Bạn thuộc nhóm người nghiện cà phê? Hẳn nhiên bạn không phải "của hiếm". Nhưng chắc chắn bạn còn nhiều điều chưa biết về món đồ uống "tủ" của mình.
1. Vì sao cà phê gây nghiện?
Đầu tiên với mỗi 225 ml cà phê, bạn sẽ tiêu thụ khoảng 135 mg caffeine. Nhưng nếu bạn mua cà phê từ các chuỗi cửa hàng như Starbucks chẳng hạn, thì với 340 ml cà phê bạn lại đang sử dụng “hẳn” 202,5 mg caffeine đấy.
Bảo sao chẳng nghiện đồ “sang chảnh”!
2. Sáng sớm không hề là thời gian thích hợp cho một tách cà phê đâu.
Cà phê không phải là sự lựa chọn của cơ thể khi mức độ cortisol (một loại hormone stress) trong cơ thể của bạn đã nhiều. Đó là bởi vì cortisol có liên quan đến sự tỉnh táo, và khoảnh khắc đầu tiên thức dậy là lúc hormone này đạt chỉ số rất cao. Vì vậy, có thể bạn không cần cà phê ngay sau đó (mặc dù có vẻ bạn rất muốn vậy).
3. Thời điểm thích hợp cho cà phê sáng là từ 9:30 đến 11:30
Mức cortisol của hầu hết mọi người đạt đỉnh cao từ 8 đến 9 giờ sáng , sau đó một lần nữa vào giữa trưa và các thời điểm 1:00, 5:30 , 6:30. Vậy nên thời gian thích hợp nhất đón nhận lượng “gây nghiện” đầu tiên phải là 9:30 đến 11:30 rồi.
4. Ngụm cà phê đầu tiên sẽ rất “phê”
Khi bạn uống ngụm cà phê đầu tiên, sẽ mất khoảng 5 phút cho sự chống chếnh. Vậy nên trong khoảng thời gian đó cố gắng đừng “đổ rạp” vào ai đó bên cạnh nhé.
5. Đầu tiên, cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo và bớt mệt mỏi…
Caffeine có cấu tạo tương tự như một hóa chất gọi là adenosine trong não của bạn. Adenosine thường liên kết với các thụ thể nhất định, gây buồn ngủ và làm chậm tế bào thần kinh .
Nhưng sau khi bạn uống cà phê, cà phê liên kết với các thụ thể thay thế. Caffeine không gây buồn ngủ, do đó giúp bạn chống lại cảm giác mệt mỏi và tỉnh táo hơn.
6. Cà phê cũng giúp bạn làm tốt các các công việc đòi hỏi sức chịu đựng
Đó là lý do tại sao một số vận động viên marathon yêu thích caffeine! Hẳn nhiên vậy thôi.
7. Nhưng đó là trong trường hợp sử dụng cà phê ở mức vừa phải…
Còn nếu bạn uống cà phê thường xuyên suốt cả ngày. Sau đó, theo thời gian, bộ não của bạn sẽ thích nghi bằng cách tạo ra các thụ thể adenosine nhiều hơn làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Đây là lý do tại sao bạn cần nhiều hơn và nhiều hơn nữa cà phê để đạt được sự tỉnh táo.
Khi bạn đã quá lâu không được uống cà phê, bạn sẽ nhận được các triệu chứng cai, như đau đầu khủng khiếp. Tìm hiểu việc sử dụng caffeine thậm chí còn được nghiên cứu cho phương pháp chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ.
8. Trong trường hợp này, thêm nhiều hơn nữa caffeine sẽ giúp bạn “trở lại” trạng thái ban đầu
Thì cũng giống con nghiện thiếu thuốc thôi mà! Nói vui vậy thôi nhưng điều này được nghiên cứu và công bố trên tạp chí uy tín Neuropharmacology đàng hoàng đấy.
9. Cà phê “ngấm” nhất vào thời gian 30 phút sau khi uống
Bạn sẽ chóng mặt chứ? Ồ, tất nhiên là vậy rồi.
10. Nhưng phải mất từ 4 đến 6 giờ cho một nửa liều caffeine được chia nhỏ trong cơ thể của bạn.
Vì vậy, nếu bạn uống một cốc 200 mg cà phê lúc 10 giờ sáng, 100 mg vẫn có thể có trong cơ thể của bạn lúc 4 giờ chiều.
Nếu bạn uống cà phê chiều, 3:00 chẳng hạn, thì…
11. Đó thực sự là tin rất xấu nếu bạn rất cần ngủ.
Quá nhiều caffeine trong cơ thể của bạn trước khi đi ngủ có nghĩa là bạn mất nhiều thời gian để có được giấc ngủ, và bạn cũng không thể ngủ sâu cũng như có nhiều thời gian ngủ.
12. Và vào ngày hôm sau, thiếu ngủ sẽ làm cho bạn mệt mỏi thậm chí nhiều hơn nữa.
Nếu vấn đề này kéo dài cả tuần lễ? Hãy lo sợ sếp của bạn đi là vừa đấy.
13. Tất nhiên, có một giải pháp cho điều đó. Chỉ cần uống ít cà phê hơn.
Hoặc không uống nữa? Nghiện rồi thì dứt làm sao??
14. Cà phê có thể giết chết bạn?
Ồ có đấy, nhưng là khi bạn uống cùng lúc nhiều hơn 37 ly cà phê 225 ml thôi. Hãy nhớ, liều lượng gây tử vong của Caffeine là 5.000 mg, chỉ nhỉnh hơn 37 ly một chút thôi.
Cuối cùng, hãy yêu cà phê như bạn đã từng yêu nó!
Theo Buzzfeed
K.H (Depplus.vn/MASK)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét