Rắn 7 đầu trong thời Đức Phật; nay xuất hiện tại India???- Câu chuyện Rắn trong nhà Thiền

Ảnh: From: nguyennguyen

 Rắn 7 đầu trong thời Đức Phật; nay xuất hiện tại India???
 
Theo truyền thuyết lịch sử thì trong thời gian Đức Phật thành đạo, vào tuần lễ thứ tư trời đổ mưa với dòng nước chảy xiết. "Rắn thần Naga (chỉ rắn hổ mang to, nọc rất độc) đã bò ra khỏi nơi trú ẩn và cuộn tròn bảy vòng, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước chảy xiết, đồng thời dùng bảy đầu của mình làm thành một táng rộng che đỡ mưa cho Ngài..." 



Câu chuyện Rắn trong nhà Thiền



Tượng Phật được rắn Naga bảo vệ - Ảnh: Bảo Toàn

1. Trong nhà thiền có câu chuyện rắn độc. Chuyện kể rằng một thuở nọ, Đức Phật cùng đệ tử Anan trên đường đi giáo hóa, khất thực thì gặp một túi đựng tiền, vàng rất nhiều.
Thầy trò Đức Phật đến xem và nói “rắn độc” rồi thong dong đi những bước nhẹ nhàng. Người nông dân gần đó lấy làm lạ đã tới xem rắn độc là rắn gì và ngỡ ngàng phát hiện số tiền, vàng quá lớn, ông mừng rỡ lấy số tài sản “từ trên trời rơi xuống” ấy về và phất lên. Chẳng bao lâu, triều đình điều tra ra số tiền vàng ấy bị mất cắp và ông nông dân mang họa.
Kể vắn tắt, đại ý câu chuyện ấy và trộm nghĩ về tiền tài, vật chất ngụ trong hai chữ “rắn độc” mà Đức Phật nói chính là khả năng gây nguy hiểm, dẫn tới thân hoại mạng chung, tù tội, đánh mất đạo đức, lương tâm của những ai dây dưa với nó bằng cái tâm không biết đủ, không biết dừng.
Thông qua câu chuyện nhà thiền về tiền - rắn độc để nhận diện một điều là đồng tiền đó có khả năng “phập” vào nhân cách con người và làm tâm hồn họ nhiễm độc, chết ngắt nếu người đó lơ là, không cẩn trọng, không biết dưỡng nuôi tâm “ít muốn biết đủ”, hay nói cách khác là tham lam vô độ. Nếu ai biết sử dụng đồng tiền như một phương tiện cho cuộc sống, tất yếu thì dùng, và dùng vào việc thiện thì “rắn độc” ấy cũng sẽ có tác dụng chữa lành những vết thương trên thân thể và trong tâm hồn, truyền đi được thông điệp sống “chỉ có tình thương để lại đời”, lau chùi bớt những mảng đen, vệt tối giữa cuộc đời.
2. Thời vua Lương Võ Đế bên Trung Hoa. Vua có một hoàng hậu tên là Hy Thị và vô cùng yêu quý bà, nhưng bà thì không hài lòng, muốn nhiều hơn nữa tình thương, sự sủng ái của vua nên không ngừng tỏ ra ganh ghét, đố kỵ, tâm tánh hẹp hòi, tham lam. Khi mạng chung, bà bị đọa thành loài mãng xà và về cung xin nhà vua thương xót cứu giúp.
Lúc đó, Chí Công hòa thượng được quần thần tiến cử lo việc này và ngài đã cùng với các vị cao tăng thời bấy giờ soạn ra bộ Lương hoàng sám và lập đàn tràng thành tâm sám hối cho hoàng hậu Hy Thị. Bằng tâm thành kính của vua và sự thanh tịnh của chư tăng đạo cao đức trọng, ngay khi đàn tràng đang diễn ra thì Hy Thị hiện ra báo tin rằng đã được sanh lên cõi Trời (theo quan niệm nhà Phật, cõi ta bà gồm có sáu đường luân hồi sinh tử là Trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục).
Câu chuyện sám hối của nhà vua thông qua Lương hoàng sám được xem là duyên khởi của sám này, còn lưu truyền đến nay và được giới phật tử Việt Nam rất tín cẩn thực hành. Tuy nhiên, ở đây không nói nhiều về kinh điển mà muốn ngụ ý về tâm lượng con người.
Khi hạt giống ganh ghét, đố kỵ, hãm hại nhau có mặt trong tâm càng nhiều, và ta không ngừng tưới tẩm cho nó nảy mầm thì trong ý, trong miệng và nơi thân ta sẽ “phun” ra những suy nghĩ, lời nói và hành động độc ác, xấu xí, thâm hiểm. Khi đó không ai dám gần, ai cũng sợ sệt, kinh khiếp, lánh xa. Triết lý “nhất thiết duy tâm tạo” (mọi cái đều do tâm sinh) nên với tâm như vậy, ngay khi ta là người thì người khác cũng không dám thân cận.
Và nhân quả sẽ hiển bày trong vòng luân hồi sinh tử, đó chính là thác sanh làm rắn độc với thân hình to lớn, chứa nọc độc có thể cắn chết người, do vậy ai cũng tránh xa hoặc ai thấy cũng muốn giết loài ấy. Câu chuyện này cũng là bài học giáo dục sâu sắc để mỗi người rèn tâm, đừng để tâm mình trở nên đen đúa, chỉ chứa toàn “độc dược” với những ý nghĩ, lời nói, hành động hại người. Bởi tâm như thế là tâm của loài rắn, đáng sợ, sẽ là nhân cho quả xa lánh của mọi người, mọi loài.
3. Tuy nhiên, đối với những bậc thánh, có lòng từ bi và trí tuệ xuất thế gian thì loài rắn cũng quy phục, yểm trợ. Đó là câu chuyện lịch sử của Phật giáo, khi Đức Phật tọa thiền trong bảy ngày tu đầu dưới cội bồ đề thì một cơn mưa lớn với dòng nước chảy xiết. Rắn thần Naga (chỉ rắn hổ mang to, nọc rất độc) đã bò ra khỏi nơi trú ẩn và cuộn tròn bảy vòng, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước chảy xiết, đồng thời dùng bảy đầu của mình làm thành một táng rộng che đỡ mưa cho Ngài.
Hình tượng này có nhiều ở các chùa, nhất là chùa Nam tông Khmer với các tượng thờ trong khuôn viên.
Khi lòng từ và năng lượng thương yêu, hiểu biết của bậc thánh đủ dung chứa mọi loài rồi thì mọi loài sẽ quy phục dù bản chất là hung dữ, độc ác. “Lấy đức phục chúng” chính là ở chỗ này, bởi ta chỉ cần mở lòng ra, kiên nhẫn sống với tình thương vô điều kiện thì ta sẽ cải thiện, làm những người xấu ác khởi lòng thiện, biết làm lành. Ngay cả loài rắn độc Naga còn biết quy phục, làm việc lành như chuyện kể thì chẳng lẽ con người lại không thể giáo dục, cải thiện, hướng thượng?

Đình Long (Theo Tuổi Trẻ)





























Tấm hình này là email chúng tôi nhận được, xin được chia sẻ ...
Subject: Fwd: rắn 7 đầu trong thời đức Phật; nay xuất hiện tại India (???)
From: nguyennguyen
Date: Wed, 19 Jun 2013 20:31:50 -0400


***
Sau đây chúng tôi xin lượt trích câu trả lời của Giáo Sư Huỳnh Chiếu Đẳng:
... Đây là con rắn do loài vịt sinh ra, con vịt nầy không có trong thực tế mà có trong đầu những kẻ “tinh nghịch” hay trong đầu một vài kẻ “muốn bẻ cong cho người ta tin vào một cái gì đó”. Tôi ghét nhóm sau nầy. 
Làm gì chỉ có  7 dầu, con rắn nầy có trên 10 cái đầu, xin xem hình bên dưới.

Và đây là chuyện cũ xì, lập lại hoài, đây là email tôi nhận được mới đây:
 CATBUI2011@yahoogroupes.fr; DHVKSG; Dien Dan Dan Toc
Subject: [CATBUI2011] Phát hiện rắn 5 đầu ở Ấn Độ



Năm đầu nhằm nhò gì, có những con rắn nhiều đầu hơn, như ...con rắn trong hình sau nầy:









Kết luận: Nếu bạn còn tin những con rắn nhiều đầu thì quả bạn đã nhiễn dòng máu vịt quá nặng