VÌ SAO NHỮNG NGƯỜI TU HÀNH THƯỜNG HAY BỊ BỆNH NẶNG?

Vì sao các tu sĩ có những thành tựu cao tột lại bị nhiều hoạn nạn hoặc bệnh nặng trước khi ra đi? Xem trong sử ta thấy chư vị cao tăng đều gặp tai nạn, bệnh nặng.
Lục tổ Huệ Năng khi còn tại thế đã có người muốn sát hại ngài, sau khi ngài viên tịch còn có người muốn chặt đầu ngài để mang về nhà thờ cúng. Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi đến Trung Hoa, ngài bị đầu độc và ám hại sáu lần. Tổ Ấn Độ (thứ hai mươi bốn) là Tôn Giả Sư Tử thì bị chém đầu.
Trước khi Đại Sư Huyền Trang mất, ngài bị trượt chân té ngã, sau đó bị bệnh phải nằm lâu ngày trên giường, ngài nói:
“Tất cả những phiền não và ác nghiệp của tôi từ vô thủy đến nay, đều nhờ Luận Sư Giới Hiền, một vị Tăng tài đức nổi danh, lúc tuổi già bị bệnh nặng và bị hành hạ đau đớn đến muốn tự tử. Sau đó ngài mơ thấy ba vị Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm khuyên bảo:
– “Con trước kia từng là một vị quốc vương gây nhiều khốn khổ cho chúng sanh, cho nên nay phải chịu quả báo này. Nhờ phúc tu nên những tội thay vì phải chịu phạt ở địa ngục được chuyển thành cơn bệnh đau này. Con ráng chịu đựng ba năm nữa, sẽ có sư Huyền Trang đi thỉnh kinh đến đây thọ học với con. Con hãy thành tâm sám hối, kiên nhẫn chịu đựng đau khổ và tinh tấn xiển dương Kinh luận, thì nghiệp chướng của con sẽ tự nhiên được tiêu trừ”.
Còn Hòa thượng Hư Vân, thọ đến 120 tuổi. Cuộc đời ngài trải qua mười nạn, bốn mươi tám biến cố. Thậm chí khi Ngài đã 112 tuổi còn bị đệ tử “bán đứng”, bị cướp và bị quân binh Trung Quốc tra trấn rất dã man. Ngài chết đi sống lại sau khi bị đánh đập bằng chùy sắt đến chảy máu và xương gân đều gãy đứt.
Đại Sư Hám Sơn Tử Bá, người đã để lại nhục thân bất hoại, đã phải thọ nhận sự tra tấn tàn bạo và chết vì cục bướu trên lưng.
Hòa thượng Quảng Khâm, một vị cao tăng, cũng bị bệnh và viên tịch vào năm 1986. Vị tăng sĩ tại chùa của Ngài đã kể:
– “Hòa thượng nói rằng ngài sẽ thị hiện bị bệnh lúc mất. Có người nêu thắc mắc với Hòa thượng Quảng Khâm rằng: “Người đã chứng đắc rất cao trong việc tu hành, nhưng lại chết vì bệnh tật hoặc tai nạn, vậy có phải là định nghiệp của người đó khó thể chuyển đổi?”.
Hòa thượng Quảng Khâm trả lời:
– Quý vị có thể nói định nghiệp của họ khó chuyển đổi, nhưng hãy hiểu rằng “người đó đang trả nghiệp hoặc chuyển trả báo nặng thành nhẹ”…
Chỉ những người có tu hành mới gặp nhiều khổ nạn, trắc trở. Đúng ra đây chính là công đức tu hành của bản thân họ đã giúp họ trả nghiệp nhanh, giải quyết mọi tội báo trong một lần, ngay trong một đời này”.

(Trích Báo Ứng Hiện Đời - Tác giả: Quả Khanh - Dịch giả: Hạnh Đoan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét