Khi bắt gặp trẻ lấy trộm tiền, phải đối đãi như thế nào mới là phương pháp giáo dục tốt nhất để trẻ không tái phạm nữa?
Kiến nghị của chuyên gia: “Sử dụng “Ân huệ và uy nghiêm kết hợp” là phương pháp tương đối tốt, có thể cho trẻ biết được rằng lấy trộm là làm việc xấu, nhất định sẽ bị phát hiện và phải chịu sự trừng phạt, điều này khiến cho trẻ hiểu được rằng làm sai rồi thì phải sửa sai mới là đúng, lúc đó cần tránh dùng thái độ thô bạo gay gắt với trẻ, bởi vì tâm lý của con trẻ còn tương đối yếu ớt, dễ dàng chịu kích động, từ đó mang đến kết quả hoàn toàn ngược lại“.
Không nên làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ
Theo một bài báo trên tờ báo mạng Đời Sống của Đài Loan gần đây chỉ ra những cách đối đãi sai lầm khi phát hiện trẻ lấy trộm tiền, nhất thiết không được sử dụng hình thức giống như “xét hỏi phạm nhân”, hoặc là bắt ép trẻ nhận sai phạm. Mà phải cố gắng sử dụng phương cách ôn hòa để điểm hóa chúng, để chúng hiểu được rằng bố mẹ biết rõ sai lầm mà chúng phạm phải, hơn nữa những phạm sai lầm ấy đều gây ra hậu quả.
Đồng thời, nhất định phải nghĩ biện pháp để biết được nguyên nhân trẻ lấy trộm tiền, mới có thể tìm ra phương pháp ngăn chặn hành vi này. Nếu như trẻ lấy trộm tiền là vì muốn mua đồ vật nào đó, cha mẹ cần phải nghĩ cách lý giải cho trẻ ưng thuận, tiến hành chỉ dẫn, để trẻ biết rõ là cách “lấy trộm” là không được làm. Nếu như dùng phương pháp thô bạo như “bắt giữ phạm nhân”, sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Bài báo có viết về một giáo viên tiểu học nọ đã sử dụng phương pháp xét hỏi từng người từng người một khi đối đãi với việc học sinh lấy trộm, giống như là cách mà cảnh sát phá án để áp dụng. Kết quả người lấy trộm là một bé gái, thế là cô giáo liền công bố người lấy trộm ngay trước mặt rất đông học sinh. Cách làm của cô giáo là rõ ràng minh bạch nhưng là không suy xét tinh tế đến khả năng chịu đựng của tâm lý trẻ. Đứa trẻ ngay trước mặt đông người mà bị chỉ ra là người ăn trộm, chẳng những sẽ không thực sự sửa đổi, ngược lại còn biến thành một người thật thảm thương “thù hận cô giáo, bạn học, thậm chí cả xã hội”.
Kết hợp vừa tha thứ vừa nghiêm khắc
Có một bài báo nói về một người mẹ có cái nhìn sâu rộng đã có một phương pháp giáo dục phù hợp, thỏa đáng, đáng để người đọc phải suy nghĩ sâu xa.
Gia đình nọ có hai người con, một trai và một gái. Một ngày, cậu con trai 12 tuổi và cô con gái 8 tuổi vì muốn mua chiếc đồng hồ mới, cậu con trai đã lấy trộm trong ví tiền của mẹ hai tờ tiền 1.000 tệ (khoảng 1.500.000 vnđ) – một số tiền có giá trị lớn, một tờ đưa cho em gái và mình giữ tờ còn lại.
Người mẹ phát hiện bị thiếu tiền và đoán là con đã lấy, nhưng người mẹ không hề sốt sắng, mà trong một bữa ăn tối, người mẹ nói với bọn trẻ:“Mẹ cảm thấy tiền trong ví của mẹ hình như bị thiếu đi mất 2.000 tệ, liệu có phải là có kẻ trộm vào nhà mình không nhỉ? Mẹ thấy rất là lo lắng”.Lúc này, cậu con trai hơi cúi đầu xuống, nét mặt người mẹ có chút căng thẳng, người mẹ đã biết được phán đoán của mình là đúng.
Cô con gái nhát gan nên đã tìm thời điểm lặng lẽ đem tờ 1000 đồng trả lại ví của mẹ, nhưng cậu con trai thì không có động tĩnh gì. Đương nhiên, người mẹ vẫn luôn quan sát, phát hiện kiểu nhắc nhở này của mình đã có hiệu quả, nhưng vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn vấn đề.
Thế là, người mẹ tìm cơ hội vừa cười vừa nói với hai con: “Mẹ hình như nghĩ sai rồi, mấy ngày hôm trước nói là tiền bị thiếu đi 2.000 đồng, nhưng thực ra là mẹ đã tính sai, chỉ là bị thiếu đi 1.000 đồng thôi.”
Người mẹ quan sát thấy phản ứng của con gái là tốt, hơn nữa còn thấy ung dung nhẹ nhõm, biết rõ là em gái đã sửa chữa sai lầm, nhưng cậu ta vẫn tỏ ra rất bình tĩnh. Thế là người mẹ bổ sung thêm một câu: “Mẹ không tin là người nhà mình lấy trộm đâu, khả năng là có kẻ trộm vào nhà, chúng ta đi gọi cảnh sát, các con thấy có được không?” Lúc này, người mẹ chú ý thấy cô con gái liếc nhìn anh trai, nét mặt của cậu con trai cũng trở nên căng thẳng.
Người mẹ tiếp tục giữ im lặng, lẳng lặng quan sát biểu hiện của hai con. Người mẹ nấu cơm xong, kiểm tra ví tiền, phát hiện tờ tiền 1000 đồng còn lại cũng đã xuất hiện, thế là người mẹ biết rõ anh con trai cũng mang tiền trả lại ví.
Bài báo nói, từ đó về sau, trong gia đình đó không còn bị mất tiền nữa.
Có người bình luận cho rằng, cách làm của bà mẹ lý trí này thể hiện ra vừa có sự tha thứ vừa có tính nghiêm khắc. Không trực tiếp phê bình trẻ mà là đưa ra gợi ý nhắc nhở trẻ, hơn nữa còn cho trẻ thời gian để chúng tự suy nghĩ và chọn lựa, đó chính là một sự tha thứ.
Thông qua việc nói rằng “gọi cảnh sát” đến là thể hiện tính nghiêm trọng của sự việc, nó còn khiến cho trẻ biết được hậu của của việc lấy trộm. Đây là thể hiện của tính nghiêm khắc trong việc cha mẹ đối đãi với sai phạm của con. Hơn nữa, người mẹ rất tự tin, tin tưởng rằng con mình không thật sự xấu, chẳng qua là nhất thời xung động, đương nhiên cũng tin tưởng phương pháp giáo dục của bản thân mình là có hiệu quả tốt.
Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan
Mai Trà biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét