Tháng 11/2014, tôi trở về quê nhà, nghe chị gái kể chuyện về “con trâu trắng chuyển sinh” mà bản thân chị đích thân trải nghiệm.
Những năm đầu thập niên 50, nhà tôi ngụ ở một vùng núi ở đông bắc, ba mẹ tôi là những người thuần phác, thiện lương, sống bằng nghề làm rẫy. Quanh năm suốt tháng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, cuộc sống mỗi hộ thời bấy giờ đều rất túng quẫn. Nói một cách tương đối thì nhà tôi cũng có cuộc sống khá tốt. Những năm đó, mọi người trong thành thị đều đến nông thôn cày đất trồng trọt, mong sao có được một bữa cơm no, bụng không bị đói là tốt lắm rồi. Lúc này có một người đàn ông họ Bạch đến làng, dựng một căn nhà đơn giản ở ngay hốc núi, mỗi ngày đều khai hoang, trồng trọt. Về sau, căn nhà đã đổ sập xuống, không thể ở tiếp được nữa, ông liền đến ở nhờ nhà của con gái nuôi trong làng, chẳng được bao lâu, người con gái nuôi đó cũng đuổi ông ra khỏi nhà.
Ông cụ lúc này đã 73 tuổi rồi, không làm việc được nữa, lại không có tiền. Đến giữa trưa những người qua đường không quen biết đều bảo ông đến nhà ăn cơm rồi hãy đi tiếp, buổi tối có những người qua đường cũng bảo ông đến nhà ở tạm một đêm, hôm sau hãy đi tiếp. Mọi người trong làng đều biết ba mẹ tôi tốt bụng, luôn đối xử tốt vơi mọi người. Ông cụ liền đến nhà tôi cầu xin ba mẹ, muốn được ở nhà chúng tôi qua hết mùa đông này, sang năm sẽ nghĩ cách khác. Ba mẹ thấy ông cụ thật sự rất đáng thương, liền đồng ý với lời thỉnh cầu của ông.
Tuy ông cụ không phải họ hàng thân thích gì với nhà chúng tôi, nhưng chúng tôi sống chung với nhau cảm thấy rất vui vẻ, một nhà bảy người đều một tay ba mẹ chăm lo. Nhưng những ngày tháng tươi đẹp không được bao lâu. Ông cụ đổ bệnh, không còn đứng dậy được nữa. Ba mẹ tận sức chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của ông. Ông vô cùng cảm động, nói rằng mình đã gặp được người tốt, còn nói nếu như bệnh khỏi rồi, sang năm sẽ hồi báo mọi người, nếu như chết đi, kiếp sau nhất định sẽ trả.
Ông cụ nhờ ba tôi viết một lá thư cho em trai của ông. Ba vẫn khuyên ông cụ đừng nên suy nghĩ nhiều quá, nhất định sẽ sớm khỏi lại thôi, hết năm rồi sẽ tránh được cái rủi của tuổi 73 thôi. Từng ngày từng ngày trôi qua như vậy, không ngờ rằng vào một buổi của mùa đông năm ấy, ông cụ không còn tỉnh lại nữa, không sống qua được mùa đông này.
Một thời gian sau khi ông cụ mất, em trai của ông đã đến nhà chúng tôi để đón ông đi, nhưng không ngờ đã đến quá muộn rồi, ông ấy nói: “Anh đi sớm quá, cảm ơn gia đình các vị đã chăm sóc cho người anh của tôi, kiếp sau anh tôi sẽ chuyền sinh thành một con trâu trắng để báo đáp đại ân đại đức của mọi người, cô bé này có thể gặp được (ám chỉ chị gái tôi, chị tôi lúc đó vào khoảng 8, 9 tuổi)”. Ba mẹ tôi nghe vậy, nhưng cũng không để trong tâm.
Những năm đó chỉ có trâu đen, trâu nước, trâu vàng, chứ chẳng có ai từng nghe là có trâu trắng bao giờ. Mấy năm sau, nhà chị gái tôi có nuôi mấy con trâu, một con trâu mẹ trong đó quả thật đã đẻ ra một con trâu trắng, con trâu trắng vừa mới sinh ra, lông trên người còn chưa khô hẳn, đi đường vẫn còn chưa vững, vậy mà nó đã đứng dậy đi lên đường núi nhắm thẳng hướng con mương mà đi, dọc đường đã băng qua bảy, tám ngôi mộ đều không dừng lại, cho đến khi đứng trước ngôi mộ của ông Bạch. Khi ấy, nó không hề nhúc nhích mà đứng ở đó một hồi rất lâu. Dọc đường chị kể lại rằng chị cũng không hề ngăn nó lại, trâu mẹ cuối cùng cũng đến nơi đó. Trâu con vẫn không muốn rời đi, chị không có cách nào, đợi đến khi thằng cháu làm việc từ ngoài đồng về mới đi lên đỉnh ngôi mộ ôm chú trâu con này về nhà.
Dần dần, con trâu trắng này cũng đã lớn lên thành một con trâu mẹ, trong tất cả bầy trâu, nó là xuất sắc nhất, vừa lớn, vừa khỏe, lại đẻ được tốt, mỗi năm đều đẻ được một chú trâu con, mà năm nào cũng đều có thể bán được giá rất cao. Đám trâu lớn, trâu con này người nào nhìn thấy cũng đều thích cả.
Ba mẹ tôi lần lượt qua đời trong khoảng năm năm trở lại đây, khi mất đều là hưởng thọ 91 tuổi. Mọi người đều nói ba mẹ trong đời đã tích đức hành thiện, nên mới có được cuộc sống hạnh phúc và ra đi một cách bình yên, thanh thản như vậy.
Tiểu Thiện, dịch từ xinsheng.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét