Thống khổ nguyên từ ích kỷ, trí tuệ đến từ thiện tâm

“Trong đời người, mỗi một phần thoải mái và tự tại, sau lưng đều có người khác trả giá, ngàn vạn lần đừng cho rằng mọi điều mình có đều là đương nhiên, lúc chúng ta hưởng thụ cuộc sống, nhất định phải biết cảm ơn.”
Những lời này có thể nói là những lời khuyên khó quên nhất mà tôi đã nhận được từ một người bạn nhiều năm trước, nó khiến tôi ngày càng trở nên thân thiện, tỉnh táo và trí tuệ, giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, cách dạy con cũng càng trở nên như ý.



Từ đó về sau tôi thoát khỏi sự ích kỷ, thoát khỏi vô tận phiền não do suy nghĩ lấy mình làm trung tâm gây ra, khi tôi học cách đứng trên góc độ của người khác mà suy nghĩ vấn đề, làm việc cân nhắc đến cảm thụ của người khác, cảm ơn điều người khác đã trả giá vì tôi, tôi đã rất nhanh tìm được phương pháp xử lý thích đáng mỗi khi mâu thuẫn nảy sinh. Khi một người trở nên lương thiện, sẽ tự nhiên mà đạt được trí huệ. Nếu mọi chuyện đều xoay quanh chính mình, dùng mình làm điểm xuất phát để cân nhắc vấn đề, sẽ khắp nơi gây chuyện, liên tiếp tạo ra mâu thuẫn, khiến bản thân hãm sâu trong đó mà không nhìn tới ánh sáng và hy vọng, bởi vì ích kỷ sẽ sinh ra oán hận, oán hận là khởi đầu cho sự ngu muội, phiền não và thống khổ cũng sẽ theo cùng chừng nào người đó còn sống.
Xã hội ngày nay cường điệu cá nhân, mọi người đều không ý thức được loại quan niệm ích kỷ này sẽ mang đến hậu quả gì, còn tôi thì đã từng trải nghiệm hậu quả quá lớn từ nó, thế nên vợ chồng đã từng lâm vào một lần nguy cơ. Bất quá những chuyện này đã vô cùng xa xôi, tôi sẽ bắt đầu từ một câu chuyện cãi nhau của mấy đứa nhỏ trong gia đình tôi từ một năm trước.
Con gái lớn của tôi đã là một học sinh trung học, học tập rất xuất sắc, thi cử thường thường đều đứng nhất, nhưng vô cùng kiêu ngạo, bị ảnh hưởng từ xã hội cường điệu cá nhân, suy nghĩ cũng trở nên vô cùng ích kỷ, không hiểu được phải quan tâm đến cảm nhận của người khác, thái độ nói chuyện gần đây là một bộ dạng chướng mắt cao ngạo, về đến nhà là cười nhạo hai em, hoặc dùng giọng điệu chán ghét để dạy dỗ bọn chúng, giống như tất cả mọi người vốn phải nhường nó, coi nó là trung tâm vậy. Gần đây lại đàn ghi ta tốt hơn, nên mỗi ngày đi học về, lại càng lớn tiếng luyện hát tập đàn, không coi ai ra gì, căn bản mặc kệ em trai em gái đang xem TV, còn chê cười xem TV rất nhàm chán, cuối cùng không kiên nhẫn trách mắng âm thanh TV quá lớn, ảnh hưởng nó luyện tập, còn vô cùng tức giận nữa. Thật ra trên lầu vốn có phòng của nó, vậy mà hết lần này đến lần khác cứ muốn tập ở phòng khách.
Tôi vô cùng hiểu rõ nếu nó cứ tiếp tục không nhận ra vấn đề của mình như vậy, nếu đối với bất cứ chuyện gì đều không vừa lòng, cũng không hiểu được những gì mình đang có đều là cha mẹ và hai em nhẫn chịu và hy sinh, cứ nghĩ rằng những chuyện đó đều là đương nhiên, không có chút bận tâm cảm ơn; nếu cứ tiếp tục như vậy, cho dù nó có tốt nghiệp đại học danh tiếng, cũng sẽ không biết cảm thông với người khác, sẽ gặp phải trắc trở khắp mọi nơi, hôn nhân của nó rồi cũng sẽ không cách nào tưởng tượng được. Nhìn bộ dáng của nó, thật giống bóng dáng của tôi ngày xưa, căn bản không hiểu được rằng nếu không biết được tầm quan trọng của thiện tâm, thì dù đầu óc có thông minh và nhiều tri thức, cũng sẽ không có được cuộc sống thành công và hạnh phúc.
Vì vậy, sau khi đợi nó nguôi giận, tôi từ tốn nói cho nó biết: Con người là bình đẳng, từng sinh mệnh đều đáng ngưỡng mộ, có lẽ con cho rằng việc của con là quan trọng, nhưng với em trai em gái con mà nói, xem TV là việc rất trọng yếu, nếu đứng ở góc độ của em con, thì chính con đang quấy rầy bọn nó xem TV, âm thanh đều không nghe được nữa, nhưng bọn chúng không ai trách cứ con, thật ra đều là đang nhường còn đó! Mẹ cũng đọc sách ở đây, cũng đều không nói gì con, con hãy nghĩ lại xem, không phải mọi người đang nhường nhịn con đó sao? Nếu con cảm thấy cần chỗ an tĩnh hơn, con có thể về phòng của mình! Vì sao cứ luôn nghĩ rằng người khác phải hy sinh cho con? Con có thể lớn tiếng luyện đàn tập hát ở đây, chính là vì hai em con có lòng nhường nhịn, con chẳng những không nên la rầy chúng nó, mà còn phải cảm ơn chúng nó! Sở thích của người khác con cảm thấy nhàm chán, nhưng nếu người khác cũng nhàm chán, cũng không hứng thú với sở thích của con, cười nhạo con, con sẽ dễ chịu sao? Làm người sao có thể không để ý đến cảm nhận của người khác? Con phải học được cách suy nghĩ vấn đề dựa trên góc độ của người khác. Không nên luôn oán hận và bất mãn. Nghe xong, nó lộ mặt xấu hổ.
Có một lần, bởi vì em trai hứa đáp ứng một việc, nên nó đã bắt em trai 11 tuổi đạp xe đạp đi mua mấy thứ đồ dùng, ý là muốn em trai phải giữ chữ tín, lúc ấy tôi thấy nó đang quá nghiêm khắc với mọi người, tôi nhắc nhở nó cần phải cân nhắc đến khả năng và an toàn của em, nó trả lời chuyện đã hứa thì phải làm, tôi biết rõ chỉ nói suông là không có tác dụng, cũng muốn dạy con trai đạo lý không thể dễ dàng hứa hẹn, cũng thông cảm con gái lớn mong được mẹ đối xử công bình, cũng không muốn nó hiểu lầm tôi thiên vị em trai, vì vậy, tôi giữ thái độ quan sát đối với chuyện này. Kết quả, quả nhiên em trai vì quá khẩn trương mua mấy thứ đó mà khóc lóc về nhà, tôi an ủi nó, nhắc chuyện này về sau để mẹ làm, con còn quá nhỏ, khả năng chưa đủ, nhưng lần này mẹ không làm thay con, là vì để con nhớ kỹ giáo huấn, về sau trước khi đáp ứng người khác thì phải xem xét năng lực của mình, nếu không một khi đã nhận lời mà không làm được, sẽ hai đầu khó xử, không làm thì thất tín, làm không tốt thì sai.
Không lâu sau, con gái ghét cây đàn ghi-ta hiện tại vì luyện không như ý, muốn cái mới, nhưng cây đàn này lúc trước nó hứa với ba sẽ luyện nửa năm trở lên, ba mới đáp ứng lấy đàn từ nhà cô bên Trung Quốc về Nhật Bản, nếu không giữ lời hứa, sẽ không tốt, nên rất đau khổ, nó hỏi có thể dùng tiền tiết kiệm của nó để mua được hay không. Tôi nói, chuyện này rất đơn giản, mẹ thông cảm lý do con muốn cây đàn mới, cũng sẽ không phản đối con mua cây đàn phù hợp với mình, nhưng vấn đề không phải dùng đồng tiền nào để mua, mà là ở chỗ con không thực hiện lời hứa của mình, cảm thấy đau khổ, vậy con xem lần này như một lần giáo huấn, về sau cẩn thận đối đãi, bây giờ, biện pháp tốt nhất là xin lỗi ba con, thừa nhận mình sai, để ba tha thứ cho con, hãy cảm ơn ba đã vất vả mang về nhà cho con, nhất định phải nhớ cảm ơn ba, sau đó xin ba tha lỗi vì con đã không giữ lời hứa. Mẹ nghĩ ba sẽ tha thứ cho con. Việc con gây ra nhất định phải tự giải quyết mới được.
Vì vậy tôi hỏi nó, lúc này con đã hiểu vì sao mẹ khuyên con không nên quá nghiêm khắc với em trai con rồi chứ? Dù là ai cũng có lúc cần được tha thứ, làm người, không thể quá nghiêm khắc với người khác. Lúc này, nó mới hiểu lời tôi.
Từ đó về sau, thái độ của nó thay đổi. Còn tôi, sỡ dĩ tôi biết dạy con như vậy, chính là vì quan niệm của tôi đã thay đổi, không nhìn vấn đề ở góc độ của mình, mà đứng từ góc độ của bọn nhóc, những kinh nghiệm như vậy rất nhiều; ngày xưa, mối quan hệ của vợ chồng tôi không tốt, cũng là vì tôi không biết cảm ơn chồng đã kiếm tiền nuôi gia đình, nghĩ rằng chuyện đó là đương nhiên, sau khi quan niệm thay đổi, từ nội tâm tôi không còn cho rằng mọi điều tôi có đều là đáng phải có nữa, cũng thường chân thành cảm ơn và thỏa lòng, tình cảm vợ chồng từ đó lại tốt hơn, tự nhiên, vợ chồng, con cái, hàng xóm thậm chí công việc đều càng thuận buồm xuôi gió, thiện tâm thật sự sẽ mang đến cho người trí tuệ và hạnh phúc vậy.
Tôi thấu hiểu rằng, người xưa Trung Quốc giảng Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, vì sao phải đặt Nhân Nghĩa ở hàng đầu, vì nếu người không có thiện tâm, không có nghĩa khí, sẽ không có trí tuệ sâu dày. Còn nếu chỉ coi trọng chữ Tín, mà không có Nhân Nghĩa, thậm chí có khi sẽ hết lòng tuân thủ lý niệm sai lầm mà làm ra sự tình hại người, trợ Trụ vi Ngược. Cho nên, làm người đầu tiên cần phải có Nhân Nghĩa làm cơ sở vậy!

Tác giả: Lưu Như, sound of the hope

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét