Điểm danh những ngôi chùa mọi người đi cầu may năm mới / Năm ngôi chùa cực thiêng ở Sài Gòn - Cầu được ước thấy

Điểm danh những ngôi chùa mọi người đi cầu may năm mới
Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ngày đầu năm mới là đi chùa. Vào chùa ai cũng có cảm giác bình yên đến là thường. Ai cũng nghĩ đến việc thiện và những điều tốt lành nhất.
Trong những ngày đầu năm mới, nhiều người thường đi lễ chùa để cầu mong cho gia đình được bình an, sung túc. Nét đẹp văn hóa ấy như một mảnh ghép không thể thiếu, giúp màu sắc và hương vị Tết Việt thêm tròn đầy.


Chùa Hương (Hà Nội)

Mỗi dịp xuân về, hàng triệu phật tử cùng các bậc tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch.


Chùa Hương có phong cảnh hữu tình. (Ảnh: Internet)

Hành hương đến vùng đất này trong những ngày đầu năm, du khách sẽ được lênh đênh trên dòng suối Yến thơ mộng, ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp với sắc xuân ngập tràn trong từng tán cây, ngọn cỏ. Giây phút ấy, tâm trí của bạn sẽ được gột rửa và trở nên thư thái lạ thường.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng là bởi tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.

Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ (xã Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi hàng ngàn người hành hương về trong dịp năm mới để xin lộc rơi lộc vãi.


Người dân đi lễ đền Bà Chúa Kho. (Ảnh: Internet)

Người dân quan niệm, “đầu năm đến vay Bà, cuối năm trả nợ” sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi. Tùy theo mức độ “vay vốn” nhiều hay ít mà người đi sẽ sắp lễ to hay nhỏ. Lượng người kéo đến đây luôn đông nghẹt nên tình trạng tắc nghẽn cũng thường xuyên xảy ra.
Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần. Ngôi đền hiện tại nằm trên mảnh đất của kho lương thực ngày xưa và do người dân lập nên.

Đền Trần (Nam Định)


Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng. Nhiều người tin rằng, có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.


Lễ hội đền Trần là một nét đẹp văn hóa.

Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu.
Năm nay, để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy cướp lộc, UBND TP Nam Định đã quyết định chuẩn bị đủ số ấn và bắt đầu phát cho du khách từ lúc 5h ngày 15 tháng Giêng (tức ngày 02/03 DL).
Theo đó, lễ hội đền Trần sẽ được bắt đầu từ ngày 26-2 đến hết ngày 3-3 (tức ngày 11 đến 16 tháng Giêng) với rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo như rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, tế cá, múa lân, biểu diễn võ thuật...

Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)


Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi linh thiêng có tiếng thờ bà chúa Thượng Ngàn. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.


Đền Bắc Lệ là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng nhất tại miền Bắc.

Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Trải qua bao tháng năm lịch sử, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng, linh thiêng và gần gũi.
Người đi đền chùa đầu năm không chỉ để thắp hương, dâng lễ tạ mà còn được đắm mình trong khung cảnh hoang sơ của miền sơn cước.

Yên Tử (Quảng Ninh)

Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.


Dòng người đông đúc đi chùa Yên Tử. (Ảnh: Internet)

Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.

************************
Năm ngôi chùa cực thiêng ở Sài Gòn- Cầu được ước thấy

Đi lễ chùa là dịp để lòng ta hướng thiện. Dù bạn có trăm ngàn nỗi lo lắng, bận lòng. Nhưng khi bước chân vào cửa chù là lòng ta thấy thanh thản. Có 5 ngôi chùa này nổi tiếng lắm, nhớ ghé thăm mọi người nhé!

1. 
Chùa Bửu Long

Tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long, với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.



2. Chùa Phổ Quang

Là ngôi chùa lớn lâu đời nổi tiếng ở quận Tân Bình, ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.Có lẽ vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.



3. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.




4. Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Cho đến nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật thất.



5. Chùa Pháp Hoa





Vietbf @ sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét