Cô giáo gốc Việt trở thành người hùng ở Oklahoma

Khi những đứa trẻ sống sót được đưa ra khỏi một trường tiểu học ở Moore bị lốc xoáy đánh sập, câu chuyện về cô giáo gốc Việt dũng cảm Jennifer Doan, người lấy thân mình che chắn cho hai học trò trong đống đổ nát, bắt đầu lan truyền rộng khắp thành phố Oklahoma.
Một ngày sau khi lốc xoáy tàn phá nhiều ngôi nhà và cướp đi sinh mạng hàng chục người ở thị trấn Moore, Oklahoma, các nhân viên cứu hộ tìm thấy một phụ nữ trong đống đổ nát ở Trường tiểu học Plaza Towers, một trong những trường học bị phá hủy đầu tiên bởi cơn lốc xoáy hung hãn. Sau đó họ càng bất ngờ khi phát hiện thêm hai học sinh sống sót nhờ vòng tay che chở của cô giáo trên.

Cười: Cám ơn



PHẬT ĐẢN và HOA SALA




Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Cuối cùng, Ngài nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

CHIÊM BAO VÀ Ý NGHĨA LIÊN QUAN

“Đời chỉ là một giấc mộng”

Một trong vấn đề bí ẩn của nhân loại chưa được giải đáp của nhân loại là chiêm bao và ý nghĩa của nó. Từ thời thượng cổ, con người đã cố gắng phân tích và tiên đoán những giấc mộng cũng như giải thích chúng theo nghĩa tâm lý học; nhưng cho đến gần đây, với một vài thành công ở mức độ nhất định, người ta vẫn chưa tìm ra giải đáp thỏa đáng cho vấn đề khúc mắc “chiêm bao là gì?”.

Lễ hội đèn Lồng mừng Phật đản sinh 2013


Trong dịp lễ Phật Đản tại Hàn Quốc, có một ngôi chùa mà khách thập phương trong nước, cũng như ngoài nước không thể nào không đến thăm. Đó là chùa Samgwangsa với lễ hội đèn lồng mửng Phật Đản bắt đầu vào ngày mồng 5 và kết thúc vào ngày 17 tháng 5 năm 2013.
Để chào mừng ngày Đức Thích Ca đản sanh, hàng ngàn chiếc đèn lồng màu sắc rực rỡ được xâu thành chuỗi, đan lên nhau giăng trên khắp chùa ờ thành phố Busan. Những chiếc đèn lồng này tượng trưng cho lễ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời với nhiều hình dạng của hoa sen và là một trong những họa tiết được công nhận là của văn hóa Phật giáo Hàn Quốc.

TỈNH THỨC DƯỚI CÁI NHÌN CỦA KHOA THẦN KINH HỌC


Mới đây, Daniel Gilbert (tác giả quyển sách tuyệt vời có tựa là “Stumbling on Happiness”) và Matthew Killingsworth, học trò của ông, đã đưa ra một nghiên cứu khẳng định điều mà tất cả chúng ta vẫn hoài nghi, rằng về mặt tâm thần, hầu hết chúng ta đã làm lãng phí phần lớn thời gian của đời người.
Hóa ra là có tới gần phân nửa thời gian, chính xác là 46,9%, người ta làm cái việc được gọi là “suy nghĩ vẩn vơ”. Họ không chú ý đến cuộc sống bên ngoài hay công việc đang làm, mà họ lại tìm hiểu chính những suy nghĩ của mình. Tiếc thay, việc nghiên cứu trên 2.250 người cho thấy đa phần các hoạt động này không làm cho con người cảm thấy hạnh phúc.

Giàu

Giàu chắc là phải sướng, nhiều người ước mơ - nếu không ngày Tết người ta đã chẳng chúc nhau được sang giàu, làm ăn phát tài tiền vô như nước. Thế lực của người giàu thường rất mạnh, chuyện anh nhà giàu đứt tay được chú ý hơn chuyện người ăn mày bị đổ ruột là lẽ thường. Thế nhưng giữa giàu và nghèo chưa chắc đâu là hạnh phúc, nghèo sinh bệnh, giàu lại sinh tật, cái nào cũng có cái khổ. Làm sao để giàu, có bao nhiêu thì được kể là giàu? Trong chuyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã viết “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao” (ngày nay có lẽ nên sửa lại là “cho... lương cao mới được phần lương cao”!) Mình nên quan niệm về cái giàu như thế nào, cũng như sẽ hành động như thế nào để “được phần thanh cao”? Mời bạn cùng tôi đọc vài trang giấy, nhớ lại một chút về các chuyện người giàu, biết đâu mua vui cũng được “vài trống canh”!

Thư Pháp Việt Nam - Triển lãm Thư Pháp

Thư pháp, nói nôm na và dễ hiểu thì nó là nghệ thuật của các con chữ.
Vào khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước, nhà thơ Đông Hồ đã viết những bài thơ luật Đường bằng bút lông, nét chữ đều đặn, chân phương, xương kính, nhưng chưa được gọi là thư pháp vì thiếu nghệ thuật của các con chữ.
Tiếp đến là nhà văn Nhất Linh và nhà thơ Vũ Hoàng Chương; các vị đã viết thơ với nét chữ tung lượn, phóng khoáng, có nghệ thuật, nhưng lại sử dụng bút sắt nên cũng chưa được gọi là thư pháp.
Sau đó không bao lâu, nhà thơ Trụ Vũ ở Sài Gòn sử dụng bút lông để viết thơ, đối, liễn... với nét chữ có hồn, có khí, có thần. Nhưng do chữ khó đọc (phải đoán) nên chỉ giới hạn trong nhà chùa và một số thân hữu, chưa tạo được một hiện tượng như là “hiệu ứng nghệ thuật” cho thư pháp Việt.

Những cánh đồng tỉnh thức

Người ta thường nói về việc “sống một mình trong thiên nhiên”. Điều này rất lạ lẫm với tôi. Tôi đang nhớ lại một ngày hè đặc biệt, dạo tôi lên 9, tôi chẳng làm gì ngoài việc nằm trên một cánh đồng ở miền Nam Ontario đăm đăm nhìn vào bầu trời xanh thẳm. Lúc đó, tôi là bạn của một con ngài có màu vàng đen, một con ong đang bận bịu, ba con quạ đang đậu trên một cây đu sắp chết, một đàn kiến, một con chuột túi đang lăn một viên đất không phải bằng đầu của nó ra khỏi hang, vài con ong bắp cày giận dữ ùa ra rồi lại biến mất và một đàn chim bay thành hàng thẳng. Còn vô số các sinh vật khác tôi không nhìn thấy nhưng tôi có thể cảm thấy được: cây cỏ, dây leo và tất cả những đời sống thực vật khác. Ánh mặt trời rực rỡ sưởi ấm tôi như một vòng tay ôm ấp.

Ngọc tiền thân

Con chim én bay về phía mùa Xuân, bay suốt ngày, tối đến dừng cánh nghỉ dưới một mái rơm, giữa đồng hoang. Nó ríu mắt, toan ngủ, bỗng thấy một con vật gì xấu xí lần mò đến bên cạnh. Én sợ, vỗ cánh bay, nhưng con vật kia đã giữ chân nó lại, ôn tồn nhỏ nhẹ, dỗ dành:
- Đừng sợ, cô bé, ta đã đợi cô ba đã đêm rồi. Ta là cú đây, dáng ta xấu xí, nhưng lòng ta không xấu. Cô bé chịu khó ở với ta chốc lát thôi, nghe ta kể câu chuyện thần tiên này, rồi sau đó ta sẽ để cô ngủ yên.
Én vẫn chưa hết sợ khi nhìn bộ mặt quái dị kia, nhưng giọng nói chân thành, cảm động của cú làm nó vững tâm hơn. Cú bắt đầu kể:
-Trong một tiền kiếp xa xăm, ta là một công chúa dung nhan diễm lệ, trong như ngọc, sáng như trăng. Giữa tuổi mười tám, một hôm đang hái hoa trong vườn, cô gái bị gai chích vào tay, máu hồng thấm mấy giọt vào tà áo trắng tinh. Cô gái nằm xuống cỏ nhắm mắt ngủ một giấc ngàn thu, tà áo trắng hoá thành cánh hạc bay thẳng lên mây, mấy giọt máu đào biến thành đôi chân hồng thắm.

Tặng người quét chùa trên núi Túy Vân



Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.

Những mẫu truyện suy ngẫm trong đời sống


Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.