áp lực.
3. “Con phải làm gương cho em chứ!”
Bố mẹ đừng bao giờ nên so sánh con với anh chị hay con người khác vì nó sẽ chỉ tạo ra sự ghen tị và ganh ghét ở trẻ. Thay vào đó, hãy nói những câu mang tính khích lệ và động viên hơn như: “Em con ngưỡng mộ con lắm, con thật là một tấm gương tốt”.
4. “Chờ bố/mẹ về thì con biết tay”
Lúc con hư, bố mẹ không nên nói như thế, vì điều đó có nghĩa là bạn đang trì hoãn việc phạt lỗi của con. Hãy giải quyết vấn đề ngay lập tức để có thể cảnh cáo và răn đe con: “Con sẽ bị cấm túc một tuần vì nói hỗn”.
5. “Bố/mẹ sẽ không bao giờ tha lỗi cho con”
Câu nói như thế này sẽ thực sự làm tổn thương con bạn. Khi bạn tức giận khi con làm điều gì đó sai, bạn sẽ rất dễ nói ra những câu như thế nhưng hãy nhớ rằng, cách tốt nhất là hãy hít một hơi thật sâu, lấy lại bình tĩnh trước khi nói. Và câu nói thích hợp nhất vào những lúc này sẽ là: “Con đã làm một việc rất tai hại nhưng bố mẹ sẽ cố bỏ qua việc này”.
Nếu con phạm lỗi thì hãy chờ đến lúc bình tĩnh thay vì nói những lời làm tổn thương con.
6. “Bố mẹ xấu hổ vì con”
Nhà tâm lý học Pickhardt cho biết câu nói này sẽ “khiến cho trẻ cảm thấy như mình là một nỗi hổ thẹn của cả gia đình”. Vì thế, tốt hơn bố mẹ nên thay bằng câu: “Mặc dù bố mẹ không vui chút nào vì việc con đã làm, nhưng chúng ta vẫn yêu con”.
7. “Có gì mà con phải sợ vậy, đừng lo lắng lung tung”
Khi con bạn sợ hãi một điều gì đó, bố mẹ không nên gạt phăng những nỗi sợ đó mà nên trấn an con. Nhà tâm lý học Newman khuyên bố mẹ tốt nhất “nên giải thích cho con rằng bố mẹ sẽ làm tất cả để giữ cho con được an toàn”. Và trong trường hợp này, hãy nói: “Bố mẹ luôn ở bên cạnh con và chúng ta sẽ cùng lập một kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp nhé”.
8. “Vướng tay quá, thôi để bố/mẹ làm cho”
Nói như thế này chắc chắn sẽ khiến con bạn nhụt chí và ngại thử làm những việc mới trong tương lai. Hãy bỏ ngay kiểu nói này và thay bằng câu: “Hãy thực hiện cùng nhau nào”.
9. “Việc gì mà phải khóc, nín đi”
Việc khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc chứ không phải là dồn nén và giữ kín trong lòng là vô cùng quan trọng. Hãy giúp trẻ nhận ra và hiểu được những cảm xúc khác nhau và đối mặt với chúng một cách trung thực và thật dũng cảm. Hãy thay bằng câu: “Bố/Mẹ biết con buồn vì... Con cứ khóc đi”.
Bố mẹ nên dạy con biết bộc lộ cảm xúc thay vì dồn nén.
10. “Mới tí tuổi đầu mà con đã tò mò mấy cái thứ này rồi”
Con sinh ra là câu hỏi mà hầu hết bố mẹ nào cũng canh cánh lo sợ con sẽ hỏi mình nhưng không may thay bố mẹ sẽ không tránh nó được mãi đâu. Thay vì bịa ra một thứ gì đó để giải thích cho con hay hứa rằng sẽ giải thích khi con lớn hơn thì bố mẹ hãy can đảm trả lời thành thật với con nhưng hãy nhớ trả lời làm sao cho phù hợp với lứa tuổi của con.
11. “Nếu con ăn hết bát này thì sẽ được thưởng...”
Bánh kẹo hay những phần thưởng luôn là cách hiệu quả để “dụ” con ăn ngoan. Nhưng bố mẹ nên nhớ rằng không nên khiến trẻ có thói quen chỉ ăn khi có điều kiện hay trao đổi. Ví dụ, khi bạn luôn ra điều kiện rằng nếu trẻ ăn ngoan thì mới được ăn tráng miệng, điều đó sẽ mang đến cho trẻ một thông điệp xấu rằng những loại thức ăn khác đều không tốt bằng những món tráng miệng.
Thay vào đó, hãy nói: "Con phải ăn cơm để cao lớn và sức khỏe. Ăn bánh tráng miệng sau bữa ăn sẽ tốt cho con hơn".
12. “Con mà không dọn phòng thì ăn đòn đấy”
Cũng giống như câu trên, nói như vậy chỉ mang lại cho trẻ suy nghĩ chỉ làm một việc gì đó khi có điều kiện, và đây là kiểu suy nghĩ vô cùng tai hại. Hãy tránh dùng những câu hay từ ngữ mang tính dọa nạt, mà hãy khiến lời nói của mình mang tính tích cực: “Khi dọn sạch phòng con có thể đi chơi”.
Thay vì dọa nạt, ngay cả khi muốn phạt con, bố mẹ cũng nên dùng những lời nói mang tính tích cực.
13. “Bố/mẹ rất thất vọng về con”
Con bạn đạt kết quả không được tốt trong một kì thi? Nhà tâm lý học Pickhardt cho rằng dù bố mẹ có cảm thấy thất vọng thì cũng không nên nói thẳng thừng ra như vậy vì nó chỉ khiến con bạn cảm thấy bản thân thật kém cỏi và đã đánh mất đi sự yêu thương và tin tưởng của bố mẹ. Vì thế, trong trường hợp này, bố mẹ nên thay bằng câu: “Bố/mẹ cũng rất bất ngờ và thật không mong điều này xảy ra tí nào”.
14. “Đi nào, nhanh lên!”
Bác sĩ Kersey tin rằng bạn nên cho con bạn thời gian để có thể làm theo lời bạn, thay vì cứ liên tục giục giã con. Bố mẹ nên nói: “Đến giờ đi rồi. Con cần một hay hai phút nữa nào?”.
15. “Bố/mẹ nói thế nào thì con làm theo thế ấy đi”
Đây có lẽ là câu nói cực kì phổ biến mà chắc chắn hầu hết bố mẹ nào cũng dùng. Nhưng không may là đó lại là câu bô mẹ nên tránh vì nó thì nghe có vẻ rất quyền lực nhưng ngược lại, nó chỉ khiến con bạn không muốn nghe lời. Lý do đơn giản là vì bạn đã không đưa ra được lí do mà chỉ đơn thuần bắt con nghe theo lời mình, và như vậy tất nhiên là không hề thuyết phục đối với trẻ. Vì thế, trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa ra lý do cụ thể, giải thích cho con hiểu tường tận tại sao phải nghe lời.
Theo http://afamily.vn
3. “Con phải làm gương cho em chứ!”
Bố mẹ đừng bao giờ nên so sánh con với anh chị hay con người khác vì nó sẽ chỉ tạo ra sự ghen tị và ganh ghét ở trẻ. Thay vào đó, hãy nói những câu mang tính khích lệ và động viên hơn như: “Em con ngưỡng mộ con lắm, con thật là một tấm gương tốt”.
4. “Chờ bố/mẹ về thì con biết tay”
Lúc con hư, bố mẹ không nên nói như thế, vì điều đó có nghĩa là bạn đang trì hoãn việc phạt lỗi của con. Hãy giải quyết vấn đề ngay lập tức để có thể cảnh cáo và răn đe con: “Con sẽ bị cấm túc một tuần vì nói hỗn”.
5. “Bố/mẹ sẽ không bao giờ tha lỗi cho con”
Câu nói như thế này sẽ thực sự làm tổn thương con bạn. Khi bạn tức giận khi con làm điều gì đó sai, bạn sẽ rất dễ nói ra những câu như thế nhưng hãy nhớ rằng, cách tốt nhất là hãy hít một hơi thật sâu, lấy lại bình tĩnh trước khi nói. Và câu nói thích hợp nhất vào những lúc này sẽ là: “Con đã làm một việc rất tai hại nhưng bố mẹ sẽ cố bỏ qua việc này”.
Nếu con phạm lỗi thì hãy chờ đến lúc bình tĩnh thay vì nói những lời làm tổn thương con.
6. “Bố mẹ xấu hổ vì con”
Nhà tâm lý học Pickhardt cho biết câu nói này sẽ “khiến cho trẻ cảm thấy như mình là một nỗi hổ thẹn của cả gia đình”. Vì thế, tốt hơn bố mẹ nên thay bằng câu: “Mặc dù bố mẹ không vui chút nào vì việc con đã làm, nhưng chúng ta vẫn yêu con”.
7. “Có gì mà con phải sợ vậy, đừng lo lắng lung tung”
Khi con bạn sợ hãi một điều gì đó, bố mẹ không nên gạt phăng những nỗi sợ đó mà nên trấn an con. Nhà tâm lý học Newman khuyên bố mẹ tốt nhất “nên giải thích cho con rằng bố mẹ sẽ làm tất cả để giữ cho con được an toàn”. Và trong trường hợp này, hãy nói: “Bố mẹ luôn ở bên cạnh con và chúng ta sẽ cùng lập một kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp nhé”.
8. “Vướng tay quá, thôi để bố/mẹ làm cho”
Nói như thế này chắc chắn sẽ khiến con bạn nhụt chí và ngại thử làm những việc mới trong tương lai. Hãy bỏ ngay kiểu nói này và thay bằng câu: “Hãy thực hiện cùng nhau nào”.
9. “Việc gì mà phải khóc, nín đi”
Việc khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc chứ không phải là dồn nén và giữ kín trong lòng là vô cùng quan trọng. Hãy giúp trẻ nhận ra và hiểu được những cảm xúc khác nhau và đối mặt với chúng một cách trung thực và thật dũng cảm. Hãy thay bằng câu: “Bố/Mẹ biết con buồn vì... Con cứ khóc đi”.
Bố mẹ nên dạy con biết bộc lộ cảm xúc thay vì dồn nén.
10. “Mới tí tuổi đầu mà con đã tò mò mấy cái thứ này rồi”
Con sinh ra là câu hỏi mà hầu hết bố mẹ nào cũng canh cánh lo sợ con sẽ hỏi mình nhưng không may thay bố mẹ sẽ không tránh nó được mãi đâu. Thay vì bịa ra một thứ gì đó để giải thích cho con hay hứa rằng sẽ giải thích khi con lớn hơn thì bố mẹ hãy can đảm trả lời thành thật với con nhưng hãy nhớ trả lời làm sao cho phù hợp với lứa tuổi của con.
11. “Nếu con ăn hết bát này thì sẽ được thưởng...”
Bánh kẹo hay những phần thưởng luôn là cách hiệu quả để “dụ” con ăn ngoan. Nhưng bố mẹ nên nhớ rằng không nên khiến trẻ có thói quen chỉ ăn khi có điều kiện hay trao đổi. Ví dụ, khi bạn luôn ra điều kiện rằng nếu trẻ ăn ngoan thì mới được ăn tráng miệng, điều đó sẽ mang đến cho trẻ một thông điệp xấu rằng những loại thức ăn khác đều không tốt bằng những món tráng miệng.
Thay vào đó, hãy nói: "Con phải ăn cơm để cao lớn và sức khỏe. Ăn bánh tráng miệng sau bữa ăn sẽ tốt cho con hơn".
12. “Con mà không dọn phòng thì ăn đòn đấy”
Cũng giống như câu trên, nói như vậy chỉ mang lại cho trẻ suy nghĩ chỉ làm một việc gì đó khi có điều kiện, và đây là kiểu suy nghĩ vô cùng tai hại. Hãy tránh dùng những câu hay từ ngữ mang tính dọa nạt, mà hãy khiến lời nói của mình mang tính tích cực: “Khi dọn sạch phòng con có thể đi chơi”.
Thay vì dọa nạt, ngay cả khi muốn phạt con, bố mẹ cũng nên dùng những lời nói mang tính tích cực.
13. “Bố/mẹ rất thất vọng về con”
Con bạn đạt kết quả không được tốt trong một kì thi? Nhà tâm lý học Pickhardt cho rằng dù bố mẹ có cảm thấy thất vọng thì cũng không nên nói thẳng thừng ra như vậy vì nó chỉ khiến con bạn cảm thấy bản thân thật kém cỏi và đã đánh mất đi sự yêu thương và tin tưởng của bố mẹ. Vì thế, trong trường hợp này, bố mẹ nên thay bằng câu: “Bố/mẹ cũng rất bất ngờ và thật không mong điều này xảy ra tí nào”.
14. “Đi nào, nhanh lên!”
Bác sĩ Kersey tin rằng bạn nên cho con bạn thời gian để có thể làm theo lời bạn, thay vì cứ liên tục giục giã con. Bố mẹ nên nói: “Đến giờ đi rồi. Con cần một hay hai phút nữa nào?”.
15. “Bố/mẹ nói thế nào thì con làm theo thế ấy đi”
Đây có lẽ là câu nói cực kì phổ biến mà chắc chắn hầu hết bố mẹ nào cũng dùng. Nhưng không may là đó lại là câu bô mẹ nên tránh vì nó thì nghe có vẻ rất quyền lực nhưng ngược lại, nó chỉ khiến con bạn không muốn nghe lời. Lý do đơn giản là vì bạn đã không đưa ra được lí do mà chỉ đơn thuần bắt con nghe theo lời mình, và như vậy tất nhiên là không hề thuyết phục đối với trẻ. Vì thế, trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa ra lý do cụ thể, giải thích cho con hiểu tường tận tại sao phải nghe lời.
Theo http://afamily.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét