...Cuộc sống như thế nào lại là điều Chế Lan Viên luôn nghĩ suy để tìm câu trả lời đúng nhất. Đối với ông, thu thập vốn sống mới chỉ là bước khởi đầu, bởi sáng tạo thơ không phải là sự sao chép một cách thụ động những gì trông thấy, nghe thấy, mà là một quá trình lao tâm khổ trí, là sự nghiền ngẫm về hiện thực, là ấp ủ nung nấu sáng tạo lại vốn sống, vốn thực tiễn để tạo nên chất thơ tinh lọc, đẹp đẽ bởi trí tuệ, tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Đó là thứ “muối thơ” kết tinh từ đại dương bao la của hiện thực.
Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.
Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
-Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Mỗi giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài mai rừng cam xứ Bắc
Ngọt mật đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.
(Ong và mật)
-Dù ong phải bay ngàn cánh bay mới giọt mật
Hay tằm giam mình tại chỗ nhả ra tơ,
Trong sáng tạo chúng ở hai đầu cực
Nào con nào đã được nhởn nhơ.
(Thơ bình phương - Đời lập phương)
Như vậy hiện thực cuộc sống chính là cội nguồn, bầu sữa mẹ nuôi dưỡng mọi hồn thơ chân chính. Song, đến cuộc sống như thế nào lại là điều Chế Lan Viên luôn nghĩ suy để tìm câu trả lời đúng nhất. Đối với ông, thu thập vốn sống mới chỉ là bước khởi đầu, bởi sáng tạo thơ không phải là sự sao chép một cách thụ động những gì trông thấy, nghe thấy, mà là một quá trình lao tâm khổ trí, là sự nghiền ngẫm về hiện thực, là ấp ủ nung nấu sáng tạo lại vốn sống, vốn thực tiễn để tạo nên chất thơ tinh lọc, đẹp đẽ bởi trí tuệ, tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Đó là thứ “muối thơ” kết tinh từ đại dương bao la của hiện thực.
Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.
(Nghĩ về thơ)
Hiện thực cuộc đời phải biến thành câu chữ, hình ảnh, âm điệu trên mỗi trang thơ và từ đấy sức mạnh, sức nặng của sự sáng tạo nghệ thuật mà nhà thơ tác động trở lại với cuộc đời, và tô điểm thêm cho bao sắc đẹp của sự sống.
Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy.
Lặng vào đời rồi lại ngoi lên.
(Nghĩ về đời, nghĩ về thơ, nghĩ ...)
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Loài ma hiện một lần
Ðiêu tàn (1937) vừa xuất hiện đã gây chấn động.
“Mây chắp lụa dài vây núi biếc
Sương xây mồ bạc giấu trăng vàng
Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy
Mà để sao sa xuống cõi trần?
Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ
Tiếng khua vang rạn khắp đầu ta?
Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh
Như tiếng xương người rên rỉ khô
Mơ rồi! Mơ rồi! Ta mơ rồi!
Xạc xào chỉ có lá vàng rơi
Quanh mình bóng tối mênh mang cả
Thấp thoáng đôi hồi lửa đóm soi”. (Mơ Trăng)
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.
-Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Mỗi giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài mai rừng cam xứ Bắc
Ngọt mật đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.
(Ong và mật)
-Dù ong phải bay ngàn cánh bay mới giọt mật
Hay tằm giam mình tại chỗ nhả ra tơ,
Trong sáng tạo chúng ở hai đầu cực
Nào con nào đã được nhởn nhơ.
(Thơ bình phương - Đời lập phương)
Như vậy hiện thực cuộc sống chính là cội nguồn, bầu sữa mẹ nuôi dưỡng mọi hồn thơ chân chính. Song, đến cuộc sống như thế nào lại là điều Chế Lan Viên luôn nghĩ suy để tìm câu trả lời đúng nhất. Đối với ông, thu thập vốn sống mới chỉ là bước khởi đầu, bởi sáng tạo thơ không phải là sự sao chép một cách thụ động những gì trông thấy, nghe thấy, mà là một quá trình lao tâm khổ trí, là sự nghiền ngẫm về hiện thực, là ấp ủ nung nấu sáng tạo lại vốn sống, vốn thực tiễn để tạo nên chất thơ tinh lọc, đẹp đẽ bởi trí tuệ, tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Đó là thứ “muối thơ” kết tinh từ đại dương bao la của hiện thực.
Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.
(Nghĩ về thơ)
Hiện thực cuộc đời phải biến thành câu chữ, hình ảnh, âm điệu trên mỗi trang thơ và từ đấy sức mạnh, sức nặng của sự sáng tạo nghệ thuật mà nhà thơ tác động trở lại với cuộc đời, và tô điểm thêm cho bao sắc đẹp của sự sống.
Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy.
Lặng vào đời rồi lại ngoi lên.
(Nghĩ về đời, nghĩ về thơ, nghĩ ...)
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Ðiêu tàn (1937) vừa xuất hiện đã gây chấn động.
“Mây chắp lụa dài vây núi biếc
Sương xây mồ bạc giấu trăng vàng
Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy
Mà để sao sa xuống cõi trần?
Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ
Tiếng khua vang rạn khắp đầu ta?
Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh
Như tiếng xương người rên rỉ khô
Mơ rồi! Mơ rồi! Ta mơ rồi!
Xạc xào chỉ có lá vàng rơi
Quanh mình bóng tối mênh mang cả
Thấp thoáng đôi hồi lửa đóm soi”. (Mơ Trăng)
Chế Lan Viên còn say mê tôn giáo: “Mở đầu tôi yêu Chúa. Rồi tôi yêu Phật.”(4)
Nhưng nhà thơ trẻ không yêu Chúa như một con chiên ngoan đạo hay yêu Phật như một Phật tử thuần thành, mà ưa chất vấn:
“Ðã triệu đời qua, Chúa còn soi bóng
Narcisse muôn năm, trên lòng giếng rộng
Ðáy Hư Vô, Người ngửa mặt trông trời
Ta là ai? Người thấy đó là ai?”
hoặc đòi “cho xem”:
“Rất nhiệm màu, ôi Ðấng Cả Mâu Ni!
Xin từng thác từng nguồn mau rộng mở
Lòng thương cao xuống lòng con đau khổ
Dầu chỉ trong một phút, hãy cho xem
Trời Tây phương thất bảo chói trang nghiêm.” (1938)
Yêu Chúa, yêu Phật, nhưng đồng thời nhà thơ cũng bộc lộ thắc mắc… vô thần:
“Lòng hỏi lòng: Ta rơi xuống cõi đời
Từ cầu nào? Từ thời nào trong vũ trụ?” (1937)
Thơ triết mà bay mùi khoa học!
Dĩ nhiên chẳng đấng nào chịu hồi âm:
“Trời thăm thẳm! Lời van không tiếng đáp!” (1937)
Trong cô đơn, hoang mang, Chế Lan Viên tiếp tục pha trộn Ðông, Tây, cổ, kim cách độc đáo:
“Nếp áo tiền thân vừa hút mắt
Tiếng gà lai kiếp cách ngàn sao.” (1937-46)
Siêu hình bị hữu hình lấn
Ðúng lúc nhà thơ đang vật vã với đủ thứ “thân” thì Kháng Chiến bùng nổ làm tan biến mọi trăn trở hư vô, đưa thơ trở xuống ngay Ở Ðây – Bây Giờ.
Suốt hơn bốn mươi năm kế tiếp, thơ Chế Lan Viên xông pha trong cõi hữu hình, say sưa bênh vực, cổ vũ những lý tưởng hết sức cụ thể.
Họa hoằn, thơ mới nghe bay chút mùi hương cũ:
“Ta là ai? như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.” (1955-60)
Nhưng thắc mắc tâm linh bây giờ yếu ớt lắm, bị dùng làm bàn đạp để thi sĩ bước qua loại thắc mắc khác, thuộc hẳn vào nhân thế.
Từ 1945, Chế Lan Viên bắt thơ tham gia vô số công tác khẩn trương thời chinh chiến, khi làm chiến sĩ, khi làm vợ chiến sĩ, khi làm mẹ chiến sĩ, khi làm đạn pháo, tên lửa (!) v.v. Bận rộn việc công thế, nhưng thơ vẫn có thời gian để diễn thêm đủ thứ cảm nghĩ “tư”, ngoại trừ thứ cảm nghĩ từng lồ lộ trong thơ một thời…
Siêu hình kín đáo trở về
“Chùa nghèo tượng Phật đất
(…)
Mặt Phật chỉ mơ hồ
Cũng lần chuỗi, bắt quyết
Cũng vàng son sơn thếp
Nở nụ cười hư vô
(…)
Hương chùa chưa ai thắp
Hương lúa đã lan tràn
Phật ngồi trong vô thức
Ðộng trong từng thớ đất
Nhớ ngoài kia cỏ non
Nhớ ngoài kia trái chín
(…)
Ngồi trong phi-thời-gian
Hoa sen cười nửa miệng
Nhớ xuân đi hè đến
Ðời có tiếng ve ran.” (1977-84)
Chút nắng xao đầu gió…
Dường như chỉ đến vài năm cuối, Chế Lan Viên mới hoàn toàn thoải mái trở lại với ám ảnh đầu đời. Nhưng đến thời điểm này, suy tưởng siêu hình của nhà thơ chẳng những đã vắng hẳn bóng ma bóng tháp mà còn vắng cả bất cứ bóng dáng thiêng liêng nào.
Nó hoặc phảng phất “mùi cổ điển” Á Ðông:
“Tôi thu dọn đời mình như người sắp về quê cũ
(…) từ đêm đặc đêm đen
(…)
Giờ về đêm đen.” (1988)
hoặc thoang thoảng hương khoa học (lại cái hương khoa học):
“Anh hồi sinh với buồng trứng mới và
chòm nhau mới,
Em giã gạo, anh bay theo hình chim Lạc,
Mặt trời đến hát bên dòng sông Phù Sa
không mấy khác,
Cũng lại cái trống đồng ấy thôi,
chỉ khác có Thiên hà.” (1987)
“Trút hết tạp âm của vũ trụ đi, chỉ còn
một dây bản ngã của anh thôi
Cái đàn bầu ấy chẳng bao giờ có được
Dù một dây – chả bao giờ là một,
Khi có Người đàn thì đàn đã song đôi.
Bản ngã anh chứa những tạp âm rạn vỡ của sao trời,
Chứa những âm âm u u vũ trụ
Bản ngã anh, anh chỉ tìm ra, hiểu rõ
Khi chạm số phận mình cùng một vì sao lạ đổi ngôi.”
hoặc bí ẩn:
“Gió thổi lá sen hồ lật lại phía bên kia
Phía ấy gọi anh về
Về đâu chưa biết nữa
Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió
Ở trong hồn ai đó ném thia lia.” (1988)
Nổi bật nhất, là cái ý “trở về”.
Khi thì thi sĩ dõng dạc:
“Và khi nhìn trời xanh, con yêu,
ấy chính cha rồi!” (1988)
Khi khác trở giọng ngậm ngùi:
“Cái không đáng khóc bây giờ,
ta sẽ khóc mai sau
Mai sau… mai sau khi chẳng còn ta nữa
Một chút nắng xao ở đầu ngọn gió
Là ta đấy mà, ai có biết đâu?
Họ chỉ ngỡ là mùa xuân trong vườn của họ
Có biết đâu đấy là người xưa về trong gió
còn đau.” (1987)
Chút nắng không vô tư ấy, gặp hoàn cảnh thích hợp, như khi gặp “một người (…) trong thế kỷ mai sau”, một người biết “thương người xưa, rưng giọt lệ”, thì
“Nghe tình thương bỗng lại sinh thành
Trong khoảnh khắc – lại là tôi – khoảnh khắc
Nhớ lại câu thơ mình của mình quên tắp
Nhớ lại cuộc đời đã ở trần gian
Một cuộc đời thôi mà biết mấy đa đoan
Liền sợ hãi, lại biến mình ra hạt bụi
Và lần này là không còn gì cứu nổi
Tan thành hư không. Và mong nó
cũng quên mình.” (1987-1988)
Nhớ hồi Xuân Diệu mất, Chế Lan Viên làm bài thơ Xe Tang Qua Nhà, có câu:
“Diệu nằm ở trong thơ chớ đâu ở di hài!”.
Ðừng tìm ở di hài, cũng không cần chờ “một chút nắng xao ở đầu ngọn gió”: các nhà thơ xuất sắc khi mất đi nằm lại ngay trong thơ giá trị của mình.
Chế Lan Viên đã “trót” làm nhiều nhiều thơ khó “tan thành hư không”, trong đó có thứ thơ chứa hư không vừa bàn đến trong bài này. Thi sĩ “mong (trần gian) cũng quên mình”, nhưng quên làm sao được khi “Viên” vẫn đang nằm sờ sờ trong những vần kia!
Ngoài bút danh Chế Lan Viên ( được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, Sài Gòn, thọ 69 tuổi.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, Sài Gòn, thọ 69 tuổi.
(Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét